1. Bảo hộ bản thân đúng cách và nghiêm túc:
- Khẩu trang phải che chắn cả mũi, miệng, cằm. Nếu bạn đeo khẩu trang N95, muốn bảo vệ 2 lớp thì đeo N95 ở trong, khẩu trang y tế ở ngoài. Người đeo khẩu trang phải điều chỉnh gọng cao su hay kim loại ở phía trên khẩu trang ôm sát hai bên cánh mũi, để khẩu trang thật kín, ôm sát khuôn mặt.
- Nếu có mặt nạ chắn giọt bắn, bạn nên sử dụng. Nhưng bạn nên nhớ phải đeo cho đến lúc rời khỏi địa điểm tiêm chủng, đừng tháo ra rồi đeo vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
![]() |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng |
- Người đi tiêm mang theo nước rửa tay sát khuẩn. Bạn rửa tay thường xuyên và đặc biệt khi chạm vào những vật dùng chung. Tốt nhất nên tránh sờ mó những vật xung quanh nếu không cần thiết. Lưu ý, nhiều người mang găng tay y tế, nhưng vẫn phải tuân thủ việc rửa tay (rửa bên ngoài bàn tay mang găng), bởi vì virus vẫn có thể bám lên bề mặt găng, gây lây nhiễm khi bạn chạm tay lên mũi, miệng.
Covid-19 lây truyền qua đường hô hấp, không phải qua da. Trước khi ra về, bạn phải lột bỏ găng, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng) tại điểm tiêm chủng, rửa tay thật sạch. Tuyệt đối, bạn không được mang găng về nhà.
- Người đi tiêm nên mang theo 1 cây bút riêng, vì có thể phải điền thông tin cá nhân vào các tờ phiếu tiêm chủng, hạn chế dùng bút chung. Nếu phải dùng bút chung, người dân nhớ rửa tay sau khi dùng.
- Nhiều người mặc đồ phòng hộ cá nhân (PPE) đi tiêm chủng, nhưng nếu không nắm rõ quy trình tháo bỏ PPE, có thể làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm. Bên ngoài PPE sẽ là nơi có thể có virus bám vào, do đó, khi cởi bỏ PPE phải tuân thủ theo quy trình chuẩn.
Người dân có thể tham khảo trên Youtube các clip hướng dẫn với từ khóa: “cách mặc và cởi trang phục phòng hộ”. Nhiều người mặc PPE nhưng thấy nóng, lại cởi phanh ngực như vậy bộ PPE đó không có tác dụng. Bạn lột bỏ PPE tại nơi tiêm chủng trước khi về nhà, bỏ vào thùng rác y tế (màu vàng). Đừng mang PPE từ nơi tiêm chủng về nhà.
2. Đảm bảo khoảng cách an toàn:
- Người đi tiêm phải giữ khoảng cách với người xung quanh. Nếu đứng xếp hàng, bạn nên giữ 2 mét cách người trước và người sau, hạn chế nói chuyện, đùa giỡn khi đang ở nơi đông người. Nếu không phải xếp hàng, bạn nên đứng nơi vắng, không nên gia nhập vào nhóm đông người.
- Hạn chế mặt đối mặt với nhân viên y tế: khi ngồi khai báo, khám sàng lọc hay tiêm ngừa, người dân nên ngồi “vuông góc” với nhân viên y tế, không mặt đối mặt trực tiếp với nhân viên y tế, trừ những trường hợp bất khả kháng.
3. Vệ sinh cơ thể đúng cách khi về đến nhà:
Việc tắm gội ngay sau khi về đến nhà rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên làm tuần tự theo các bước để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Việc đầu tiên là rửa tay. Trước khi chạm vào cái gì trong nhà, bạn rửa tay thật sạch với nước sát khuẩn, tốt hơn là với nước và xà phòng diệt khuẩn.
- Giày dép nên cởi ra và bỏ ở ngoài hoặc ở một góc nào đó không ai qua lại. Bạn có thể xịt sát khuẩn giày dép trước khi mang vào nhà.
- Người đi tiêm về nên cởi quần áo mặc bên ngoài (trong khi vẫn đang đeo khẩu trang, vì quần áo có thể dính virus và có thể tiếp xúc với mũi, miệng trong lúc cởi quần áo), bỏ quần áo vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay.
- Sau đó, bạn cởi bỏ khẩu trang, cho vào thùng rác. Sau mỗi bước cần rửa tay với nước sát khuẩn.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
TS.BS Phạm Lê Duy (Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)
Bộ Y tế khuyến cáo nên giặt riêng đồ của người mắc Covid-19 với đồ của người khác. Bạn cũng không giũ đồ bẩn để hạn chế nguy cơ phát tán virus.
" alt=""/>Những lưu ý khi đi tiêm vắc xin để không bị lây nhiễm Covid1. T.B.N, nữ, sinh năm 2019
2. T.N.B.T, nữ, sinh năm 2015
3. T.N.V, nam, sinh năm 1989
4. T.T.X.H, nữ, sinh năm 1965
Bốn bệnh nhân cùng nhà, có địa chỉ ở Phúc Xá, Ba Đình. Các bệnh nhân là F1 của bệnh nhân T.Đ.N, đã được cách ly từ 29/8. Ngày 7/9, họ được lấy mẫu và xét nghiệm, kết quả dương tính.
Trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4), Hà Nội có 3.623 ca Covid-19, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.571 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.052 ca.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Ngọc Trang
Trưa nay, Hà Nội ghi nhận 35 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 7 ca tại cộng đồng; 25 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu vực phong tỏa.
" alt=""/>Hà Nội ghi nhận thêm 4 ca CovidThực tế, thứ tự này bắt nguồn từ thuở sơ khai của máy tính cá nhân. Khi đó, linh kiện máy tính là rất đắt đỏ, ổ cứng (hard disk) với dung lượng khủng và nhỏ gọn chưa xuất hiện vào thời đó. Chỉ có những tập đoàn lớn như IBM mới trang bị được những ổ cứng "siêu to khổng lồ", cỡ một chiếc máy giặt quần áo ngày nay mà dung lượng chỉ tính bằng MB.
Một cuộc cách mạng lưu trữ dữ liệu đã nổ ra vào cuối thập niên 1960s khi đĩa mềm ra đời (floppy disk). Chiếc đĩa này đã được IBM liên tục cải tiến vào đạt đến dung lượng khủng 1,44 MB và kích thước chuẩn 3,5 inch vào năm 1987. Đây chính là phiên bản tiêu chuẩn của đĩa mềm vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay.
Vậy đĩa mềm thì có liên quan gì đến hệ điều hành Windows? Khi đó, máy tính muốn chạy hệ điều hành phải dùng đĩa mềm để nạp dữ liệu vào, muốn chạy phần mềm hay chơi game thì phải nạp đĩa mềm tương ứng. Đó là thời kỳ đầu của hệ điều hành chưa có giao diện đồ họa MS-DOS và ổ đĩa mềm đã được gán cho ký tự A và B. Hệ điều hành sẽ khởi chạy và bắt đầu dòng lệnh từ ổ C.
![]() |
Đó là vì phải dành chỗ cho ổ đĩa mềm (ổ A và B) |
Cho đến phiên bản Windows 1.0 đầu tiên có giao diện đồ họa năm 1987, Microsoft đã mặc định luôn ổ A và B sẽ được dành cho ổ đĩa mềm, và ổ đĩa cứng chỉ được dùng từ ổ C trở đi.
Thói quen này vẫn được duy trì cho đến thời của Windows XP. Khi đó, nếu người dùng lỡ click chuột nhầm vào ổ A sẽ bị treo máy, tạo ra trải nghiệm người dùng không mấy dễ chịu. Do đó, Microsoft đã ẩn ổ A đi và chỉ hiện từ ổ C trở đi.
Ngày nay, dù mainboard không còn hỗ trợ cổng kết nối ổ đĩa mềm, một số khu vực quân sự đòi hỏi tính bảo mật cực cao vẫn dùng đến ổ đĩa mềm. Trên thực tế, ổ đĩa mềm ngày nay vẫn có thể cắm vào máy tính cá nhân thông qua cổng USB, do đó Microsoft vẫn chừa lại ký tự A, B để dự phòng cho trường hợp người dùng muốn tò mò dùng thử đĩa mềm.
Phương Nguyễn
Một lỗi được phát hiện trên hệ điều hành Windows 10 có thể làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của ổ cứng dạng SSD được sử dụng trên máy tính.
" alt=""/>Vì sao máy tính Windows ngày nay chỉ có ổ C trở đi?