Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý vừa trước mắt, vừa lâu dài, là nhiệm vụ rất quan trọng và chỉ thành công khi có sự vào cuộc thực sự của các trường sư phạm.
![]() |
4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo cần tập trung bồi dưỡng cho 4 nhóm đối tượng.
Thứ nhất là đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Đó là cán bộ sở, phòng giáo dục. “Họ phải sẵn sàng đổi mới, cần nhất là bồi dưỡng năng lực quản lý sự thay đổi, quản trị nhà trường. Chương trình bồi dưỡng cho đối tượng này rất quan trọng, trước mắt chọn 2-3 chuyên đề mang tính nền tảng, sau đó tiếp tục mở rộng và chú trọng việc chia sẻ kinh nghiệm tốt”.
Thứ hai là nhóm giảng viên cốt cán các trường sư phạm. Nhóm giảng viên cốt cán này bắt buộc có sự tham gia của giáo viên xuất sắc ở các trường phổ thông, được bồi dưỡng chung... Mỗi tỉnh ít nhất có 1 giáo viên xuất sắc đại diện. Việc bố trí giáo viên phổ thông vào nhóm giảng viên cốt cán, cùng chia sẻ kinh nghiệm, thấu hiểu nhu cầu, có sự phản biện tại chỗ giúp cho chương trình bồi dưỡng thực sự hiệu quả.
Thứ ba là nhóm các hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm công lập và ngoài công lập. “Đây là lực lượng quan trọng cần hiểu rõ chương trình phổ thông mới và cần ưu tiên bồi dưỡng, đặc biệt là những kiến thức về quản trị nhà trường. Chương trình bồi dưỡng cho nhóm này cần thiết kế theo hướng chia sẻ, thảo luận và chọn những hiệu trưởng quản lý giỏi để chia sẻ kinh nghiệm”.
Thứ tư là nhóm các giáo viên phổ thông. Trong nhóm này, có một số là cốt cán. “Việc lựa chọn cốt cán cần căn cứ vào năng lực thực tế, khả năng, sự sẵn sàng, không nặng về hồ sơ, bằng cấp, để cốt cán phải thực sự là cốt cán. Đây là những hạt nhân không chỉ vững chuyên môn, kinh nghiệm mà còn là những hạt nhân về đổi mới, có tâm huyết đổi mới, nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp”.
Các chuyên đề cần tránh rườm rà, thiếu thực tế
Bộ trưởng chỉ đạo, cần xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng, tránh rườm rà, thiếu tính thực tế.
Các trường sư phạm được giao nhiệm vụ tập hợp các nhóm chuyên gia phối hợp với trường xây dựng chương trình bồi dưỡng đạt chất lượng. Đồng thời, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu từ các sở, phòng, cơ sở giáo dục, lắng nghe từ đội ngũ giáo viên đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng.
Chuyên đề nào cấp bách ưu tiên trước, chuyên đề nào chưa cấp bách cần có lộ trình, tránh bồi dưỡng dồn dập, phân tán, thiếu hiệu quả.
Bộ trưởng yêu cầu, chương trình bồi dưỡng và chương trình đào tạo về cơ bản phải có các trục liên thông, xác định điểm cốt lõi, tính đặc thù để thuận lợi cho việc bồi dưỡng chuyển đổi giữa các cấp học. “Đây vừa là bài toán thực tế, vừa là cơ hội để ngành giáo dục cân đối, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên đang diễn ra ở một số địa phương”.
Bộ trưởng Nhạ cũng lưu ý tính thống nhất trong nội dung chương trình, hướng tới một chương trình dùng chung cho cả hệ thống đào tạo sư phạm.
“Kiến thức kỹ năng phải thực sự thiết thực với từng nhóm đối tượng, khả thi và hấp dẫn. Điều quan trọng là thiết kế theo hướng gợi mở cho học viên tự học, không “cầm tay chỉ việc”, dễ sử dụng để người học có thể học mọi lúc, mọi nơi”.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc xây dựng chương trình bồi dưỡng chủ yếu theo hướng trực tuyến.
Quá trình bồi dưỡng cần được triển khai theo hình thức kết hợp tự học qua mạng trước; trao đổi, thảo luận trực tiếp sau và tiếp tục tự học, tự tích lũy, hoàn thiện với sự hỗ trợ của đội ngũ cốt cán.
“Đánh bật được cái cũ thì mới đưa cái mới vào bồi dưỡng giáo viên được”
Theo ông Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội), cái khó là giáo viên lâu nay chỉ quen dạy theo SGK, chưa quen dạy theo mục tiêu giáo dục. Vì vậy, phải làm thay đổi tư duy của giáo viên, cán bộ quản lý, tức phải “đánh bật” được quan điểm cũ, cách dạy cũ thì mới đưa cái mới vào được. “Và muốn “cái cũ” không thể quay lại thì phải bồi dưỡng thường xuyên một cách quyết liệt thì mới thay đổi được”.
Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng, phương thức bồi dưỡng đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là điều đại diện các trường phổ thông mong đợi.
Để triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu quả, ông Hoà cho rằng, trước hết phải bồi dưỡng về sự khác biệt cơ bản của chương trình GDPT mới so với chương trình cũ về mục tiêu, quan điểm, triết lý giáo dục, tư tưởng xuyên suốt Phải bồi dưỡng cho giáo viên thay đổi quan điểm dạy học, cần “bẻ ghi” để giáo viên hiểu được là đào tạo con người chứ không phải đơn thuần cung cấp kiến thức.
Còn bà Nguyễn Thị Nhiếp (Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội) cho rằng hiệu trưởng cũng cần được tham gia bồi dưỡng một số chuyên đề cùng giáo viên, để nắm bắt được khung bồi dưỡng giáo viên để đồng hành và giám sát.
Cũng tại hội nghị, đại diện các trường sư phạm đã đề xuất các chuyên đề cần bồi dưỡng. Việc đề xuất này theo đại diện các trường là dựa trên khảo sát nhu cầu thực tiễn của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các địa phương và kinh nghiệm từ quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.
Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng, nhấn mạnh một số chuyên đề về phân cấp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng kế hoạch phát triển chương trình khung và chương trình môn học; đổi mới quản lý trong nhà trường. Ông Minh cho rằng, cách tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng giao cho các trường sư phạm, theo hình thức cạnh tranh là phù hợp.
Đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối ngũ cốt cán
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Giám đốc dự án RGEP và Chương trình ETEP cho biết: theo kế hoạch, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối tượng cốt cán bao gồm: 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông và hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng.
Nội dung bồi dưỡng giáo viên, tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ: Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.
Nội dung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường, gồm: tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Thanh Hùng
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn lưu ý việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa cấp thành phố năm học 2018 - 2019. Theo đó nghiêm cấm tuyển chọn học sinh tham dự việc học tập trong tiết giáo viên dự thi.
" alt=""/>“Đánh bật tư duy cũ thì mới đưa được cái mới vào bồi dưỡng giáo viên”Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Anh Quân, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết hiện không có quy định nào về việc thưởng tết cho giáo viên. Các thầy cô do đó không có thưởng tết ngoài các khoản hỗ trợ của địa phương và tiền thu nhập tăng thêm.
Ông Quân cho hay, các năm trước, TP Đà Nẵng hỗ trợ bình quân 1,8 triệu đồng cho mỗi giáo viên dịp Tết Nguyên đán. Còn năm nay, thành phố đã phân cấp về cho các quận huyện.
Tại quận Hải Châu, Trưởng phòng GD-ĐT Trần Thị Thúy Hà cho hay địa phương hỗ trợ 2,5 triệu đồng/ giáo viên trong dịp tết này. Các quận khác như Sơn Trà cũng hỗ trợ mức tiền 2,5 triệu đồng/ người.
![]() |
Thu nhập tăng thêm cộng với được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, giáo viên Đà Nẵng được nhận thêm 10 triệu đồng dịp tết |
Bà Hà cho biết ngoài khoản hỗ trợ nêu trên, mỗi trường sẽ cân đối thu chi hoạt động trong năm, khoản tiền thừa ra sẽ tính toán chia cho cán bộ giáo viên. Đó là tiền thu nhập tăng thêm, cũng có thể gọi là thưởng tết.
Cộng cả hai khoản này, mỗi giáo viên ở địa bàn có thể nhận được 7-12 triệu đồng, tùy theo trường cũng như thành tích cá nhân.
Theo khảo sát của phóng viên, khoản tiền thu nhập tăng thêm các trường ở Đà Nẵng dao động từ 5-8 triệu đồng và là ‘tiền thưởng’ chính của các giáo viên trong dịp tết. Mỗi năm, các trường đều cố gắng thắt lưng buộc bụng, cân đối các khoản chi tiêu để dành dụm thưởng cho giáo viên mỗi dịp tết.
Cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt cho hay mỗi giáo viên ở trường sẽ nhận được 2,5 trệu đồng từ quận, 500 nghìn đồng hỗ trợ của trường và 7 triệu đồng tiền thu nhập tăng thêm. Tổng cộng mỗi giáo viên nhận được 10 triệu. Ngoài ra tùy chức vụ, thành tích cá nhân mà có thể nhận thêm, như hiệu trưởng tổng cộng nhận được 13 triệu đồng.
Cô Minh cũng cho biết tùy theo các trường loại 1, loại 2 và loại 3 mà mức chi khoản thu nhập tăng thêm của các trường cũng khác nhau, nhưng sự chênh lệch này không lớn.
Quảng Nam: ‘Thưởng Tết’ cho giáo viên không quá 300 nghìn đồng
Không được như Đà Nẵng, GĐ Sở GD-ĐT Quảng Nam Hà Thanh Quốc cho rằng khoản thu nhập tăng thêm cho giáo viên hầu như không có, hoặc cao lắm cũng chỉ 100-200 nghìn đồng/ giáo viên.
Ông cho biết, tại Quảng Nam và nhiều tỉnh nghèo, khoản tiền thu nhập tăng thêm của giáo viên miền núi không đủ trang trải vì nhà trường hầu như không tiết kiệm được. Cuối năm thì giỏi lắm thì mỗi người có khoảng 100-200 nghìn đồng, mà năm có năm không.
Ông Quốc phân tích: Trong nguồn chi thường xuyên để các trường lo cho giáo viên thì tiền lương bổng thì phải đủ và đảm bảo. Ngoài ra có nguồn trích từ học phí để lại, nguồn chi cho các hoạt động.
“Các trường phải làm đúng theo kế hoạch đăng ký đầu năm. Số tiền còn lại mới dùng để tiết kiệm. Nếu trường không chi cho hoạt động mà để đó cuối năm chia nhau thì sai. Bởi vậy, số còn lại rất ít. Có trường giỏi lắm cũng lo đủ 200–300 nghìn đồng/ giáo viên. Nên đừng gọi thưởng Tết mà người ta cười cho”, ông Quốc chia sẻ.
Cao Nam
Giáo viên tại TP.HCM sẽ có mức thưởng Tết cao hơn so với các địa phương khác do cơ chế đặc thù riêng được áp dụng từ ngày 1/4/2018.
" alt=""/>Tết Kỷ Hợi, giáo viên Đà Nẵng được 'thưởng' 10Tôi cũng không rõ tôi có phải là đa tình quá hay không? Thời điểm biết chị tôi đang có cô bạn gái xinh xắn, chúng tôi cũng đã có dự định kết hôn vào cuối năm.
Nhưng rồi tình cảm của tôi dành cho cô ấy cứ vơi dần, chính tôi cũng không hiểu vì sao lại thế. Đôi khi tôi cứ cảm giác vẻ nhí nhảnh trẻ trung hay nũng nĩu của cô ấy khiến tôi khó chịu.
Nhưng tôi phát hiện ra có vẻ không phải thế, hình như tôi đang say nắng chị đồng nghiệp.
Hằng ngày tôi vẫn tò mò tìm hiểu cuộc sống riêng tư của chị, tôi thường xuyên quan tâm hỏi han chị những điều trong cuộc sống. Đổi lại chị cũng rất vui vẻ và để ý tới tôi nhiều hơn.
Mỗi lúc nhà chị có việc cần tôi giúp đỡ, tôi đồng ý ngay dù bản thân có bận đến mấy. Tôi còn thường xuyên tìm cớ hỏi han công việc để đến nhà chị chơi.
Lâu dần mối quan hệ giữa hai chị em tôi ngày càng trở nên thân thiết. Chị không những chăm chỉ làm việc mà còn tranh thủ làm thêm để kiếm tiền. Biết chị nấu cơm ngon, nên các anh cơ quan tôi đều đặt hàng cơm trưa chị nấu.
Rồi một ngày chị ốm đi làm được, tôi đến thăm nhìn chị mà lòng có nhiều cảm xúc khó tả. Tôi lo lắng, tất bật chuẩn bị cháo dù chị đuổi tôi về đi.
Những ngày sau đó không có chị tôi cảm giác mình ăn không được ngon miệng,…Thực sự tôi không hiểu cảm xúc của mình lúc đó là gì?
Mấy hôm nay bạn gái cứ giục cưới, tôi không biết phải làm sao. Lẽ ra tôi phải vui khi được kết hôn, nhưng tôi thực lòng cảm thấy khó chịu. Giờ đây cảm xúc trong tôi xáo trộn vô cùng? Tôi không hiểu rõ mình nữa, tôi nên làm gì đây?
Cuộc đời thật lắm éo le, em và bạn ấy đều thích nhau, chỉ có điều khác thời điểm, khi bạn ấy quay ra thích em thì em phát hiện mình không còn tình cảm.
" alt=""/>Tâm sự của chàng trai cảm nắng đồng nghiệp là mẹ đơn thân dù đã có người yêu