Bệnh nhân nghiện thuốc lá lâu năm bị đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện 108
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Nội, chuyển vào viện tối 15/12 trong tình trạng liệt nửa người trái, không nói được, ý thức lơ mơ, không tiếp xúc được. Bệnh nhân vào viện giờ thứ 3, được chẩn đoán liệt nửa người phải do nhồi máu não bán cầu trái, tắc động mạch não giữa trái.
Bệnh nhân đã được can thiệp lấy huyết khối và đặt stent đốc động mạch cảnh trong bên trái.
TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, có 2 nhóm nguy cơ gây đột quỵ:
Nhóm thứ nhất, nguy cơ không thể thay đổi như tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ càng lớn, đặc biệt người trên 70 tuổi; chủng tộc da đen nguy cơ cao hơn da trắng, giới tính nam nguy cơ cao hơn nữ; do di truyền…
Thứ hai là nhóm nguy cơ có thể thay đổi như: Tăng huyết áp; đái tháo đường; hút thuốc lá; rối loạn chuyển hoá lipid máu; ít vận động; một số nguyên nhân khác như bệnh lý van tim; rung nhĩ; hẹp động mạch cảnh… Nguy cơ đột quỵ sẽ đặc biệt cao ở những người có từ 2-3 yếu tố nguy cơ trở lên.
“Nghiện thuốc lá lâu năm không chỉ có nguy cơ cao gây ung thư phổi mà còn là một yếu tố nguy hiểm của bệnh lý mạch máu, trong đó có mạch máu não và mạch vành. Hai người bệnh nói trên đều trẻ, tiền sử khoẻ mạnh, không tăng huyết áp, tiểu đường hay mỡ máu, tập thể dục thường xuyên. Yếu tố nguy cơ duy nhất là hút thuốc lá lâu năm”, TS Tuyến phân tích.
Thực tế trong thuốc lá có chất nicotine là thành phần có hại với mạch máu, làm suy giảm chức năng nội mạc của động mạch vành, động mạch não, từ đó giảm tổng hợp nito oxit là một trong những chất có lợi tránh co thắt mạch.
Khi chức năng nội mạc động mạch bị suy yếu, lòng mạch dễ lắng đọng xơ vữa, nguy cơ gây chít hẹp, tắc động mạch. Nếu mảng xơ vữa không ổn định có thể đứt vỡ hình thành cục máu đông thứ phát, từ đó gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não, đột quỵ não.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Trên 30% ca đột quỵ đều có dấu hiệu cảnh báo sớm. Do vậy người dân cần phát hiện sớm để có phương án dự phòng.
" alt=""/>Hút 1,5 bao thuốc mỗi ngày, người đàn ông bất ngờ bị đột quỵNam thanh niên bị sốc ma túy sau khi hút thuốc lá điện tử, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Theo TS Nguyên, từ 2019 đến nay, Trung tâm tiếp nhận rải rác các trường hợp bị ngộ độc ma túy trong thuốc lá điện tử. Hầu hết các trường hợp này đều rất trẻ, một số là học sinh cấp 3, có biểu hiện co giật, sốc, ảo giác, kích thích… khi đến viện.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều loại, sử dụng điện để đốt cháy các chất lỏng bên trong, tạo ra khói khi hút giống như hút thuốc lá thật. Thuốc lá điện tử có loại dùng 1 lần và loại dùng pin, tái sử dụng nhiều lần
Các dung dịch được bơm vào thuốc lá điện tử thường chứa nicotin (thành phần gây nghiện trong thuốc lá truyền thống) và các chất tạo hương liệu, phụ gia, tạo màu… Thậm chí hàm lượng nicotin trong một điếu thuốc điện tử có thể tương đương 3-5 bao thuốc lá thông thường.
Vì vậy thuốc lá điện tử thông thường đã độc, lại thêm hương liệu độc hại, khi đốt nóng hình thành các chất gây ung thư, tổn thương phổi cấp. Tại Mỹ đã ghi nhận ít nhất 68 trường hợp tử vong do viêm phổi cấp sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Đáng lưu ý, có tình trạng trộn thêm ma túy vào thuốc lá điện tử, các chất này khi đốt nóng còn nguy hại gấp nhiều lần. Mỗi ngày thế giới ghi nhận thêm hàng chất từ cần sa, ma túy tổng hợp, vì vậy năng lực xét nghiệm chậm hơn tốc độ gia tăng các chất gây nghiện.
TS Nguyên cho biết, hiện các phòng xét nghiệm lớn của Hà Nội mới chỉ xác định được khoảng 180 chất. Đó là nguyên nhân khiến nhiều trường hợp sau khi nhập viện, dù có những triệu chứng điển hình của ngộ độc ma túy nhưng kết quả xét nghiệm không thể xác định được đó là loại chất gì.
Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có tác hại không thua kém thuốc lá truyền thống.
Trong năm 2015, Việt Nam chỉ có 0,2% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thì đến năm 2020, riêng lứa tuổi từ 13-17 sử dụng thuốc lá điện tử đã chiếm 2,6%.
Vì vậy, Bộ Y tế đã đề nghị cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hay shisha. Việc này đã nhận được sự đồng tình của nhiều cơ quan, người dân.
Thúy Hạnh
Phó giáo sư Long cho biết, 3 nguyên nhân dẫn tới xơ gan, ung thư gan của người Việt Nam gia tăng là:
Thứ nhất, viêm gan virus B và C
Việt Nam nằm trong các quốc gia vùng trũng về tỷ lệ viêm gan virus B. Hiện nay, ước tính 8-10% dân số, nghĩa là có 8 đến 10 triệu người dân mang trong mình căn bệnh này. Viêm gan virus là thủ phạm dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau tức hạ sườn mới tìm đến bệnh viện khám. Khi đó gan đã tổn thương, khối u to và làm xét nghiệm đều dương tính viêm gan B. Bệnh nhân không biết mình mang bệnh. Bác sĩ Long cho biết, có gia đình mẹ - con, cha - con cùng mắc ung thư gan do viêm gan virus B gây ra. Ngoài viêm gan virus B, viêm gan virus C cũng là tác nhân gây xơ gan, ung thư gan.
Bác sĩ khuyến cáo những người bị viêm gan virus B, C cần phải theo dõi định kỳ từ 3 tới 6 tháng. Với các trường hợp viêm gan virus có xơ gan, thời gian khám sàng lọc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện các tổn thương ung thư gan sớm, từ đó giúp kéo dài cuộc sống của người bệnh.
Lạm dụng rượu kết hợp với viêm gan virus khiến tình trạng gan bị phá hủy ngày càng tăng. Bác sĩ Long cho biết, có nhiều trường hợp xơ gan biến chứng chảy máu thực quản do lạm dụng rượu.
Thứ hai, béo phì
Theo xu thế chung của các nước trên thế giới, gánh nặng bệnh tật từ thừa cân, béo phì ngày càng tăng. Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, lười vận động gây ra béo phì. Người béo thường đi kèm gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa gây viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gan ứ mỡ kèm theo tình trạng viêm gan, xâm nhiễm tế bào viêm và phá hủy tế bào gan, dẫn đến xơ hóa, ung thư gan. Xơ gan do gan nhiễm mỡ tiến triển lại không có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong nhiều năm, do vậy nhiều người bệnh không biết, không kiểm tra và theo dõi định kỳ.
Thứ ba, thói quen sử dụng thuốc không đúng quy định
Bác sĩ Long cho biết nhiều người bệnh tự mua thuốc uống. Trong khi đó, các loại thuốc đều phải kê đơn theo đúng chỉ định. Tại Trung tâm, nhiều bệnh nhân bị viêm gan nặng do tự mua thuốc điều trị, bản thân bệnh nhân không biết rõ thuốc có tác dụng như thế nào. Họ chỉ uống theo kinh nghiệm, người xung quanh mách bảo. Từ đó, bệnh nhân bị viêm gan, nhiễm độc gan nặng.
Số lượng bệnh nhân ung thư gan, xơ gan được phát hiện sớm chưa nhiều. Bác sĩ Long khuyến cáo cần sàng lọc từ sớm, nhất là những người có yếu tố nguy cơ như trên.
Hiện, ung thư gan vẫn là bệnh ung thư đứng số 1 về tỷ lệ mắc và tử vong tại Việt Nam. Chi phí điều trị tốn kém do thuốc đắt đỏ, các loại thuốc mới kéo dài cuộc sống chưa lâu. Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt nhưng khi đến viện khám bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì vậy, sàng lọc trên đối tượng nguy cơ cao là chìa khóa giải quyết nguy cơ trở nặng, tử vong của bệnh lý ung thư gan, xơ gan.
Ngoài ra, để phòng các bệnh lý về gan, bác sĩ Long khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa viêm gan B, thay đổi lối sống tránh thừa cân béo phì, hạn chế bia rượu, tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
Tại Việt Nam, theo GLOBOCAN 2020, ung thư gan là bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới hàng năm cao nhất với 26.418 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc mới với 25.272 ca. Nguyên nhân ung thư liên quan với viêm gan virus B, C, xơ gan do rượu, nhiễm độc tố aflatoxin,..." alt=""/>Ung thư gan gây tử vong nhiều nhất, 10 triệu người Việt có nguy cơ mắc