Chiều 23/4, nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát đã tổ chức buổi ra mắt thơ vô cùng ấm cúng tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam. Ở tuổi 71, sau 9 năm kể từ tập thơ Cỏ thơm - mây trắng bà mới lại in tập thơ mới.
Sau khi rời vị trí Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam ở tuổi 70 vào năm ngoái, bà dồn sức vào sáng tác và tập hợp bản thảo trong thời gian ngắn kỷ lục để ra mắt tập thơ Những con sóng. Tập thơ có 76 bài, trong đó có nhiều bài thơ bà viết khi còn đi học ở Liên Xô cũ 40 năm trước và cả những vần thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát viết về người đàn ông vốn là nhà thơ nổi tiếng từng đi qua đời mình.
![]() |
Nhà thơ Hữu Thỉnh chúc mừng tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Hữu Việt - một người em thân thiết của nữ thi sĩ đảm nhiệm vai trò MC của buổi ra mắt thơ. Tham dự sự kiện có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Hoà, Trần Thị Trường, Đoàn Thị Lam Luyến, Lê Thị Bích Hồng, Văn Giá... Đặc biệt buổi ra mắt Những con sóngcó sự góp mặt của NSND Thanh Hoài và NSƯT Hồng Liên với tư cách nghệ sĩ ngâm thơ. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang - phu quân của Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng tới dự, ông nói vui: "Bài nào tôi cũng khen, thậm chí bà xã phát cáu".
![]() |
Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang quan sát khi vợ ký tặng thơ cho nhà thơ Hữu Thỉnh. |
Chia sẻ tại buổi ra mắt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: "Cách đây 7-8 năm, hoặc 9-10 năm, những bài thơ của chị giống như những trái cây ngưng đọng qua tất cả mưa gió để tụ quả, làm nên độ ngọt của nó. Tôi đọc tập thơ của chị Hồng Ngát - Những con sóngvà nhận thấy rằng đó là những câu chuyện hết sức bình dị, những câu chuyện thường nhật của một con người nhỏ bé nhưng ở đó lại chứa đựng những điều lớn lao nhất của kiếp nhân sinh.
Mỗi bài thơ chị kể những câu chuyện rất giản dị, tiếng vọng bên trong chữ nghĩa ấy nó rất đời thường, đôi khi mong manh mơ hồ nhưng trong mỗi câu chuyện ấy cuối cùng vẫn kết lại những triết lý của đời sống. Chị Ngát lớn tuổi hơn tôi, trải nghiệm hơn, đi qua chiến tranh, đi qua câu chuyện của đời mình riêng tư, đi qua mất mát vui buồn và chị là người thầy trong đường đời cũng như sự sáng tạo với cá nhân chúng tôi".
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hết lời khen ngợi thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nói thêm: "Có những khi mình chạm vào sự nổi giận, có khi mình hoang mang, có khi bực bội nhưng đọc thơ của chị Hồng Ngát làm cho tâm hồn mình dịu lại, lắng đọng lại và tìm ra rằng ý nghĩa sống đích thực của mình là gì. Có nhiều bài thơ có thể trích lại, có thể khắc vào đâu đấy, để chúng ta đi qua dừng lại đọc lại và thấy cuộc đời đáng lẽ phải thế nhưng mình đã không như thế.
Nó không phải là bài học đạo đức, một câu triết lý nhưng những dòng thơ bình dị và giản dị ấy lại vang lên những điều lớn lao mà đôi khi chúng ta đi tìm loanh quanh mãi không thấy. Những người làm thơ càng lớn tuổi, càng suy nghĩ sâu sắc câu thơ càng tinh khiết và giản dị và thơ chị Hồng Ngát minh chứng cho điều đó. Nó vẫn là chị, từ những bài thơ đầu tiên cho đến giờ nhưng bây giờ nó giản dị, kết lại giống như trầm tích vậy".
![]() |
Nhà thơ Hữu Việt làm MC buổi ra mắt sách, vốn là người thân thiết với gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ với VietNamNet: "Sau rất nhiều thời gian bôn ba ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh giờ tôi lại trở về với thơ. 9 năm tôi mới tập hợp được 76 bài. Có những bài thơ viết 40 năm trước giờ mới được ra mắt bạn đọc. Đó là những bài thơ riêng tư, tình yêu, gia đình, nỗi nhớ đất nước, nhớ người thân, và cho người đã mất cách đây hơn 20 năm tôi không tiện công bố lúc họ còn sống.
Đến lúc này có thể công bố mọi chuyện được, minh bạch hoá nhiều ơn huệ và trong tình cảm đó có nhiều giai thoại và dị bản. Tôi đưa các bài thơ ấy vào tập thơ mới sau khi được sự đồng ý của ông xã, ông nói cốt thơ hay là được vì anh quá hiểu biết, trước khi đến với mình anh quá biết mọi chuyện rồi, chẳng có gì phải giấu. Chuyện thật còn không giấu huống hồ là thơ, công bố ra để mọi người đọc".
![]() |
Nguyễn Thị Hồng Ngát hạnh phúc trong vòng tay những người bạn từng là lưu học sinh ở Nga với bà. |
Bài và ảnh:Mai Linh
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do quyết định xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng như việc đóng cửa facebook cá nhân.
" alt=""/>Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát giống như trầm tíchLại nói đến trách nhiệm chở người bị TNGT đường bộ đi cấp cứu, không chỉ là Công an; mà tất cả mọi người điều khiển phương tiện giao thông (đường bộ), khi đi qua nơi xảy ra TNGT đều có trách nhiệm như vậy (đã được quy định cụ thể rõ ràng trong khoản 3, điều 38, Luật Giao thông đường bộ).
Tuy nhiên, trên thực tế đối với mọi người người điều khiển phương tiện khi vô tình đi qua nơi xảy ra vụ TNGT, muốn thực hiện trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu cũng rất nhạy cảm, vì họ không thể loại trừ "làm ơn mắc oán", bị “đánh lận con đen” thành người gây ra TNGT,... Mà TNGT thì “muôn hình vạn trạng” về vị trí, địa điểm, thời gian, số người bị nạn,… Thế nên không phải trường hợp nào cũng quay được video clip làm chứng cứ chở người cấp cứu TNGT, như Thiếu tá Công an ở đầu bài viết.
Kể cả việc gọi điện thoại báo tin TNGT cho cơ quan Công an, Y tế, hoặc UBND nơi gần nhất (quy định trong mục c, khoản 2, điều 38, Luật Giao thông đường bộ), cũng không phải đơn giản. Thí dụ báo tin TNGT cho Công an, hoặc UBND nơi gần nhất là theo số điện thoại nào? Đã thế (nếu biết được số điện thoại), không phải cứ gọi điện đến là họ có người nhấc máy nghe luôn... Đó là 1 thực tế hiện nay.
Song tôi cho rằng đa số chúng ta, nếu ngẫu nhiên khi điều khiển xe đi qua nơi xảy ra TNGT, không nên sợ gì nhạy cảm, hãy cứ chở người bị nạn đi cấp cứu. Bởi vì cứu người TNGT là làm phúc như câu nói “cứu một người phúc đẳng hà sa”, nhiều hơn là trách nhiệm. Ngoài ra, đã là làm phúc thì đâu có sợ phải tội oan...
Sang một khía cạnh khác, tôi muốn kiến nghị lãnh đạo Bộ Công An cần quan tâm chỉ đạo thực hiện 1 số máy điện thoại để gọi báo TNGT. Thí dụ Công an có số máy 113, cứu hỏa có số máy 114 thì báo TNGT cần có số máy 11X, để góp phần cấp cứu kịp thời người bị nạn trên đường giao thông…
Độc giả Nguyễn Thành Lập
Bạn có góc nhìn hay trải nghiệm về việc đưa người tai nạn giao thông đi cấp cứu? Hãy chia sẻ bình luận ở dưới hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sau khi hoàn thành các lựa chọn, bạn cộng tổng số điểm để xem đánh giá về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình:
1-10 điểm: Những thay đổi tâm lý của bạn được coi là bình thường
11-16 điểm: Rối loạn tâm trạng nhẹ
17-20 điểm: Trầm cảm lâm sàng ranh giới
21-30 điểm: Trầm cảm vừa phải
31-40 điểm:Trầm cảm nặng
Trên 40 điểm: Trầm cảm cực độ.
* Bài đánh giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu cảm thấy sức khỏe tâm thần có vấn đề bất ổn, mọi người cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ.