Tối ngày 20/12, Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ đã đưa ra thông báo chính thức cho biết ca phẫu thuật được thực hiện dưới hình thức gây tê tại chỗ, bệnh nhân có dấu hiệu không dung nạp thuốc tê, thường xuyên đưa tay lên và cố gắng chạm vào mắt. Vùng xung quanh mắt được vô trùng trong khi mổ, nếu chạm vào có thể gây ra nhiễm trùng. Để tránh nguy hiểm, bác sĩ đã nhanh chóng dùng tay đập vào bà Đàm, nhắc nhở bệnh nhân tránh có động tác gây tổn hại đến vùng phẫu thuật.
Bệnh viện cũng cho rằng bệnh nhân không hiểu hướng dẫn bằng tiếng phổ thông của bác sĩ vì bà chỉ nói tiếng địa phương. Chính quyền cho biết người phụ nữ bị bầm tím ở trán sau vụ việc.
Ngày 21/12, Ủy ban Y tế thành phố Quý Cảng, Quảng Tây đã tổ chức đội thanh tra gồm các bác sĩ nhãn khoa và nhân viên thực thi pháp luật hành chính để tiến hành điều tra tại Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ. Bác sĩ Phùng Mỗ Mỗ đã bị đình chỉ công tác, giám đốc điều hành của bệnh viện bị sa thải.
Theo một số thông tin trước đây, bác sĩ Ái Phân "có mối thù" với Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ, bắt nguồn từ ca phẫu thuật mà cô trải qua vào năm 2021. Nữ bác sĩ cho rằng ca mổ này khiến cô gần như bị mù một mắt. Tuy nhiên, Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ đã phủ nhận cáo buộc này.
Hà Vũ
Biến chứng này thường gặp hơn sau khi chích liều thứ hai và thường xuất hiện 2-4 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19, dù có thể gặp sớm (12h sau tiêm) hoặc muộn hơn trong vòng một tuần kể từ khi tiêm, thậm chí trễ hơn lên đến 42 ngày. Trẻ có những cơn đau ngực cấp, khó thở, hụt hơi, cảm giác có nhịp tim nhanh, không đều hoặc hồi hộp đánh trống ngực, ngất, vã mồ hôi, trạng thái thần kinh kích thích, ăn uống kém hơn bình thường, nôn ói nhiều. Trẻ có thể có sốt hoặc không.
Bác sĩ khi khám và nghe tim sẽ nghe tiếng cọ màng tim, trẻ có mạch nghịch thường; xét nghiệm tăng CK-MB, Troponin T hoặc I, kết quả điện tâm đồ biến đổi, siêu âm tim có rối loạn chức năng/vận động thành tim hoặc tràn dịch màng tim.
“Do vậy tất cả trẻ sau tiêm vắc xin Covid-19 có một trong số các dấu hiệu nghi ngờ (đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp) cần được thăm khám để loại trừ viêm cơ tim, viêm màng tim cấp. Phụ huynh cần thông báo tới đường dây nóng được ghi trong phiếu hướng dẫn theo dõi sau tiêm hoặc đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời”, Ths.BS Hiền Minh khuyến cáo.
Hiện nay, trên một số hội nhóm các mẹ chia sẻ thông uống lá tía tô, thuốc bổ trước khi tiêm để phòng ngừa phản ứng nghiêm trọng sau tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Về vấn đề này, Ths.BS Hiền Minh cho biết, không chỉ riêng với vắc xin Covid-19, với tất cả những loại vắc xin trẻ em khác, phản ứng sau tiêm của mỗi trẻ cũng rất khác nhau.
Vì vậy sẽ không thể dự đoán trước đó chắc chắn là con có gặp biến cố nghiêm trọng sau tiêm hay không. Việc uống lá tía tô hay thuốc bổ chỉ là giải pháp tâm lý để phụ huynh an tâm, nhưng không thể vì vậy mà người lớn không để ý và lưu ý đến trẻ khi về nhà. "Đơn giản nhất là phụ huynh nên cho con uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn theo nhu cầu của trẻ, mặc đồ thoáng mát rộng rãi, tránh để trẻ bị cảm lạnh, hạn chế vận động chạy nhảy quá sức trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin. Không đắp lá cây hay bôi thuốc gì lạ lên vị trí tiêm. Nếu trẻ sưng đau nhiều hay sốt, phụ huynh sẽ cho con uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường như Paracetamol với liều lượng 10-15 mg/ kg cân nặng của trẻ x 3-4 lần/ngày", Ths.BS Nguyễn Hiền Minh cho biết.
Nữ bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho phụ huynh trước khi đưa trẻ đi tiêm:
- Ăn nhẹ trước khi đi tiêm, không nhịn đói, nhưng cũng không ép trẻ ăn quá no.
- Không uống chất kích thích như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... vào ngày tiêm vắc xin. Cho trẻ uống đủ nước nhất là trong thời tiết nắng nóng hiện nay khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, mau mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vắc xin.
- Có thể uống viên sủi hoặc sirop chứa các loại vitamins mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm vắc xin.
- Không tự ý ngừng các loại thuốc uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo toa bác sĩ.
Đồng thời, Phó Trưởng đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cũng nhấn mạnh, phụ huynh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. Trẻ được theo dõi 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng. Ít nhất 3 ngày đầu tiên sau tiêm cũng cần có người lớn theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường. Người chăm sóc cần ghi nhận nhiệt độ của con mỗi 4-6 giờ, không nên cho con ngủ một mình, để ý con khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng.
Nên cho con ăn uống ở nhà để đề phòng tình trạng ngộ độc thức ăn bên ngoài, không tập thể dục hay vận động thể lực nặng. Trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước. Trẻ không cần kiêng tắm rửa hay thức ăn gì, trừ những thức ăn mà đã làm trẻ dị ứng trước đây, hạn chế uống những chất kích thích như cà phê, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực...
Các triệu chứng cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay:
- Trẻ kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng.
- Đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi.
- Khó thở: khi hoạt động bình thường, khi nằm.
- Sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24h.
- Xuất hiện vân tím trên da.
- Phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ.
Ngọc Trang
" alt=""/>Dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ tiêm vắc xin CovidTrên thực tế có nhiều doanh nghiệp công nghệ nhảy vào nông nghiệp thông minh nhưng chưa có mô hình nào được phát huy rộng rãi tại Việt Nam. Có rất nhiều hướng phát triển nông nghiệp thông minh được đưa ra, nhưng có vẻ như chúng ta chưa thực sự chạm tới "long mạch" của nông nghiệp Việt Nam. Hiện tỷ lệ người dân sống ở vùng nông thôn chiếm hơn 60% và nếu chúng ta có thể đưa công nghệ để thay đổi đời sống người dân vùng nông thôn sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Với tiến bộ của khoa học công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh ứng dụng cho các hộ nông dân, nhưng trước tiên phải giải quyết được bài toán thị trường, đầu ra cho sản phẩm. Nếu tạo ra thị trường tốt, việc ứng dụng công nghệ sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều vì họ thấy được lợi ích chứ không phải nỗi đau "được mùa mất giá".
Khi cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động đến mọi hoạt động của đời sống thì người nông dân cũng có thể ứng dụng công nghệ để giải quyết bài toán thị trường của mình.
Chia sẻ tại Đại hội lần thứ nhất của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh, chưa bao giờ có trào lưu doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sạch, nông nghiệp chất lượng cao và ứng dụng số hoá vào lĩnh vực này như hiện nay với nhiều cái tên như Hoàng Anh Gia Lai, May Hồ Gươm, Tập đoàn Hoà Phát..
Trào lưu doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực bất động sản, tài chính, thép... chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp bắt đầu từ năm 2013. Mở đầu là Hoàng Anh Gia Lai, khi bầu Đức tuyên bố sẽ rút lui khỏi thị trường bất động sản, tái cấu trúc lại doanh nghiệp vào 2 lĩnh vực chính là nông nghiệp và bất động sản tại Myamar.
Sau doanh nghiệp của bầu Đức, loạt tập đoàn khác như Vingroup, Hoà Phát và gần nhất là Thaco... cũng lấn sân vào lĩnh vực này thông qua việc trở thành cổ đông chiến lược của các công ty sản xuất nông nghiệp hoặc lập doanh nghiệp mới.
Phần lớn doanh nghiệp này đã thoát khỏi cách sản xuất truyền thống, chuyển sang làm nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ tự động hoá và quản trị trên nền tảng số hoá 4.0 theo chuỗi giá trị khép kín, chuyên biệt.
Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, quy tụ những tên tuổi doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Đây là hướng đi rất đúng đắn.
Chủ tịch VIDA Trương Gia Bình cho rằng, nông nghiệp số trong thời đại 4.0 là ngành tinh vi nhất trong tất cả các ngành. Ông Trương Gia Bình nói. Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp sẽ kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó, từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể hỏi và robot sẽ trả lời những kiến thức cần biết.
Người đứng đầu VIDA lấy ví dụ, trước nay nông dân Việt Nam thường đi bắt sâu, lúc chúng ta nhìn thấy thì bắt được, nhưng không bao giờ nhìn thấy hết. Để chọn cách an toàn, bà con phải phun rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm cho nông sản của chúng ta bẩn hơn, giá thấp. Vậy thay đổi nó như thế nào?
Ông Trương Gia Bình chia sẻ: “Chúng ta phải nghiên cứu khoa học công nghệ, để có thể thả một máy bay không người lái bay trên những thửa ruộng. Các thiết bị chuyên dụng sẽ tự chụp ảnh cánh đồng và trí tuệ nhân tạo tự đọc bức ảnh đó, phát hiện những vị trí có sâu. Loại sâu đó trị bằng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu, thì máy tính sẽ báo cho người nông dân biết, nên lượng thuốc bảo vệ thực vật có thể giảm đi hàng trăm lần”.
Nhờ ứng dụng công nghệ số hóa, nền nông nghiệp kết nối với nông dân thông qua smartphone. Qua đó từng hộ sản xuất có mọi thông tin cần thiết, có thể hỏi và robot sẽ trả lời cho họ tất cả những kiến thức cần biết.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam cho hay, Hiệp hội dự kiến sẽ hỗ trợ phát triển những dự án quy mô lớn nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, giới thiệu các trung tâm giới thiệu nông sản chất lượng cao trên thế giới, sàn giao dịch nông sản online kết nối toàn cầu, triển khai hệ thống đào tạo nghề nông nghiệp số cho Việt Nam và khu vực, các trung tâm chế biến và bảo quản nông sản tại các vùng.
Một ví dụ khá thú vị tại Nhật Bản, trước đây, nông sản được tập trung tại các hợp tác xã, sau đó bán cho thương lái, đến các nhà bán lẻ, rồi mới đến tay người tiêu dùng. Nhưng trang thương mại điện tử Tabe Choku cho phép nông dân bán hàng trực tiếp đến người mua không qua trung gian, đã phát triển mạnh mẽ tại thời điểm Covid-19. Tabe Choku trở thành một trong những nền tảng trung gian được sử dụng ở lĩnh vực nông sản. Người mua lựa chọn nông sản từ các trang trại, giao tiếp với nông dân trước khi quyết định mua. Nhờ đó khách hàng biết rõ nguồn gốc thực phẩm và mức độ an toàn của hàng hoá. Trên trang Tabe Choku, hiện có khoảng 10 ngàn loại nông sản bày bán, gồm rau củ, trái cây, hải sản,... Trang thương mại điện tử này được Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản hỗ trợ để phát triển nhanh hơn.
Tại Việt Nam, Bộ TT&TT đang hỗ trợ các hộ nông dân để đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử là Postmart và Voso để giúp họ bán sản phẩm ra toàn quốc. Bộ TT&TT kỳ vọng với cách này sẽ giúp người nông dân có được thị trường lớn và bán được sản phẩm của họ với giá cao, đồng thời người tiêu dùng cũng mua được sản phẩm có nguồn gốc và chất lượng rõ ràng. Bộ TT&TT đã xác định năm 2021 là năm hành động mạnh hơn để chuyển đổi số quốc gia. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng chọn nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số.
" alt=""/>Công nghệ sẽ hỗ trợ giải nỗi đau 'được mùa mất giá'