Ông Dương Đức Hùng giải thích lý do giải thể nhiều dịch vụ trong bệnh viện
Ông Dương Đức Hùng, Phó giám đốc BV Bạch Mai cho biết, việc giải thể các đơn vị dịch vụ này là quyết định rất khó khăn, nhưng để tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân, không thể không làm.
“Dù chỉ là hơp đồng nhưng có những người đã gắn bó cả chục năm. Nhưng khi cân nhắc kĩ lưỡng, Ban lãnh đạo Bệnh viện quyết định dù khó khăn vẫn bắt buộc phải làm", ông Hùng nói.
Ông Hùng cho hay, trong thời gian dịch bệnh, BV Bạch Mai bị phong tỏa nên không có doanh thu, thu nhập của nhân viên y tế bị cắt giảm từ 1/2 đến 2/3. Tuy nhiên lao động ở các đơn vị dịch vụ phải giải thể vẫn được hưởng nguyên lương tháng 4 và tháng 5.
Theo quy định, việc ra quyết định giải thể, chấm dứt hợp đồng, phải thông báo trước 1 tháng nhưng vì tình huống bất khả kháng, phải tiến hành nhanh nên bệnh viện đã gặp, giải thích rõ với người lao động ở các đơn vị dịch vụ. Các nhân viên cũng rất hiểu và không có khiếu nại phản hồi gì lại với Ban Giám đốc bệnh viện.
Ông Hùng cho biết thêm, Ban Giám đốc bệnh viện đã quyết định dừng hoạt động tổ chức tang lễ tại bệnh viện.
“Việc xuất hiện kèn trống trong khuôn viên bệnh viện ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, chưa kể tập trung đông người. Vì vậy, bệnh viện đã liên hệ với nhà tang lễ TP. Hà Nội để tổ chức tang lễ một cách văn minh. Chúng tôi đã khảo sát, hầu hết bệnh nhân và nhân viên y tế ủng hộ chủ trương này”, ông Hùng giải thích.
Lãnh đạo BV Bạch Mai, trong giai đoạn tới khi bệnh viện tự chủ hoàn toàn, sẽ đặt chất lượng điều trị, phục vụ lên hàng đầu.
Bước đầu bệnh viện giảm tỉ lệ giường theo yêu cầu xuống dưới 30% rồi giảm dần còn 20% và dần dần bỏ hẳn để không còn sự khác biệt giữa giường dịch vụ và giường thường, đồng thời sẽ chấm dứt tình trạng nằm ghép.
Thúy Hạnh
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai quyết định dừng ký hợp đồng với nữ nhân viên “nấu cháo” điện thoại, chuyển việc học tập sang vị trí khác để tiếp tục thử thách.
" alt=""/>BV Bạch Mai giải thể nhiều dịch vụ, đóng cửa nhà tang lễTuy nhiên, quãng thời gian “đổi đời” của Man City thực tế mới chỉ kéo dài hơn 10 năm. Trước đó, nửa xanh thành Manchester chỉ là đội bóng yếu trong kỷ nguyên Premier League. Họ liên tục lên xuống hạng. Năm 1998, Man City thậm chí rơi xuống League One (hạng 3 Anh).
![]() |
Joe Royle xuất sắc nhưng không kịp cứu Man City |
Đó là thời kỳ đen tối của Man City khi họ xuống hạng 2 lần trong 3 năm. Sau khi xuống hạng ở Premier League năm 1996, Man City chỉ trụ lại ở Championship 2 mùa. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến Man City sa thải HLV một cách điên cuồng. Họ sa thải Alan Ball khi mùa giải 1996-97 bắt đầu, nhưng người thay thế Steve Coppell cũng chỉ tồn tại được vài tuần lễ.
Sau Coppell, Frank Clark giúp Man City kết thúc Championship ở vị trí 14 và giữ được ghế. Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 1998, Frank Clark cũng bị sa thải để nhường chỗ cho cựu HLV Everton, Joe Royle.
Man City đã cố gắng chạy trốn “tử thần” cho đến vòng cuối cùng diễn ra vào ngày 3/5/1998. Trước vòng cuối cùng, Man City có 45 điểm, chỉ kém Port Vale, Portsmouth và Stoke City đúng 1 điểm. Đội bóng của Royle đã có màn trình diễn trên cả mong đợi khi đè bẹp Stoke City 5-2 ngay trên sân khách, nhưng họ vẫn phải xuống hạng vì Port Vale và Portsmouth cũng giành được 3 điểm.
Joe Royle sau đó tiếp tục dẫn dắt Man City trở lại hạng nhất vào năm 1999 và thăng tiếp lên Premier League 1 năm sau. Thế nhưng, ông cuối cùng vẫn bị sa thải vì Man City lại rớt hạng ở mùa giải 2000-2001.
Thiên Bình
" alt=""/>Ngày này năm xưa 3/5: Man City rớt xuống giải hạng 3