Với phương châm đưa công nghệ số cộng đồng đến từng hộ dân, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Xóm Mới, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đang từng bước giúp người dân khai thác các tiện ích mà công nghệ mang lại. Từ đó góp phần thay đổi nhận thức của toàn dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số ở địa phương.
Thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, huyện Mường Khương cũng chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành kiện toàn lại, nâng cao chất lượng hoạt động của 157 Tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 1000 thành viên. Trong đó lấy các tổ chức chính trị làm nòng cốt, tập trung hướng dẫn người dân biết sử dụng thiết bị thông minh, cài đặt sử dụng định danh điện tử mức độ 2 và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
Ông Phạm Xuân Thái, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Khương cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, định hướng cho các Tổ công nghệ số cộng đồng, tập huấn, cầm tay chỉ việc cho các tổ để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất trong việc triển khai. Đồng thời, chúng tôi cũng lựa chọn các thầy, cô giáo ở các điểm trường, thôn mà hiểu biết về công nghệ thông tin tham gia vào Tổ công nghệ số cộng đồng là hạt nhân để hướng dẫn người dân tại các thôn, xã này".
Anh Lù Seo Dìn, ở thị trấn Mường Khương cho hay, là nông dân nên anh rất quan tâm đến các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt. Vì thế, anh đã tích cực tìm hiểu các thông tin mình quan tâm trên các ứng dụng được Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn truy cập. Anh hào hứng nhận xét, công nghệ số không còn là cái gì đó xa vời, cao siêu, mà thực sự rất gần gũi, dễ hiểu, mang lại nhiều tiện lợi cho bản thân và đồng bào ở nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới khi mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa.
Thực hiện chủ trương về thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, huyện Mường Khương đã thành lập được 157 tổ, trong đó lựa chọn những thành viên có khả năng tiếp cận tốt về CNTT để hướng dẫn nhân dân làm quen với các tiện ích, dần tiếp cận với chuyển đổi số ngay tại cơ sở.
Việc thành lập các "Tổ công nghệ số cộng đồng" ở Mường Khương nói riêng, Lào Cai nói chung chính là việc làm thiết thực thể hiện quá trình chuyển đổi số ở tỉnh biên giới này. Cái hay là công cuộc chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực.
Chính vì thế, khi tạo ra giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số sẽ trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Với hiệu quả mang lại, các Tổ công nghệ số cộng đồng thực sự đã trở thành cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp, góp phần phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và nhất là công dân số ngay tại cơ sở.
Thời gian tới, để Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả, góp phần đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống, huyện Mường Khương sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ; Phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng; Phổ biến khóa học "Phổ cập kỹ năng số cộng đồng" trên nền tảng học trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông đến các thành viên trong tổ, người dân để sử dụng và coi đây là tài liệu chính thức trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng.
" alt=""/>Tổ công nghệ số cộng đồng lan tỏa chuyển đổi số đến người dânTheo dự thảo này, cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập trước ngày Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành không đáp ứng điều kiện theo Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 và Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể, tùy từng trường hợp phải thực hiện khai bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu, tự tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu số thuế.
![]() |
Đại biểu tham dự tham dự 1 hội nghị các trường đại học ngoài công lập |
Từ dự thảo này, Câu lạc bộ các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã có 5 kiến nghị gửi Hiệp hội trường ĐH-CĐ Việt Nam đề nghị lãnh đạo hiệp hội xem xét chuyển kiến nghị đến Bộ Tài chính và Chính phủ.
1. Bộ Tài chính làm rõ khi áp dụng các quyết định liên quan, các tiêu chí cần được hiểu thế nào để chặt chẽ về mặt pháp lý.
2. Xem xét tiếp tục dừng truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho đến khi xây dựng và ban hành được danh mục lĩnh vực, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn mới.
3. Xây dựng danh mục mới cũng cần tính đến xu thế chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo vì khi đấy định mức giảng viên, đất đai, cơ sở vật chất không còn như mô hình truyền thống. Khi có danh mục mới, kiến nghị việc truy thu thuế (nếu có) cần được áp dụng theo danh mục mới cho các năm còn nợ thuế, không dùng danh mục cũ có nhiều tiêu chí không hợp lý.
4. Không phải trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nào cũng được hỗ trợ về đất đai, cơ sở vật chất của Nhà nước. Vì vậy, chỉ yêu cầu việc đáp ứng danh mục từ các trường mà không quan tâm đến các trường có nhận được hỗ trợ đất đai, cơ sở vật chất từ Nhà nước hay không là không hợp lý. Kiến nghị điều chỉnh quy định nếu áp dụng danh mục để hưởng ưu đãi thì bản thân các trường cũng phải được ưu đãi về đất đai, cơ sở vật chất từ Nhà nước.
5. Tất cả trường ĐH-CĐ ngoài công lập được xem xét các điều kiện khi thành lập và cấp phép hoạt động. Quy mô đào tạo, tuyển sinh xác định trên nguồn lực cụ thể về cơ sở vật chất, giảng viên và được kiểm soát bởi các bộ ngành chức năng.
Do đó, các trường kiến nghị Chính phủ xem xét cho các trường ĐH-CĐ ngoài công lập được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà không cần đến các điều kiện bổ sung ghi trong danh mục.
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng Nghị định 69/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường quy định có ưu đãi cho những đơn vị tham gia xã hội hoá, trong đó xã hội hoá giáo dục. Cụ thể nhà nước sẽ hỗ trợ về đất đai, thuế hay cho thuê đất với giá ưu đãi. Ngược lại những đơn vị xã hội hoá phải đảm bảo chất lượng. Tư tưởng của Nghị định xã hội hoá là như vậy nhưng khi thực hiện thì không dễ và không đầy đủ. Có đơn vị được ưu đãi nhưng có đơn vị thì không. Thứ hai, tiêu chí đưa ra để được ưu đãi cũng chưa hợp lý như quy định. Ví dụ, tiêu chí 55m2 đất/ sinh viên thì kể cả trường công cũng khó đáp ứng nữa là các trường tư. Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết nêu rõ chưa truy thu thuế để chờ sửa đổi, bổ sung danh mục chi tiết các loại hình, chi tiết quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá. Hiện nay, khi chưa có danh mục mới về lĩnh vực quy mô, tiêu chuẩn thay thế danh mục trong quyết định 1466 năm 2008 thì lại yêu cầu xem xét việc truy thu thuế là không hợp lý. |
Lê Huyền
Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã có đơn kiến nghị khẩn cấp lên Bộ trưởng GD-ĐT vì cho rằng bị đối xử không bình đẳng trong tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2020-2021.
" alt=""/>Trường ngoài công lập 'kêu trời' khi Bộ Tài chính dự kiến truy thu thuếTiến sĩ Seng Kiong Kok cũng cho hay, bên cạnh việc cho thấy những doanh nghiệp chú trọng đầu tư cho đổi mới sẽ kinh doanh tốt hơn sau giai đoạn Covid-19, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ các công ty có khả năng mở rộng quy mô đổi mới chỉ là 20%.
Từ góc độ thể chế, điều này đặt ra một câu hỏi đầy thách thức và cần được giải quyết. Dựa trên những nghiên cứu hiện có, có thể xác định ba vấn đề cốt lõi, đó là thiếu văn hóa doanh nghiệp; ít coi trọng hợp tác trong và ngoài doanh nghiệp; và không đánh giá cao và thiếu tuân thủ các mục tiêu của tổ chức.
“Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp có chuyên môn và kiến thức kỹ thuật để đổi mới, nhưng họ thiếu năng lực lãnh đạo để điều phối, hướng dẫn và thúc đẩy các nguồn lực này nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”, Tiến sĩ Seng Kiong Kok lý giải.
Đi tìm câu trả lời về giải pháp ứng phó với vấn đề trên, theo Tiến sĩ Seng Kiong Kok, đội ngũ giảng viên Đại học RMIT Việt Nam đã trò chuyện với các lãnh đạo doanh nghiệp và đối tác trong ngành về mức độ sẵn sàng đổi mới và khả năng mở rộng đổi mới.
Từ đó, các chuyên gia RMIT Việt Nam đã đưa ra khuyến nghị về 4 biện pháp can thiệp tổng quát giúp các doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giữa khoản đầu tư cho đổi mới sáng tạo và giá trị được tạo ra từ đó.
Trước hết, doanh nghiệp cần hướng tầm nhìn ra ngoài nội bộ tổ chức để tìm động lực đổi mới. Việc sử dụng và xây dựng các nguồn lực đổi mới trong nội bộ là điều tốt, song nếu có thể tăng cường những hoạt động này bằng các cơ chế bên ngoài thì đây sẽ là động lực bổ sung để thu hẹp khoảng cách giữa đổi mới và các giá trị tạo ra.
Bên cạnh đó, cần tìm hiểu về cơ cấu tổ chức sẽ giúp xác định cách khai thác những nguồn lực đổi mới có giá trị. Cơ cấu tổ chức ở đây bao gồm các cấu trúc hữu hình như mạng lưới chi nhánh và vị trí địa lý, cũng như các tổ hợp cấu trúc chính trị - xã hội ít hữu hình hơn như hệ thống lãnh đạo và quản trị.
Chú trọng trau dồi và hỗ trợ các nhóm khác nhau trong đội ngũ nhân sự cũng là việc các doanh nghiệp cần lưu tâm. Đổi mới là một quá trình mang tính chất đột phá, đòi hỏi các tổ chức và nhân sự của họ phải hiểu rõ hơn về những vấn đề nhức nhối hiện tại và loại bỏ những lối mòn trong tư duy để tìm ra giải pháp. Một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đổi mới là tạo ra môi trường cho phép các cá nhân sáng tạo và đưa ra ý kiến không đồng thuận, cũng như hỗ trợ họ về mặt tâm lý xã hội khi phải tham gia vào những cuộc thảo luận khó khăn như vậy.
Cuối cùng, cần hiểu rõ hành lang quy định để đảm bảo đổi mới sáng tạo phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Cần lưu ý rằng đổi mới thường chỉ thực sự diễn ra khi doanh nghiệp phải đối mặt với trở ngại, còn hành lang quy định trong và ngoài nước sẽ giúp xác định mức độ đổi mới thể chế.
Tiến sĩ Seng Kiong Kok nhấn mạnh, các biện pháp can thiệp trên không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá trị tạo ra và hoạt động đổi mới của doanh nghiệp mà còn tác động đến các thế hệ tương lai, đặc biệt là những sinh viên đang học tập hoặc sắp tốt nghiệp và chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động.
“Thông điệp chung ở đây là cần quan tâm đến khả năng bổ trợ và khả năng thích ứng của các kỹ năng trong lực lượng lao động nhằm đón đầu những bước chuyển đổi số tiếp theo trong nền kinh tế. Các bộ kỹ năng truyền thống cần được bồi đắp để bắt kịp tốc độ chuyển đổi nhanh chóng như vậy và doanh nghiệp cần nhận thức rõ lợi ích từ các cơ hội hợp tác. Mặc dù doanh nghiệp có thể tự mình đổi mới, nhưng hợp tác sẽ đem lại lợi ích lớn hơn cho cả mặt bằng chung”, Tiến sĩ Seng Kiong Kok chia sẻ thêm.
" alt=""/>Bốn biện pháp giúp doanh nghiệp đổi mới, gia tăng giá trị