![]() |
Hôm trước khi chia tay, hai đứa nằm thức suốt đêm, kể cho nhau nghe hết mọi nỗi niềm. Bạn hỏi tôi cuộc sống thế nào, chồng có yêu chiều, có tử tế hay không. Tôi bảo chồng tôi rất tuyệt vời, không rượu chè, không cờ bạc, không gái gú. Nói chung về cơ bản không mắc tật xấu nào. Bạn nhìn tôi khẽ cười một cái: “Trước đây mình cũng giống như cậu, luôn tự hào về chồng, tin tưởng chồng mình. Cuối cùng vỡ mộng”.
Nghe bạn kể, tôi rất đau lòng. Cô bạn của tôi vừa xinh xắn, dịu dàng hiền ngoan. Chồng cô ấy đã mất bao nhiêu công theo đuổi, loại bao nhiêu vệ tinh xung quanh mới có được tình cảm ấy. Sao cuối cùng lại nỡ phản bội vợ mình chỉ vì một cô gia sư dạy kèm cho con trai thua mình đến hơn chục tuổi.
Tôi tức giận bảo: “Thế mà cậu để yên được ư? Còn tha thứ được ư? Hắn ta không hề xứng đáng được tha thứ”.
“Mình biết. Mình biết” - Bạn gật đầu lia lịa để giải tỏa nỗi hậm hực của tôi. Thật ra thì bạn cũng đau khổ vật vã rất nhiều, cũng tính buông tay không cần cứu vãn nữa. Nhưng vấn đề là bạn vẫn còn tình cảm với chồng. Chồng bạn cũng khóc lóc cầu xin, thậm chí còn không cần sĩ diện, viện trợ tới cả bố mẹ hai bên tới nhà khuyên giải mong vợ cho anh ta một cơ hội.
“Những ngày tháng ấy, cuộc sống thật sự nặng nề và tẻ ngắt. Tớ chẳng còn thấy có chuyện gì làm tớ vui. Những lúc rảnh rỗi, việc có thể làm chính là nhìn ngắm những tổn thương trong lòng mình và khóc. Chồng tớ nhận ra tớ rất đau khổ. Anh ấy nói: Anh biết, việc anh đã làm thật khó để em quên. Nhưng nói gì thì mọi thứ cũng không thay đổi được nữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lầm ấy, nhưng anh sẽ không tìm cách ngụy biện. Anh nghĩ nếu em tha thứ, anh sẽ dùng phần đời còn lại đề chuộc lỗi, để bù đắp cho em. Nhưng nếu việc nhìn thấy anh mỗi ngày khiến em khổ sở như vậy, có lẽ anh không nên tàn nhẫn van nài em cố gắng. Nếu tha thứ khó quá thì không cần tha thứ nữa. Anh thật sự xin lỗi em”.
Hôm đó, lần đầu tiên chồng bạn khóc.
Rồi bạn hỏi tôi: “Nếu chồng cậu ngoại tình thì cậu sẽ ra sao? Có tha thứ không? Những người biết chuyện đều nói tớ sao không bỏ quách đi. Nhưng bỏ hay không đâu chỉ nhìn vào lỗi lầm, còn phụ thuộc vào việc mình muốn hay không chứ”.
Câu hỏi của bạn khiến tôi có thoáng chút bối rối. Giả sử nếu như chồng tôi ngoại tình, tôi cũng không hình dung được mọi chuyện sẽ ra sao. Vốn tôi chưa từng nghĩ đến chuyện này. Nhưng chắc chắn một điều, sẽ rất đau đớn, rất thất vọng.
Người ta nói, cha mẹ và con cái là thứ tình cảm không thể tách rời. Nhưng có những chuyện vợ chồng đối với nhau còn gần gũi hơn cả cha mẹ. Là tình cảm lẫn thể xác đều cho đối phương, là sẻ chia trao nhận không đắn đo ngần ngại. Nó không giống như việc cái áo cái quần không thích có thể cởi ra như nhiều người vẫn nói. Vợ chồng, là nghĩa, là tình, là yêu thương và cả trách nhiệm. Vậy nên sự phản bội dối lừa sẽ là nỗi đau vô cùng khủng khiếp.
Nếu chồng tôi ngoại tình, tôi có thể tha thứ hay không? Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ điều đó phụ thuộc vào việc mối quan hệ ngoài luồng kia đã đi xa đến mức độ nào, phụ thuộc vào thái độ của chồng tôi sau sai lầm, phụ thuộc vào tình cảm chồng còn dành cho tôi và tình cảm tôi dành cho anh ấy.
Khi một người tâm sự chuyện bị chồng, vợ phản bội, ngay lập tức người ngoài cuộc sẽ nhảy vào khuyên: Bỏ đi, thứ đó tiếc làm gì, đàn ông còn đầy; Cho chúng nó về với nhau luôn đi, đời còn dài; Ôi, nó ngoại tình một lần thì sẽ có lần hai, bỏ đi cho rảnh nợ; Phụ nữ hiện đại ngại gì ly hôn…
Nhưng mỗi lần bạn bè tôi hay người thân của tôi tâm sự với tôi về việc phát hiện chồng nhắn tin tình cảm với gái, hay chồng lừa dối làm chuyện sai quấy bên ngoài. Tôi luôn nói với họ rằng: Hãy bình tĩnh, hãy cho mình thêm một chút thời gian.
Những lời nói hay quyết định nóng vội trong lúc tức giận thường ít khi đúng đắn. Chuyện đâu còn đó, quan trọng phải biết mình muốn gì. Nếu khi bình tĩnh lại rồi, nhìn rõ mọi chuyện rồi mà vẫn muốn buông tay cũng chưa muộn.
Như cô bạn của tôi, câu chuyện đau lòng kia đã là chuyện của bốn năm trước rồi. Và trong suốt những năm qua, cậu ấy chưa bao giờ thấy hội hận vì mình đã tha thứ. Chỉ có điều, không còn tin tưởng hoàn toàn như cũ. Những vết thương trong lòng dù đã thành sẹo vẫn nằm ở đó, không thể mất đi, không thể lành nguyên như chưa từng.
Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo. Sẽ có những bất đồng cãi vã, những trách móc giận hờn, và cả những lúc vô tâm vô tình lạc bước làm tổn thương nhau đau đớn. Nhưng nếu còn thương, nếu còn yêu thì vẫn nên cho đối phương, cũng là cho mình một cơ hội. Nếu không còn yêu, buông tay lúc nào cũng không muộn. Nếu vội buông tay sớm, sợ không còn cơ hội nắm tay nhau.
Vấn đề chính là ở chỗ, không phải ai cũng có thể bao dung, và không phải sai lầm nào cũng đáng được tha thứ. Mái nhà hôn nhân thực ra đi dễ khó về. Vậy nên mỗi người trước khi có ý định bước chân ra khỏi mái ấm của mình hãy thử hỏi lòng: Nếu đổi lại là chồng/vợ mình ngoại tình, mình có thể tha thứ hay không? Nếu giờ mình lỡ bước chân đi, lối về liệu có còn rộng mở?
38 năm sau ngày mất, đám cưới của hai liệt sĩ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, giọt nước mắt tuôn rơi nơi khóe mắt đồng đội.
" alt=""/>Tâm sự bạn thân có chồng ngoại tìnhQuả đúng như vậy. Công sức của con trai tôi không uổng. Kỳ thi năm đó Lý đỗ vào trường đại học Luật. Cử nhân luật học 4 năm còn con trai tôi học để lấy bằng kỹ sư, thời gian học dài hơn. Vì thế hai đứa tốt nghiệp đại học cùng một năm. Con trai tôi tốt nghiệp bằng giỏi nên xin được việc làm ngay. Còn Lý sức học bình thường nên mãi không xin được việc làm. Vả lại cử nhân Luật cũng khó xin việc. Nghe nói ngành luật ở thành phố Hồ Chí Minh dễ xin việc hơn. Con trai tôi nhảy vào Sài Gòn, xin việc làm ở một công ty xây dựng rồi đưa Lý vào đó và chạy vạy xin được việc cho nó. Rồi chúng nó tính chuyện cưới.
Đã cưới vợ thì phải có nhà. Vợ chồng tôi dốc hết vốn gửi cho nó mua 1 căn hộ 60m2 ở thành phố Bình Dương. Lý làm việc ở Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, đường đi làm khá xa. Khi Lý mang bầu, nó nói với chồng: "Em đi làm xa quá, có khi sảy thai mất". Thế là con trai tôi bán căn hộ ở Bình Dương, vay công ty thêm 1.5 tỷ đồng mua 1 căn hộ ở Quận 2. Cá chuối đắm đuối vì con, nhà tôi vào Sài Gòn sống cùng vợ chồng chúng nó để giúp đỡ con dâu vì nó cũng sắp đẻ rồi.
Lý sinh con gái đầu lòng. Nhà tôi mừng lắm. Ao sâu lợn nái không bằng con gái đầu lòng. Hai vợ chồng son thêm đứa con nữa. Việc chi tiêu hàng ngày thành vấn đề nóng. Lý nói với chồng: "Em sẽ quản lương tháng của anh. Anh lĩnh lương về đưa hết cho em, khi cần chi tiêu gì thì bảo em đưa". Con trai tôi nói: "Anh có thể xin tiền bố mẹ chứ không xin tiền vợ. Mọi việc trong nhà từ ăn uống, điện nước anh lo đủ thế là được rồi. Tiền lương của anh một nửa phải gửi phòng kế toán trả nợ dần cho công ty", "Của chồng công vợ. Anh nói thế là không tôn trọng em". Và thế là chúng xảy ra chiến tranh lạnh.
Lý không bao giờ ngồi ăn với cả nhà. Đi làm về mặt nặng như chì, không nói năng gì cả. Ra đường sợ xe công nông về nhà sợ nhất vợ không nói gì. Nhưng con trai tôi là đứa biết tự chủ. Nó mặc kệ rồi chiến tranh lạnh cũng tan đi.
Không thể trông vào đồng lương kỹ sư xây dựng để trả hết nợ cho công ty được, con trai tôi vừa làm ở công ty vừa tranh thủ buôn bán đất đai. Rất may là nó gặp thời. Sau 1 năm buôn bán đất nó trả hết nợ công ty lại còn mua được 1 cái camry mới tinh. Rồi Lý mang bầu và sinh đứa thứ 2 là con trai. Nó gọi điện cho tôi: "Con tự hào lắm bố ạ".
Đến năm nay chúng nó đã có với nhau 2 mặt con một gái, một trai. Tôi yên tâm về chúng nó, nghĩ là chúng nó sẽ hạnh phúc. Nhưng vừa rồi nhà tôi gọi điện nói: "Lại xảy ra chiến tranh lạnh rồi". "Vì sao vậy?" "Cái Lý yêu cầu chồng sáng chở đi làm, chiều đón về. Nó bảo nắng lắm, đi xe máy không chịu được". Tôi nói: " Em động viên con trai bảo nó hết sức bình tĩnh. Không được để chiến tranh lạnh trở thành chiến tranh nóng. Chiến tranh lạnh hoặc sẽ thành chiến tranh nóng hoặc sẽ tự tan đi". "Em không biết có tan không. Sống với chúng nó mà nhà không vui em chán lắm".
Khi tôi viết bài báo này thì chiến tranh lạnh trong nhà con trai tôi vẫn chưa kết thúc. Ngoài đường nắng nóng, không khí trong gia đình còn nóng hơn. Tôi gọi điện cho con trai: "Có một nhà tâm lý học Châu Âu nói rằng: "Các ông chồng đừng bao giờ cố gắng vì vợ, bởi không bao giờ là đủ". Câu nói đó hơi cực đoan nhưng không phải là hoàn toàn vô lý. Con bình tĩnh, làm tròn phận sự của người chủ gia đình. Không nói gì cả. Chiến tranh lạnh rồi sẽ qua đi. Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì không tự đến mà hai vợ chồng phải phấn đấu cả đời mới có. Hãy nhìn nhau mà sống. Và phải biết nhịn. Một sự nhịn là chín sự lành. Nếu để xảy ra chiến tranh nóng thì gia đình sẽ tan, con thất bại và vợ con cũng thất bại".
Cuộc gặp với em hôm đó ở buổi họp lớp đã trở thành bước ngoặt của cuộc đời tôi.
" alt=""/>Tình yêu tự đến còn hạnh phúc thì khôngKhông dạy trẻ về trách nhiệm gia đình
Bạn không nên để trẻ con quen với nhận thưởng cho những công việc vặt trong gia đình. Vì chúng đang sống trong gia đình chứ không phải là khách sạn. Chúng nên phát huy vai trò của mình trong gia đình. Nếu con cái lớn lên mà không hề có sự quan tâm đúng mực đến cha mẹ, anh em thì làm sao bạn có thể trông mong chúng sẽ đối xử tử tế với người ngoài và công việc của chúng sau này.
Dù chúng đỗ đại học hay tìm được một công việc nào đó thì cũng lấy gì đảm bảo chúng sẽ được thiên hạ công nhận và tin cậy khi không chịu làm những công việc đơn giản và gần gũi hàng ngày?
Không gương mẫu
Cách mà vợ chồng cư xử với nhau rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển mối quan hệ của bọn trẻ, đặc biệt giai đoạn chúng trưởng thành.
Nếu vợ hay chồng cư xử với nhau không đúng mực hay thường xuyên cãi vã, quát mắng nhau thì sẽ khiến con cái học theo cách cư xử như vậy. Con cái học được ở ba mẹ bằng cách quan sát cha mẹ chúng nhiều hơn là nghe cha mẹ giáo huấn.
Ngược lại nếu vợ chồng yêu thương và tôn trọng lẫn nhau thì sẽ cho con cái thấy được chân giá trị của một mái ấm gia đình. Từ đó sẽ là động lực lớn giúp chúng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Quá kỳ vọng
Đối với con cái thì bạn nên có sự trông mong hợp lý về chúng, đặc biệt khi chúng còn nhỏ. Nếu bạn muốn ra ngoài ăn tối nhưng lại hi vọng là đứa con 2 tuổi của mình ngoan ngoan ngồi yên như một chậu cây cảnh thì thật là không tưởng.
Hay như, nếu bạn thích con bạn trở thành một siêu cầu thủ trong khi chúng hơi nặng ký và lại say mê đọc sách thì bạn nên thay đổi quan điểm đó của mình.
Không nên nuôi ảo vọng về bọn trẻ. Mong đợi và hướng con cái đến nghề mình định sẵn là một ý định nguy hiểm. Nó cướp sự tự do phát triển của trẻ em. Con sẽ bất hạnh và oán trách bạn về sau nếu như cháu bé thích trở thành vận động viên bơi lội mà bạn lại ép con thi Kiến trúc cho giống nghề của bạn.
Con bạn luôn là một cá thể khác biệt với những điểm mạnh điểm yếu không theo ý đồ của bạn. Bạn phải chấp nhận điều này và nên hạnh phúc vì sự khác biệt, nổi trội của con mình. Không có ngành nào tốt và ưu việt, chỉ nên quan tâm tài năng của con ta trong ngành đó ra sao sau này.
Quên dạy con tự lập
Nuông chiều chính là cách cướp đi của con năng lực tự lập. Nhiều trẻ em đến 15 tuổi còn chưa biết gọt vỏ hoa quả và tự nấu ăn. Sau này, khi gặp biến cố, hoạn nạn hoặc thay đổi môi trường sống, con bạn sẽ bị sốc và khó có thể vượt qua thử thách dù chỉ là rất nhỏ.
Bạn có thể che chở cho con cái suốt đời không? Ai có thể đảm bảo suốt hành trình cuộc đời chúng sẽ không gặp tai ương?
Dạy chúng cách tự làm tự ăn, tự bảo vệ mình không có nghĩa là bạn ít quan tâm đến chúng; mà điều đó thể hiện rằng bạn yêu chúng nhiều và đúng cách hơn.
![]() |
Áp đặt ý tưởng
Ngoài việc ép con đi theo nghề mình định sẵn. Một số phụ huynh còn áp đặt cả bạn bè, sinh hoạt và sự giao lưu của con cái với xã hội xung quanh. Cha mẹ nên biết lắng nghe con cái. Có những điều bạn muốn nhưng chúng lại không muốn. Bạn cần thiết phải cho chúng tự do nếu sự tự do đó hoàn toàn chính đáng và vô hại.
Hãy định hướng cho con mình và để cho chúng lớn lên một cách tự nhiên. Khi bọn trẻ đã trưởng thành thì hãy để con bạn tự quyết định nghề nghiệp, bạn bè, công việc và lời khuyên của cha mẹ lúc đó chỉ mang tính chất định hướng.
Thất hứa
Đừng hứa chắc chắn với con cái về một điều gì đó mà không thực hiện. Bởi mỗi lời nói của cha mẹ đối với chúng có thể gọi là nhất ngôn cửu đỉnh. Chúng luôn hy vọng và tin vào những gì cha mẹ hứa hẹn.
Nếu lời hứa đó không được thực thi thì con cái sẽ mất dần niềm tin vào cha mẹ. Như vậy mỗi khi bạn khuyến khích con bằng cách hứa với chúng một điều gì đó thì hãy hãy chắc chắn rằng điều đó khả thi để xây dựng niềm tin yêu cho chúng.
***
Bạn mắc lỗi nào trong mười lỗi trên? Nếu mắc thì cũng không sao cả. Ngay người viết bài này cũng chẳng được hoàn hảo. Để trở thành bậc phụ huynh khả kính và mẫu mực, chúng ta luôn cần sửa mình và không ngừng học hỏi. Nâng cấp để hoàn thiện bản thân mình về trí tuệ, đạo đức, kỹ năng, kiến thức và bản lĩnh sống chính là cách tốt nhất và đúng đắn nhất để nuôi, dạy và rèn con nên người.
Tôi cho rằng, cách tốt nhất để giáo dục con về những kiến thức và kỹ năng sử dụng đồng tiền chính là cho con tham gia trực tiếp vào đời sống tài chính của gia đình.
" alt=""/>10 sai lầm phổ biến của các bậc phụ huynh