Tuệ Nguyên hiện là học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Nữ sinh cho biết em bắt đầu yêu thích và hào hứng học tiếng Anh từ mẫu giáo. Sau một lần nghe du khách nước ngoài trò chuyện, Nguyên tò mò không biết “họ nói tiếng gì mà lạ thế” và xin bố mẹ đăng ký học tiếng Anh.“Nhờ vậy em được bồi đắp nền tảng tiếng Anh chắc chắn, thi đỗ vào lớp chuyên, có cơ hội tham gia thi hùng biện và các kỳ thi môn tiếng Anh. Trước khi ôn thi IELTS vào tháng 5/2021, các kỹ năng của em khá tốt nên tập trung nhiều vào làm đề để quen dạng bài”.
 |
Tuệ Nguyên thi IELTS lần đầu vào tháng 7/2021 và đạt 8.5 overall (trong đó Listening 9.0, Reading và Speaking 8.5, Writing 7.0. Ngoài ra Nguyên còn giành được giải Nhì môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm lớp 11. |
Nguyên cho biết, để rèn kỹ năng Nghe(Listening), em luôn cố gắng “tiếp xúc” với tiếng Anh hàng ngày bằng việc đọc sách, báo hay xem các chương trình trên youtube.
“Qua đó giúp em làm quen với âm điệu chuẩn, học cách người bản ngữ diễn đạt và sử dụng từ ngữ trong các bối cảnh phù hợp”.
Nguyên chia sẻ, Listening là phần em tự tin nhất và cách để rèn luyện kỹ năng này hiệu quả là luôn tập trung cao độ vì đi thi bài nghe IELTS chỉ nghe 1 lần. Nếu không tập trung bắt ý, đoạn hội thoại sẽ trôi qua nhanh chóng và không tìm được đáp án.
“Đôi khi em sẽ thử làm bài nghe trong môi trường hơi ồn một chút để ép mình tập trung cao độ. Ban đầu hơi khó nhưng lâu dần sẽ quen. Bên cạnh đó cần nắm chắc các dạng và cấu trúc từ ngữ để phán đoán loại từ dễ hơn”
Khi đi thi, Nguyên luôn chú tâm vào từng câu hỏi một, dù vậy câu nào không làm được, Nguyên cũng không lo lắng và tiếp tục làm câu sau để khỏi “mất cả chì lẫn chài”.
Còn kỹ năng Nói(Speaking), Nguyên nghĩ quan trọng nhất là rèn luyện phản xạ tự nhiên, nghĩa là "think in English" (nghĩ bằng tiếng Anh) tránh dịch máy móc chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh
“Mỗi ngày em dành 30 phút để luyện nói cố định với nhóm bạn về các chủ đề khác nhau. Ví dụ khi luyện Part 2 thì em sẽ bấm đồng hồ và soạn dàn ý trong đúng thời gian quy định, trình bày và nghe nhận xét từ các bạn để sửa lỗi phát âm, ngữ pháp,... mà em ít để ý”, Nguyên cho biết.
Riêng Part 1, 3, Nguyên sẽ tìm các dạng câu hỏi thường gặp bằng cách lên mạng tìm từ khoá "IELTS Speaking Topics", sẽ xuất hiện nhiều câu hỏi, dạng đề liên quan.
“Nếu thi vào quý nào trong năm thì em tìm các đề đã được dùng trong quý đó, vì cũng có xác suất gặp lại. Sau đó hỏi - đáp liên tục để luyện tốc độ suy nghĩ và phản xạ nhanh hơn”.
Nguyên cho rằng khẩu âm mỗi người sẽ khác nhau nhưng nếu kiên trì luyện tập vẫn có thể thay đổi để phát âm chuẩn hơn. Nguyên thường tham khảo cách cách học phát âm trên các trang như Tim's pronunciation workshop, Speak Confident English,…
“Trong lúc thi Speaking hãy giữ cho mình phong thái thoải mái, tự tin nói như “người bản địa” để tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Ngoài ra trong Part 2 là em có chọn một số từ vựng, ngữ pháp nổi bật và câu chuyện ấn tượng để dễ dàng lồng ghép vào bài nói”.
 |
Nữ sinh 17 tuổi chia sẻ cách đạt 9.0 Listening và 8.5 Speaking |
Theo Nguyên, Đọc(Reading) là kỹ năng dễ ăn điểm nhất, quan trọng nhất phải biết phân chia thời gian hợp lý. Khi luyện đọc thì Nguyên luôn dùng đồng hồ bấm giờ để xem tốc độ đọc đã cải thiện bao nhiêu, từ vựng cần lưu ý là gì và từ đồng nghĩa là từ nào. Khi thi nên dành khoảng 15 phút cho bài đọc đầu, 25 phút cho bài đọc cuối và kết thúc là kiểm tra thật kỹ để không sai lỗi nhỏ đáng tiếc.
“Đối với dạng câu hỏi True/False/Not given nếu thật sự không nghĩ ra đáp em thường đoán và tiếp tục làm tránh lo lắng, mất thời gian”.
Còn đối với kỹ năng Viết(Writing), Nguyên chia sẻ đây là phần “khó nhằn” nhất. Nữ sinh thường học viết theo từng phần, mỗi dạng đề sẽ có cấu trúc riêng và gặp bất cứ đề nào cũng phải lập dàn ý kỹ.
Khi có dàn ý thì chắc chắn sẽ hoàn thành bài viết đảm bảo logic, mạch lạc.
Nguyên nhấn mạnh nên tìm hiểu, nắm chắc các tiêu chí chấm bài của IELTS, bám sát vào đó đảm bảo sẽ đạt được mức điểm 6.0. Ngoài ra trong lúc viết bài luận nên tìm người sửa bài viết hộ để biết mình cần cải thiện chỗ nào.
“Vì thời gian luyện viết khá lâu nên có thể không thể luyện thường xuyên như kỹ năng Reading, Listening nhưng lúc gần thi bạn nên luyện mỗi tuần 2-3 bài để làm quen với thời gian. ”.
Chia sẻ về một số lỗi sai thường gặp, Nguyên cho rằng nên để ý lỗi chính tả, cấu trúc câu và phát âm đuôi s, ed. Trong phần thi Speaking thì không nên cố gắng "sáng tạo" ra từ mới, dùng đúng những từ mình nắm chắc dễ ăn điểm hơn dùng từ vựng khó mà sai cách.
Ngoài việc cẩn thận tránh phạm lỗi sai, chọn chiến thuật làm bài phù hợp thì Nguyên cho rằng nên kết hợp giữa học trung tâm, luyện tập cùng bạn bè và tự ôn tập ở nhà để chinh phục IELTS dễ dàng hơn.
Ngọc Linh

Chiến thuật giành 9.0 IELTS ở 2 kĩ năng của nam sinh Huế
Nguyễn Lê Đăng Khoa (SN 2003) là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Năm lớp 12, Khoa từng đạt 8.5 IELTS ngay lần đầu thi, trong đó có hai kỹ năng Reading và Listening đạt điểm tuyệt đối.
" alt=""/>Bí kíp chinh phục 8.5 IELTS Speaking của nữ sinh 17 tuổi
Tiếp nối thành công của buổi hội thảo đầu tiên diễn ra vào ngày 7/11, chủ đề thứ hai về chăm sóc sức khỏe tinh thần giáo viên diễn ra vào sáng 14/11 thu hút hàng trăm giáo viên đăng ký tham dự. Sự kiện này nằm trong chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến" do hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) tổ chức miễn phí cho đối tượng giáo viên Anh ngữ khối công lập.Dạy online làm tăng thêm áp lực cho giáo viên
Dạy học trực tuyến mang đến nhiều thách thức mới đối với giáo viên, đặc biệt là môn tiếng Anh đòi hỏi nhiều tương tác giữa thầy và trò. Mặt khác, đại dịch diễn ra suốt thời gian cũng đặt không ít nỗi âu lo lên vai người thầy. Vì thế, giảng dạy online trong mùa Covid-19 đã nhân đôi nỗi căng thẳng và mệt mỏi về tinh thần cho các thầy cô.
Mở đầu buổi hội thảo, diễn giả Emma Cronwright - Cử nhân Khoa học Danh dự về Trị liệu nghề nghiệp tại Đại học Cape Town (Nam Phi) đã chia sẻ câu chuyện của chính mình về việc sinh con đầu lòng trong mùa dịch và đảm bảo cân đối công việc của mình để giúp các thầy cô hiểu rằng ai cũng có những áp lực riêng, đừng ngần ngại chia sẻ chúng để đối mặt và tìm sự giúp đỡ.
 |
Emma Cronwright là một giáo viên giàu kinh nghiệm tại VUS trong giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt trong việc khơi tạo sự sinh động trong lớp học |
Diễn giả Emma giúp người tham dự hiểu rõ hơn về định nghĩa sức khỏe tinh thần và vai trò quan trọng của mảng sức khỏe dễ bị bỏ quên này. Thực tế, đây là chủ đề ít được quan tâm và không được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nhất là trong dạy học.
Theo thống kê của State of U.S. Teacher Survey của Mỹ trong năm 2021, hơn 75% giáo viên cho biết dạy học là nghề áp lực cao và nhiều người có định bỏ việc. Dựa theo thực trạng này, cô Emma thực hiện một cuộc bỏ phiếu nhanh dành cho giáo viên tham gia hội thảo. Kết quả có đến 46% thầy cô gặp áp lực tương đối, 30% cho rằng họ đang rất áp lực.
Giáo viên tự chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ
Để giúp giáo viên tháo gỡ những “hòn đá" về tâm lý, cô Emma nhắc lại lời hướng dẫn về sử dụng mặt nạ oxy trong an toàn hàng không. Đó là hãy giúp bản thân mình trước khi giúp ai khác.
“Chúng ta là những giáo viên và thường xuyên quan tâm đến người khác như học trò, phụ huynh, cấp trên... mà quên đi chính mình cũng cần được quan tâm. Thầy cô cần phải biết tự chăm sóc, yêu thương bản thân nhiều hơn, và đừng nhầm lẫn đó là sự ích kỷ,” cô Emma Cronwright nhấn mạnh, đồng thời lưu ý mỗi người có một cách yêu thương chính mình khác nhau, hãy tìm lấy phương pháp chăm sóc riêng cho chính bản thân.
 |
Một số gợi ý hữu hiệu, dễ thực hiện của diễn giả Emma về xây dựng phương pháp chăm sóc và yêu thương bản thân |
Theo diễn giả Emma, giáo viên cũng cần lưu ý thiết lập các giới hạn cho mình bởi dạy học trực tuyến tại nhà tức là hai phần của cuộc sống là gia đình và công việc đang giao thoa với nhau. Mọi người cần lưu ý về ảnh hưởng của thực tế này lên chính mình để từ đó vẽ ra được những giới hạn tách biệt.
“Hãy cố gắng chọn nơi dạy học tại không gian ít bị ảnh hưởng bởi cuộc sống riêng tư, đảm bảo khi gập laptop lại là công việc kết thúc để quay lại cuộc sống cá nhân, nếu có con nhỏ thì hãy thu xếp người thân phụ trông coi để an tâm “tạm quên” đi con nhỏ trong lúc dạy học… Càng thu xếp rõ ràng được ranh giới công việc - gia đình, càng giúp giáo viên giảm đi áp lực”, diễn giả Emma chia sẻ.
Ngoài ra, cô Emma cũng mang đến các đề tài thảo luận giúp giáo viên tham gia hội thảo có thể tham khảo lẫn nhau và tìm thấy hướng giải pháp cho bản thân như quản trị kỳ vọng, kết nối xã hội hiệu quả trong mùa dịch, tận dụng nhưng không lạm dụng công nghệ, và đặc biệt là xây dựng mục tiêu chăm sóc sức khỏe tinh thần bằng phương pháp SMART.
Buổi hội thảo không chỉ mang đến thông tin hữu ích mà còn tạo ra không gian chia sẻ giúp thầy cô cảm thấy không đơn độc, tìm thấy sự đồng cảm và những cách giải tỏa căng thẳng từ đồng nghiệp.
Cuối buổi hội thảo, diễn giả Emma Cronwright giới thiệu những chương trình, ứng dụng hữu ích mà giáo viên có thể tận dụng để hồi phục tinh thần như chương trình “Vaccine for the Soul”, ứng dụng Help Me, ứng dụng về thiền tịnh, các khoá tự tập yoga tại nhà… hoặc nếu trường học có dịch vụ tư vấn tâm lý thì thầy cô cũng nên tận dụng kết nối trò chuyện.
Chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến” là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy lộ trình số hoá trong giảng dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên do VUS tổ chức, nhằm tạo ra giá trị sẻ chia với cộng đồng từ chính những nỗ lực và kinh nghiệm của VUS khi ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, thích nghi với thời cuộc. Tiếp nối chuỗi hội thảo “Tối ưu hóa trải nghiệm dạy học trực tuyến", chủ đề thứ ba “Làm thế nào để khơi dậy hứng thú của học viên trong lớp học trực tuyến sĩ số lớn?” sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 21/11 do cô Lê Bảo Trân - ThS. Ngôn ngữ học Ứng dụng, có hơn 8 năm kinh nghiệm về đào tạo Anh ngữ, hiện là Quản lý Chuyên môn tại VUS - chia sẻ. Giáo viên quan tâm có thể đăng ký tham dự tại: vus.link/WebinarGVT11 |
Ngọc Minh
" alt=""/>Chăm sóc sức khỏe tinh thần giáo viên khối công lập khi dạy trực tuyến