Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam (Viet Nam Certificate Authority and Digital Transaction Club – VCDC) được thành lập theo Quyết định 98 ngày 28/11/2017 của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA). Đây là nơi quy tụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Chữ ký số và giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử tại Việt Nam.
Ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam VNISA, đánh giá cao sự ra đời của Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam. Đồng thời, người đứng đầu Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện để VCDC ngày càng phát triển.
![]() |
Các thành viên CLB chữ ký số và giao dịch điện tử. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ về mục đích thành lập, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam cho biết: “VCDC giúp các thành viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn đồng thời cùng nhau chung tay phát triển thị trường lành mạnh, bền vững, góp phần mở rộng các dịch vụ giao dịch điện tử cũng như xây dựng Chính phủ Điện tử tại Việt Nam”.
Những năm gần đây, các giao dịch điện tử sử dụng Chữ ký số đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê của Tổng Cục Thuế, hiện có trên 90% doanh nghiệp áp dụng Chữ ký số trong kê khai, nộp tờ khai thuế. Bên cạnh đó, Chữ ký số cũng được ứng dụng trong các dịch vụ quan trọng của ngành tài chính như Hải quan điện tử, Hóa đơn điện tử và Bảo hiểm điện tử.
“Chúng tôi hy vọng Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam sẽ trở thành một đầu mối phản biện, chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước, đóng góp ý kiến để xây dựng, hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực này”, ông Lã Hoàng Trung, Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại sự kiện.
VCDC đã ra mắt với 7 thành viên đồng sáng lập: Viettel, VNPT Vinaphone, FPT IS, Nacencomm, NewCA, VINA CA và Bkav. Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Bkav được bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ; Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ là ông Hứa Tiến Thành, Giám đốc sản phẩm của Viettel-CA.
Câu lạc bộ đồng thời kết nạp các thành viên mới là những doanh nghiệp lớn cung cấp sản phẩm, dịch vụ giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử, bao gồm các công ty MK, MISA, EFY Việt Nam, Chứng số An toàn, Thái Sơn và Hưng Phát. Tại lễ ra mắt, Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam cũng thông qua kế hoạch hoạt động trong năm 2018.
Trọng Đạt - Đỗ Hữu Duyên - Minh Thuý
Huyền thoại bảo mật Mikko Hyppone đã chia sẻ nhiều dự đoán về tương lai của thế giới công nghệ trong lần hiếm hoi đặt chân đến Việt Nam.
" alt=""/>Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử góp phần xây dựng Chính phủ Điện tửCùng với MobiFone và Viettel, VNPT cũng được Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia khuyến nghị cần ưu tiên ứng dụng triển khai IPv6 cho các dịch vụ công nghệ mới như IoT, Smart City và 5G.
Như ICTnews đã đưa tin, thực hiện Kế hoạch thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2018, trong 2 ngày 13 - 14/11 vừa qua, Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia đã lần lượt làm việc với Viettel, MobiFone, VNPT để cập nhật kết quả triển khai cũng như ghi nhận những khó khăn, kiến nghị của 3 nhà mạng viễn thông lớn này trong việc thực hiện chuyển đổi IPv6.
Trên cơ sở các nội dung làm việc thực tế tại các doanh nghiệp, nhằm tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia với VNPT, Viettel và MobiFone, cùng hướng tới hoàn thành mục tiêu tổng thể của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 là Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 và tỉ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam tương đương hoặc cao hơn tỉ lệ chung toàn cầu, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Thường trực Ban công tác vừa chính thức đề nghị 3 đơn vị này tập trung triển khai một số nội dung, giải pháp trong thời gian tới.
Cụ thể, Ban công tác đề nghị 3 nhà mạng tới đây tăng cường hơn nữa công tác ứng dụng triển khai IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ của đơn vị mình; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa việc cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng, trên toàn diện các mảng: dịch vụ băng rộng cố định, dịch vụ di động, dịch vụ IDC và các dịch vụ khác, hướng tới tỉ lệ ứng dụng IPv6 của mỗi nhà mạng đạt hoặc cao hơn mức mục tiêu chung của Việt Nam - tối thiểu là 30% trên các mảng dịch vụ vào năm 2019. Ban công tác mong muốn VNPT, Viettel và MobiFone trở thành những doanh nghiệp dẫn đầu về kết quả triển khai IPv6, tương xứng với quy mô và tiềm năng của tập đoàn, tổng công ty mình.
Ba doanh nghiệp viễn thông cũng được đề nghị tập trung nghiên cứu triển khai dịch vụ hỗ trợ ứng dụng IPv6 ở các địa phương; xây dựng các gói dịch vụ tư vấn giải pháp triển khai IPv6 cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng như các gói dịch vụ chuyển đổi IPv6 cho trung tâm dữ liệu, cổng thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của cơ quan nhà nước; ưu tiên ứng dụng triển khai IPv6 cho các dịch vụ công nghệ mới như IoT, Smart City, 5G, đồng thời nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai thuần IPv6.
Cùng với đó, phối hợp với Ban công tác trong các hoạt động quan trọng vào năm cuối thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, đó là sự kiện Ngày IPv6 Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra vào 6/5/2019; và sự kiện tổng kết thực hiện Kế hoạch cuối năm 2019.
" alt=""/>VNPT, Viettel, MobiFone cần ưu tiên ứng dụng IPv6 cho các dịch vụ công nghệ mớiVượt qua vòng bảng AFF Cup 2018, thầy trò HLV Park Hang Seo là đội duy nhất chưa để thủng lưới.
Theo thông tin từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), khác với các trận đấu vòng bảng, Liên đoàn quyết định bán online vé xem trận bán kết AFF Cup 2018 Việt Nam vs Philippines (diễn ra vào ngày 6/12 trên sân Mỹ Đình).
So với vòng bảng, giá vé từ vòng bán kết đã tăng cao hơn với 4 mức giá: 200.000 đồng, 300.000 đồng, 400.000 đồng và 500.000 đồng.
Vé được mở bán từ 10h ngày 28/11/2018 (thứ tư) và kết thúc vào 12h ngày 29/11/2018 hoặc cho đến khi hết vé, tùy điều kiện nào đến trước.
Khi VFF mở bán, người hâm mộ có thể mua vé bóng đá theo 2 địa chỉ dưới đây:
https://vebongda.vff.org.vn/
https://ticketonline.vff.org.vn/
Đến thời điểm VFF mở bán vé online, sẽ có nút "Mua Vé" xuất hiện, người hâm mộ chỉ cần bấm vào đó và làm theo các bước quy định. Để mua vé, người hâm mộ phải đăng nhập tài khoản trực tuyến. Trong trường hợp chưa có tài khoản thì ấn đăng ký theo hướng dẫn.
" alt=""/>Chốt thời gian mở bán online 25.000 vé trận Việt Nam vs Philippines