Tiếp theo, trên máy tính, bạn mở phần mềm OneDrive và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, sau đó, tải về những tấm ảnh vừa tải lên khi nãy. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Photos mặc định trên Windows để truy cập vào thư viện hình ảnh trên OneDrive, bằng cách kích hoạt tùy chọn Show my cloud-only content from OneDrive.
![]() |
Thủ thuật trên cũng có thể áp dụng cho cả Dropbox và Google Drive, tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến OneDrive vì nó được tích hợp sẵn trên Windows 10.
2. Google Photos
Google Photos là ứng dụng quản lý, chỉnh sửa hình ảnh khá hữu ích, cho phép người dùng lưu trữ hình ảnh không giới hạn (ở độ phân giải cao). Khi đã sao lưu ảnh chụp vào ứng dụng Google Photos, bạn có thể mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào https://photos.google.com/, đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Sau đó, nhấn phải chuột lên các bức ảnh và chọn Download để tải về những tấm ảnh đã tải lên trước đó.
![]() |
3. Continue on PC
Đầu tiên, bạn tải ứng dụng Continue cho iPhone thông qua App Store, sau đó, mở ứng dụng Google Photos và chọn ảnh, chạm vào nút Share > Create link.
![]() |
Lúc này, ứng dụng sẽ tải hình ảnh lên máy chủ Google Photos và tạo liên kết tương ứng, bạn chỉ cần chia sẻ liên kết này bằng Continue on PC, chọn máy tính tương ứng và liên kết sẽ được mở trong trình duyệt Edge. Bây giờ, bạn chỉ cần chọn những bức ảnh cần sử dụng và tải về máy tính.
![]() |
4. Xender
Nếu không thích sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn có thể cài đặt phần mềm Xender cho iPhone thông qua App Store. Để chuyển hình ảnh từ iPhone sang máy tính, bạn hãy mở Xender và cấp quyền cho phép ứng dụng truy cập vào thư viện hình ảnh, nhấn vào biểu tượng hồ sơ ở góc trên bên trái và chọn Connect PC.
![]() |
Tiếp theo, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn mở Xender bằng trình duyệt trên máy tính và quét QR Code tương ứng. Lúc này, bạn sẽ thấy được hình ảnh, video và tài liệu trên điện thoại.
Thủ thuật này cũng cho phép bạn chuyển các tệp video, bài hát và tài liệu có dung lượng lớn từ điện thoại sang máy tính. Theo thử nghiệm, việc chuyển một video có dung lượng 1,3 GB sang máy tính chỉ mất chưa đầy 2 phút.
![]() |
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển dữ liệu từ máy tính sang điện thoại dễ dàng. Việc bạn cần làm là chọn các tệp trên máy tính và kéo thả vào màn hình Xender trên trình duyệt.
Với những mẹo nhỏ kể trên, bạn đọc có thể dễ dàng chuyển dữ liệu từ iPhone sang máy tính mà không cần thông qua iTunes hoặc kết nối dây cáp rườm rà.
Hoa Hoa
Nếu bạn thường quên nhắn tin chúc mừng người thân yêu vào những dịp quan trọng, tiện ích lên lịch gửi tin nhắn SMS tự động trên iPhone sẽ thay bạn làm việc này.
" alt=""/>4 cách chuyển ảnh từ iPhone sang máy tínhẢnh minh họa: internet
Triệu chứng thường là đang tả xung hữu đột, các ông đột nhiên đau đớn, co cứng cơ, ngã vật ra giường (thời điểm có thể giữa trận hoặc ngay sau xuất tinh). Dáng bộ khá giống một ca “thượng mã phong” nhưng khác ở chỗ vọp bẻ ít khi đau đớn đến ngất lịm, không biết trời trăng. Đôi khi do đau, quý ông nhắm nghiền mắt lại, không thốt nên lời cũng dễ bị nhầm với “trúng gió phòng the”.
Thông thường, vọp bẻ trong chăn gối là do các ông dụng cơ quá đột ngột, sử dụng những tư thế vặn vẹo, phá cách hoặc do hưng phấn thái quá, nhất là với những cú cực khoái chạm trần. Trước đó, nguyên cớ toàn thân có thể do các ông bị mất nước và muối nặng (nhịn uống, nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nóng bức, dùng thuốc lợi tiểu…). Cách sơ cứu cũng đơn giản, như rung lắc cơ bị căng, chườm nóng, thực hiện động tác dãn cơ hướng đối lập… Vọp bẻ hầu hết không nguy hiểm và có thể phòng tránh. Chẳng hạn, các ông nên bỏ thời gian “làm nóng trên bờ” trước giờ lâm trận. Tuyệt đối tránh chiến thuật “đánh úp” hay “cường tập” quá hớp khiến cơ căng đột ngột sinh chuyện. Nếu bị vọp bẻ xảy ra sau một thử nghiệm tư thế mới thì nên loại nó khỏi danh sách các động tác “cơ hữu” ngay, đừng luyến tiếc.
Vấn đề là cần phân biệt với “phạm phòng”, tránh hoảng loạn không cần thiết cho đôi bên. Với quý ông sẵn có vấn đề tim mạch hay hô hấp, nên dè chừng một cơn đau thấu trời làm kịch phát một cơn tai biến.
Trở lại trường hợp của bạn, nếu thi thoảng chồng mới bị chuột rút thì có thể xem đây chỉ một tai nạn nho nhỏ. Tuy nhiên, như đã nói, vọp bẻ không nguy hiểm nhưng hệ lụy đến tình dục không nhỏ, nên để tránh chuyện bé xé ra to, hay nhất là bạn và chồng nên vạch sẵn một kế hoạch cụ thể chống chuột rút.
(Theo Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN/PNO)
" alt=""/>Chuột rút hay 'thượng mã phong'?Nhờ kết hợp các bộ phận như côn, ga và số lại với nhau, người lái xe số tự động chỉ cần chú trọng đến chân ga và chân phanh, không phải vất vả sang số hay lo xe chết máy giữa chừng, nhờ đó cảm thấy thoải mái hơn dù phải di chuyển trong điều kiện giao thông đông đúc. Tuy nhiên, lợi thế này đôi khi lại khiến người sử dụng tỏ ra chủ quan, phụ thuộc vào công nghệ dẫn đến một số sai sót gây nguy hiểm cho người lẫn xe.
Thói quen dùng cả hai chân
Chắc hẳn ai đã từng tìm hiểu luật giao thông đường bộ đều biết đến câu hỏi “Khi điều khiển xe số tự động, người lái xe sử dụng chân như thế nào cho đúng?”, và đáp án chính là “Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển cả bàn đạp phanh và bàn đạp ga”. Nhưng trong thời gian gần đây, không ít vụ “xe điên” gây tai nạn hàng loạt do đạp nhầm chân ga lại xuất phát từ nguyên nhân dùng 2 chân để điều khiển xe, một chân ga một chân phanh. Trên thực tế, nhiều tài xế còn cho rằng phương pháp này thuận tiện hơn bởi không cần để chân nào thừa thải.
![]() |
Lái xe số tự động, chân phải sẽ thực hiện cả hai thao tác đạp phanh lẫn ga |
Thế nhưng, đây là một thói quen sai lầm cần phải loại bỏ ngay nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Ở xe số tự động, chân ga và phanh được bố trí thẳng với hướng chân phải đưa ra, vừa đúng tư thế ngồi chắc chắn nhất. Việc người lái cố đưa chân trái sang bàn đạp phanh khiến phía chân này luôn trong vị trí tréo ngoe, làm tư thế ngồi không thoải mái, trong trường hợp cần phanh gấp thì lực đạp sẽ không đủ. Còn chân phải chỉ ở vị trí chân ga trong thời gian dài, một khi gặp tình huống bất ngờ phải phanh thì chân ga không nhả kịp, làm tác dụng phanh giảm đi rất nhiều, và xe vẫn lao tới dù người lái có đạp phanh đi chăng nữa, đó là lý do khiến chiếc xe bị mất kiểm soát.
Để chân chờ ở bàn đạp ga
Do tích hợp các thao tác vào cùng một chân, nên đa phần những sai lầm khi sử dụng xe số tự động đều thuộc về hành vi sử dụng chân, mà ở đây là trường hợp không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh mà vẫn chờ để trên bàn đạp ga. Đúng ra nếu không đạp ga, người lái phải chuyển ngay mũi chân sang phía bàn đạp phanh. Nếu cứ để chờ ở chân ga, khi gặp tình huống nguy hiểm, theo phản xạ tài xế sẽ đạp chân ngay, nhưng xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ “xe điên” hiện nay.
![]() |
Tuân thủ nguyên tắc “không ga thì phanh”, chuyển sang chân phanh ngay khi hết đạp ga |
Không sử dụng chế độ số thể thao
Dù xe số tự động, nhưng vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, thường được ký hiệu “+,-” hoặc “M1, M2, L1, L2”… ngay trên cần số. Ở một số dòng xe còn tiện ích hơn khi tích hợp lẫy chuyển số bằng tay trên vô lăng. Khi cần số ở chế độ này, xe không tự lên số theo tốc độ mà người lái sẽ tự chuyển số theo mục đích. Một khi nắm vững tính năng của từng chế độ, người lái có thể tự cài đặt số hợp lý cho từng đoạn đường, nhờ đó không chỉ giảm thiểu hao mòn mà còn ngăn ngừa nguy cơ tai nạn.
![]() |
Số D+ và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn |
Cụ thể, ứng dụng chế độ số thể thao có ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn khi đi đường dốc hay đổ đèo. Khi leo dốc, xe có thể tự sang số để đảm bảo đủ sức kéo và tốc độ. Nhưng khi xuống dốc, xe lao nhanh theo quán tính, hộp số sẽ lên số cao kéo theo không còn khả năng hãm theo kiểu phanh động cơ. Trong trường hợp này, tài xế cần phải chủ động về số tay 1, 2… sao cho thích hợp với độ nghiêng và chiều dài con dốc để đảm bảo tốc độ an toàn. Nếu không sử dụng số tay, tài xế buộc phải đạp phanh để hãm tốc, nhưng phương án này không cho hiệu quả tối ưu, ngược lại để phanh làm việc trong tình trạng khắc nghiệt liên tục dễ làm cháy phanh, hoặc mất tác dụng hệ thống thủy lực.
![]() |
Nhiều tài xế có thói quen về số N khi đổ dốc |
Bên cạnh đó, nhiều tài xế còn có thói quen về số N khi xe đổ dốc để xe chạy theo quán tính nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, bởi xe số tự động hiện nay đều có khả năng tự ngắt cung cấp nhiên liệu cho động cơ khi xe xuống dốc, nếu về số N sẽ vô tình khởi động hệ thống trở lại, đôi khi còn tốn kém hơn. Chưa kể, để xe trôi dốc theo quán tính vô cùng nguy hiểm, người lái phải đạp phanh thường xuyên gây nóng phanh hoặc nhanh hỏng hóc, đồng thời khó phản ứng kịp khi gặp chướng ngại vật bất ngờ.
(Theo NLĐ)