Nhưng hầu như chưa có ai chỉ ra một cách cụ thể người Nhật đã được học như thế nào về phòng chống thiên tai trong trường học.
Những nội dung liên quan đến phòng chống thiên tai xuất hiện trong nhiều môn học, hoạt động giáo dục nhưng chủ yếu tập trung ở môn Xã hội và sau này từ thập niên 90, có thêm môn Đời sống.
![]() |
Các em nhỏ đang thực hành phòng chống thiên tai |
Ở cấp tiểu học, nó được trình bày trong “Hướng dẫn học tập” chỉ đạo nội dung và phương pháp học tập dành cho các trường phổ thông trên toàn quốc của Bộ Giáo dục Nhật Bản, được ban hành lần đầu năm 1947, bao gồm bản tổng quát và các bản dành riêng cho từng môn. Sau đó định kỳ khoảng 10 năm được xem xét lại. Bản hiện hành được ban hành năm 2008.
Nội dung học tập về phòng chống thiên tai trong bản Hướng dẫn học tập môn Xã hội tập I (1947)
Từ năm 1947, hệ phổ thông của Nhật chia làm ba cấp: tiểu học (6 năm), trung học cơ sở (3 năm) và trung học phổ thông (3 năm). Nội dung học tập ở từng lớp được cấu tạo theo từng chủ đề (vấn đề).
Về các nội dung có liên quan đến phòng chống thiên tai, ở lớp 1, học sinh sẽ được học chủ đề có tên “Để trở thành đứa trẻ tốt ở nhà và ở trường, chúng ta phải làm gì?”.
Trong chủ đề này, Hướng dẫn học tập gợi ý các ví dụ về phòng chống hiểm họa ở gia đình, trường học như: Thảo luận, viết về những điều ở trường hay ở nhà cần phải chú ý đề phòng (đèn, thiết bị điện, mảnh thủy tinh, đinh, động, thực vật có hại, tro than, lửa…); Thảo luận về các quy định cần thiết nhằm phòng chống hiểm họa khi đi cầu thang, đi ngoài hành lang, hoạt động ở sân vận động, sử dụng dụng cụ.., phát hiện ra các lí do cần đến các quy định đó; Luyện tập chống hỏa hoạn và ghi nhớ cửa thoát hiểm; Thảo luận về việc đã từng bị thương…
Ở lớp 2, học sinh được học chủ đề “Chúng ta phải làm gì để sống an toàn và khỏe mạnh?”. Trong chủ đề này, Hướng dẫn học tập đưa ra hoạt động tập huấn cứu hỏa (làm thế nào để chạy thoát an toàn, nếu quần áo bắt lửa thì phải làm gì?).
Ở lớp 4, học sinh được học chủ đề “Tổ tiên chúng ta đã làm gì để phòng chống các hiểm họa?”. Trong đó, các hoạt động học tập được phân làm hai nhóm.
Nhóm mộtlà các hoạt động học tập giúp học sinh “Biết về phương pháp phòng chống hiểm họa của tổ tiên” như:Báo cáo về các loại thiên tai và thiệt hại do chúng gây ra; Quan sát rừng chắn bão; Nghe và cùng nói về thiệt hại do nước gây ra; Quan sát các công trình chống lũ lụt như đê, đập, cống và vẽ tranh về chúng; Cùng thảo luận xem khi bị lũ lụt con người giúp đỡ lẫn nhau như thế nào và nghe các câu chuyện về nó; Nghe và đọc các câu chuyện về những người dấn thân trị thủy ở địa phương; Cùng nói và viết về sự đáng sợ của hỏa hoạn; Đọc và nghe về sự phát triển của nghề cứu hỏa; Nghe các câu chuyện về dụng cụ cứu hỏa thời xưa, thu thập chúng; Làm áp phích phòng chống hỏa hoạn.
Nhóm hailà các hoạt động học tập giúp học sinh “Biết về các phương pháp cảnh báo hiểm họa” như: Nghe chuông và còi báo động, ghi nhớ tín hiệu; Nghe thông báo cảnh báo nguy hiểm từ đài, điện thoại; Bắt chước phát thanh dự báo thời tiết; Báo cáo về những việc cần phải chuẩn bị của người leo núi nhằm tránh nguy hiểm.
Ở lớp 6, học sinh sẽ học chủ đề “Làm thế nào để chúng ta có cuộc sống an toàn?”. Trong chủ đề này, học sinh học các phương pháp phòng chống tai nạn như:Lập kế hoạch làm cho quê hương an toàn và cùng mọi người thực hiện; Mời nhân viên cứu hỏa hoặc cảnh sát trực đêm tới và nghe họ nói về công việc của mình; Quan sát cửa thoát hiểm, dụng cụ cứu hỏa và máy cảnh báo hỏa hoạn ở rạp chiếu phim, rạp kịch, cửa hàng bách hóa, tòa nhà công cộng và cùng thảo luận về hành động khi có hỏa hoạn xảy ra; Diễn tập phòng chống hỏa hoạn; Cùng nói về ý nghĩa của các tín hiệu như chuông, còi báo động, kẻng, xây dựng các quy tắc cho bản thân phải làm gì trong trường hợp đó; Thực hành ứng cứu khẩn cấp.
![]() |
Trẻ em tham dự một buổi lễ trồng cây gần bờ biển ở TP Soma được tổ chức vào tháng 6/2015, thuộc dự án phòng chống thiên tai |
Nội dung học tập về phòng chống thiên tai trong bản Hướng dẫn học tập hiện hành
Bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước, môn Đời sống được thiết lập ở trường tiểu học dành cho học sinh lớp 1 và 2, tập trung vào mối quan hệ giữa học sinh với tự nhiên, đời sống xã hội và nhà trường. Đây là môn học cơ sở để học sinh học tiếp môn Xã hội ở các lớp tiếp theo.
Phòng chống thiên tai được đưa vào các nội dung học tập cho dù bản Hướng dẫn học tập không đề cập trực tiếp.
Từlớp3 tới lớp 6, học sinh sẽ được học môn Xã hội với mục tiêu là: “Làm cho học sinh có hiểu biết về đời sống xã hội, giáo dục hiểu biết và tình yêu đối với lãnh thổ và lịch sử nước ta, giáo dục nền tảng phẩm chất công dân cần thiết với tư cách là người xây dựng quốc gia - xã hội hòa bình, dân chủ và sinh sống trong cộng đồng quốc tế”.
Các hoạt động học tập liên quan đến phòng chống thiên tai được thiết kế dựa trên mục tiêu đó.
Chẳng hạn ở lớp 3 và 4học sinh sẽ được học nội dung “Tiến hành tham quan học tập, điều tra, tra cứu các tư liệu liên quan đến việc phòng chống tai nạn và thiên tai ở xã hội địa phương từ đó suy ngẫm về tác dụng của các cơ quan bảo vệ an toàn của người dân cũng như sự sáng tạo, nỗ lực của những người làm việc ở các cơ quan đó cũng như của người dân địa phương”.
Cụ thể hơn, học sinh sẽ tập trung học tập hai nội dung: Sự hợp tác của các cơ quan có liên quan với người dân địa phương trong việc phòng chống tai nạn và thiên tai; Thể chế ứng phó với tình trạng khẩn cấp do các cơ quan có liên quan liên kết với nhau tạo ra.
Để làm rõ về phòng chống thiên tai, giáo viên sẽ lựa chọn và đưa ra các ví dụ về thiên tai như hỏa hoạn, bão lụt, động đất để học sinh tìm hiểu, học tập.
Tương tự, ở lớp 5, mục tiêu học tập của học sinh trong môn Xã hội là: “làm cho học sinh có hiểu biết về đất đai, tài nguyên của nước ta và mối quan hệ giữa môi trường nước ta với đời sống quốc dân, có mối quan tâm sâu sắc tới tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, phònng chống thiên tai, giáo dục tình yêu đối với tài nguyên, đất đai”.
Từ năm 1947, dù được biên soạn dựa trên bản Hướng dẫn học tập nhưng từng bộ sách của các nhà xuất bản lại có cách tiếp cận và trình bày nội dung riêng rất phong phú. Cơ chế này cũng giúp giáo viên tiến hành các giáo dục thực tiễn có tính độc lập tương đối với chương trình (bản Hướng dẫn học tập) và sách giáo khoa. Trong đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tiến hành điều tra, thu thập thông tin ở ngay địa phương mình và dùng nó làm nguyên liệu thiết kế nên bài học.
Vì vậy, hoạt động học tập về phòng chống thiên tai không chỉ là việc học các tri thức giáo khoa mà còn là các hoạt động thực tiễn và hữu ích cho đời sống.
Nguyễn Quốc Vương
" alt=""/>Dạy con kiểu Nhật: Vì sao trẻ em Nhật bình tĩnh trước thiên tai?Theo đó, mẫu iPhone cao cấp mới của Apple có thiết kế màn hình mới "đục lỗ" kiểu hình viên thuốc và 1 chấm tròn, mô tả màn hình dùng phiên bản iOS 16 beta 5.
Thông tin mới nhất được cập nhật là iPhone 14 sẽ hồi sinh hiển thị phần trăm pin ở thanh trạng thái trên cùng màn hình, tính năng từng bị Táo khuyết khai tử từ năm 2017.
Một bổ sung thú vị khác là giao diện phát nhạc trên màn hình khoá. Apple có thể sẽ đưa tính năng này cùng với màn hình luôn bật (Always-On Display) đến với các iPhone Pro mới.
Tính năng màn hình luôn bật sẽ cho phép hiển thị một số thông tin được thiết lập tùy chọn với giao diện đơn giản. Always-On Display cũng được cho là sẽ tiêu hao mức năng lượng cực thấp. Nó giống như Apple Watch có màn hình luôn bật, thiết bị hiển thị mặt đồng hồ ngay cả khi không có tương tác. Khi đó, độ sáng màn hình sẽ giảm và một số yếu tố hình ảnh bị ẩn đi để tiết kiệm pin.
Theo các tin đồn, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ là những chiếc iPhone đầu tiên có màn hình luôn bật nhờ được trang bị tấm nền OLED có tốc độ làm tươi biến đổi trong khoảng từ 120Hz đến 1Hz.
Để so sánh, màn hình iPhone 13 Pro nằm trong khoảng 120Hz đến 10Hz. Mặc dù trên lý thuyết, Apple có thể thêm tính năng Always-On Display cho iPhone 13 Pro, nhưng tính năng này sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi tốc độ làm tươi xuống tới 1Hz.
Loạt iPhone 14 được dự kiến ra mắt vào ngày 13/9 tới gồm 4 mẫu iPhone 14 (6,1 inch), iPhone 14 Max (6,7 inch), iPhone 14 Pro (6,1 inch) và iPhone 14 Pro Max (6,7 inch). Mức giá iPhone mới có thể sẽ tăng thêm 100 USD với tất cả các phiên bản so với loạt iPhone 13 ra mắt năm ngoái.
" alt=""/>Mẫu iPhone 14 Pro tuyệt đẹp, cập nhật các tính năng mới nhấtBộ phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ với sự góp mặt của Việt Anh, Quỳnh Nga, Lã Thanh Huyền… đang gây sốt trên nhiều kênh truyền thông. Độc giả gần xa cũng liên tiếp gửi ý kiến về báo điện tử VietNamNet. Ví dụ, bạn Kim Anh (Nam Định) chia sẻ: “Tôi hụt hẫng khi xem 'Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ’”. Tuy nhiên, độc giả Ngọc Huyền (Hà Nội) thì đặt câu hỏi: Sao lại chê bai, chỉ trích phim 'Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ'?
Tình tiết lằng nhằng, drama nối tiếp drama
Chia sẻ về bộ phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũđộc giả ký tên Hai lúa Ngoại thành nêu câu hỏi: “Kịch bản kém, toàn ba chuyện nhí nhố, xa thực tế. Các diễn viên vào vai guợng gạo chả có hồn cốt gì”. Trong khi đó, theo bạn Sand Crepper thì “cảm giác như đang xem phim Hàn cũ. Các tình tiết lằng nhằng, drama nối tiếp drama. Mối quan hệ giữa các nhân vật khiến mình xoắn hết cả não”.
Tương tự, các độc giả Minh Tâm hay An Nguyên cũng thốt lên: “Mối quan hệ trong phim quá lằng nhằng, đời thật khó có chuyện éo le đến như vậy“, “Nếu cũng có những cảnh ghen tuông thì phim lại đi vào lối mòn mất”…
Theo bạn Anh Thư, “phim hơi miên man, thiếu những cao trào với những xử lý bất ngờ”. Còn độc giả Thanh Sang thì cho rằng Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ “hơi phi thực tế, chuyện tình cảm quá lằng nhằng, xem cảm giác mệt, không biết đến khi nào mới kết thúc”.
Độc giả Hai Lúa chê “phim tào lao” với lý do “chẳng lẽ chồng cũ vợ cũ đã ly hôn lại thân thiết với nhau hơn cả chồng cũ vợ mới. Lời thoại nghe ngứa tai không chịu được”. Còn bạn Phùng Khanh thẳng thắn nhận xét: “Đây là bộ phim nhạt nhẽo nhất mà tôi đã từng xem, bộ phim làm mất thời gian, không đem lại được bất kỳ nội dung nào có ích, chỉ thấy sự nhây nhây của người chồng, lì lợm vô duyên của vợ cũ và nhu nhược của người vợ mới".
Tiếp tục luồng ý kiến này, bạn Đỗ Hoài Hương cho rằng “phim không đưa ra thông điệp giáo dục điều tốt đẹp cho cuộc sống thể hiện qua thái độ giao tiếp của những nhân vật trong phim. Chuỗi phim trình ra sự trần trụi dễ gây nhầm lẫn cho giới trẻ”. Còn theo độc giả Thang Pham, “bộ phim chỉ cho thấy rõ sự xuống cấp của đạo đức, không thấy tính giáo dục”.
Diễn viên đẹp nhưng diễn không “ngọt”
Đó là nhận xét của độc giả Anh Thái sau khi theo dõi các tập phim Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũvới diễn xuất của hàng loạt gương mặt đẹp như Việt Anh, Chí Nhân, Lã Thanh Huyền, Quỳnh Nga… Theo bạn đọc này, “diễn viên bây giờ đẹp hơn nhưng cách diễn tâm lý thì không được ngọt, xem không đã.”
Có góc nhìn tương tự, bạn Việt An cho rằng: “Xem phim cảm giác cứ lưng lửng kiểu gì đó, không tới được sâu bên trong, rất hụt hẫng”. Nhận xét về diễn xuất của “cá sấu chúa” Quỳnh Nga, theo bạn Thanh Sơn, “Quỳnh Nga diễn cũng lâu rồi mà mãi không cải thiện được, đóng cứ cứng sao đó, cảm giác không ngọt”.
Có chung quan điểm, theo độc giả Đức Hưng hay Huy Do, “lớp diễn viên mới bây giờ diễn không kiểu tự nhiên như thế hệ trước, xem cứ có cảm giác gượng ép”, “tôi ít xem phim Việt vì kịch bản, cách diễn có cảm giác khiên cưỡng, không tự nhiên”.
Không có gì là hoàn hảo
Đưa ra ý kiến hoàn toàn trái ngược với những nhận xét trên, theo bạn đọc có nickname Bún Đậu Mắm Tôm, “VTV giờ toàn diễn đỉnh thôi. Ai diễn cứng là bị khán giả lọc ngay”.
Trong khi đó, nhận xét về cả bộ phim truyền hình dài tập của đạo diễn Vũ Trường Khoa, độc giả Thanh Tâm cho rằng: “Nghệ thuật nên mỗi người có góc nhìn khác nhau, người thấy hay, kẻ thấy dở, đó cũng là chuyện bình thường”. Tán đồng ý kiến này, các bạn Cẩm Tú, Khánh Nguyên hay Ngọc Tuấn… chia sẻ: “Không gì là hoàn hảo. Phim cũng còn những hạt sạn xem hơi khó chịu"; “Mình coi phim kiểu giải trí, tâm thế nhẹ nhàng, hay thì xem qua, không thì thôi, không nặng nề hay chỉ trích gì”; Việt Nam giờ thịnh hành các phim tình cảm gia đình, xem khá thú vị”…
Độc giả QuangHa17 khẳng định: “Phim nào cũng có người khen, người chê, đó là bình thường. Giống như món ăn sẽ tùy khẩu vị mỗi người”. Đây là ý kiến được nhiều người tán đồng và cũng có thể coi là “cây chốt” cho những tranh cãi của khán giả về Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ.
Lê Cúc (tổng hợp)
" alt=""/>'Chồng cũ, vợ cũ, người yêu cũ’: Phim nhạt nhẽo nhất từng xem!