Bên cạnh hạ tầng mạng, cấu phần quan trọng nhất của hạ tầng số Việt Nam là điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.
Đề cập về phát triển hạ tầng đám mây, ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom cho hay, CMC đã nhìn thấy xu hướng này tại Việt Nam nên đã sớm đầu tư vào hạ tầng này. Hiện những doanh nghiệp như CMC, Viettel, VNPT đang đầu tư mạnh vào hạ tầng này.
Thúc đẩy doanh nghiệp xây dựng hạ tầng số
Bên cạnh hạ tầng viễn thông, hạ tầng đám mây thì sự lớn mạnh của các doanh nghiệp số Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng số cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa.
Chia sẻ về hạ tầng số tại hội nghị của Tập đoàn VNPT mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, khái niệm hạ tầng số đã được mở rộng. Hạ tầng số là hạ tầng nền tảng để cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng trên đó. Trong điều kiện các dịch vụ viễn thông truyền thống đang thoái trào thì 5G không là "đũa thần" để thay đổi, nhưng là công cụ để chúng ta thay đổi không gian phát triển mới cho các nhà mạng. Hạ tầng số giúp cho các doanh nghiệp (không chỉ doanh nghiệp số) hiện đại và thông minh lên. VNPT có sứ mạng xây dựng hạ tầng số cho các khu công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp để thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Thủ tướng quyết định chưa cổ phần hóa VNPT. Lý do là doanh nghiệp nhà nước phải có sứ mạng của nhà nước. Chính phủ kỳ vọng doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện chiến lược quốc gia để phát triển hạ tầng số. Đảng và Chính phủ đánh giá cao ngành Thông tin và Truyền thông khi đưa ra chuyển đổi số là phương thức rút ngắn con đường tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp nhà nước sẽ có chiến lược phát triển dài hạn hạ tầng số trở thành trục cốt lõi để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.
Trong báo cáo tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chỉ ra rằng, Bộ đang chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số. Đây là hạ tầng quan trọng của Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, hạ tầng số với thành phần cốt lõi là hạ tầng viễn thông băng rộng đến từng hộ gia đình, từng cá nhân, hạ tầng điện toán đám mây, nền tảng định danh và xác thực số… để mỗi người có một “danh tính số” trên không gian mạng. Hạ tầng số phải được đầu tư trước, đi cùng nhịp với các nước trên thế giới về ứng dụng công nghệ mới.
Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới 100% xã, trên 80% hộ gia đình; 100% số thuê bao di động là băng rộng; số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt trên tỷ lệ 30%; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 80%. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đưa ra mục tiêu các doanh nghiệp số của Việt Nam phải chiếm 70% thị trường đám mây tại Việt Nam vào năm 2025. Với những động thái mạnh mẽ này, Việt Nam có thể sẽ sớm có được hạ tầng số mạnh mẽ để đáp ứng cho công cuộc chuyển đổi số, rút ngắn thời gian đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa như mục tiêu của Chính phủ đưa ra.
Nguyễn Thái
(Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
" alt=""/>Xây dựng hạ tầng số để vững bước vào kỷ nguyên sốGiám đốc điều hành Andy Jassy cho biết việc Amazon tiếp tục tập trung vào AI đã “đẩy nhanh” tốc độ tăng trưởng của Amazon Web Services. Doanh thu tại AWS tăng 17% so với cùng kỳ năm trước lên 25 tỷ USD và AWS chiếm 62% tổng lợi nhuận. Sau báo cáo, Jassy cho biết Amazon vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực AI tổng hợp.
Sự tăng trưởng của AWS thực tế diễn ra sau khi tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đã chậm lại trong thời gian gần đây. Các nhà điều hành cho rằng sự sụt giảm là do việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 - vốn đã khiến nhiều công ty cải thiện cơ sở hạ tầng đám mây để hỗ trợ công việc từ xa. Họ cho biết xu hướng này đang ổn định và nhu cầu về AI có thể sẽ thúc đẩy nhiều hơn nữa nhu cầu sử dụng dịch vụ đám mây của họ.
Jassy cho biết: “Chúng tôi vẫn rất lạc quan về AWS. Hiện tại, mức doanh thu hàng năm của chúng tôi là 100 tỷ USD và chúng tôi đạt được mức này thậm chí còn trước cả khi AI tạo sinh ra đời. Cơ hội rất lớn ở phía trước và chúng tôi đang hướng về nó”.
Trong khi đó, doanh thu từ quảng cáo tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng lên 11,8 tỷ USD sau khi công ty mở rộng việc quảng cáo, bao gồm cả việc tiến hành quảng cáo trên Prime Video từ đầu năm nay.
Ông Jassy cho biết, nếu Amazon nâng cao công nghệ điện toán đám mây và AI, họ sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ. Chi phí vốn ở mức 14 tỷ USD trong quý và con số này dự kiến tăng trong các quý tiếp theo của năm tài chính.
“Nhu cầu nâng cấp của AWS càng lớn thì chúng tôi càng phải chi mạnh cho phần cứng và sức mạnh của trung tâm dữ liệu mới” ông Jassy nói. Đồng thời, ông cho biết thêm, công ty sẽ không chi vốn “nếu không có tín hiệu rõ ràng rằng chúng tôi có thể kiếm tiền từ nó”. Tuần trước, cổ phiếu của Meta đã giảm mạnh sau thông tin công ty sẽ tăng chi tiêu vốn để xây dựng AI của mình.
Báo cáo thu nhập được đưa ra sau khi Amazon tuyên bố sẽ đầu tư 11 tỷ USD để xây dựng thêm trung tâm dữ liệu ở Indiana, hứa hẹn tạo ra ít nhất 1.000 việc làm. Cũng trong quý, công ty đã mở rộng quan hệ đối tác với nhà sản xuất chip Nvidia để tiếp tục vận hành các dịch vụ AI của mình.
Báo cáo nhấn mạnh phản ứng tích cực của các nhà đầu tư đối với các quyết định cắt giảm chi phí gần đây của Amazon, bao gồm việc sa thải hơn 27.000 nhân viên kể từ cuối năm 2022. Amazon đã sa thải thêm hàng trăm nhân viên vào đầu năm 2024. Cổ phiếu đã tăng 5% trong giao dịch ngoài giờ.
(Nguồn: The Guardian)
" alt=""/>Doanh số bán hàng của Amazon tăng vọt nhờ trí tuệ nhân tạo và quảng cáoTừ quý I/2024, lô hàng Apple bắt đầu giảm, khoảng 25% so với cùng kỳ năm 2023, xuống còn 10 triệu iPhone. Theo Zhong, chiến lược của các hãng điện thoại Trung Quốc trong phân khúc cao cấp, kết hợp với sự cộng tác sâu sắc với chuỗi cung ứng địa phương đã bắt đầu được đền đáp. Chẳng hạn, Magic V3 của Honor tận dụng AI tạo sinh để cải thiện trải nghiệm của những thiết bị màn hình gập.
Mặt khác, Apple đang đối mặt với “nút thắt cổ chai” tại thị trường này khi muốn bình ổn giá bán lẻ và bảo vệ lợi nhuận của các kênh phân phối. Canalys tin rằng việc địa phương hóa dịch vụ Apple Intelligence sẽ là yếu tố quan trọng trong 12 tháng tới vì các thương hiệu trong nước cũng đang ráo riết tích hợp AI tạo sinh vào các sản phẩm của mình.
Điện thoại Trung Quốc thống trị
Từ tháng 4 tới tháng 6, Vivo giành lại vị trí số một với 19% thị phần và 13,1 triệu máy bán ra nhờ doanh số mạnh mẽ trên cả hai kênh online và offline vào lễ hội mua sắm 618. Oppo duy trì hạng hai với 11,3 triệu máy. Honor – công ty tách ra từ Huawei – đứng thứ ba với 10,7 triệu máy, tăng 4% so với một năm trước.
Huawei xếp ngay sau với 15% thị phần và doanh số 10,6 triệu máy. Cùng kỳ năm 2023, công ty còn chưa có mặt trong danh sách. Mảng kinh doanh tiêu dùng của hãng tăng mạnh sau khi ra mắt Mate 60. Chốt lại top 5 là Xiaomi.
Nhìn chung, theo Canalys, thị trường smartphone Trung Quốc tăng 10% theo năm và lô hàng vượt 70 triệu đơn vị. Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu IDC chỉ ra doanh số smartphone tại đây tăng 8,9% lên 71,6 triệu đơn vị. Trong đó, Vivo, Huawei và Xiaomi đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số. Ngoài ra, danh sách top 5 của IDC có sự khác biệt so với Canalys, lần lượt là Vivo, Huawei, Oppo, Honor, Xiaomi.
IDC nhận định xu hướng “cao cấp hóa” đang diễn ra tại Trung Quốc khi người dùng có xu hướng sử dụng điện thoại trong thời gian dài hơn. Điều này giúp thúc đẩy phân khúc thiết bị giá trên 600 USD lên gần 26% trong quý II/2024, từ 23% một năm trước.
Giám đốc vận hành Jeff Williams của Apple vừa có chuyến công tác Trung Quốc, gặp gỡ các quan chức tại Bắc Kinh và Thâm Quyến để tái củng cố cam kết của hãng với thị trường.
(Theo CNBC, IDC)
" alt=""/>Apple bị loại khỏi top 5 hãng smartphone bán chạy nhất Trung Quốc