Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị
PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, giáo dục dinh dưỡng, tạo cho trẻ em lối sống lành mạnh và giáo dục thể chất là rất quan trọng. Việc này có thể thông qua các kênh, thậm chí có thể lồng ghép vào các môn học.
Bà Nhung lấy ví dụ ở Nhật Bản, nhờ chương trình bữa ăn học đường và luật giáo dục dinh dưỡng đã tạo cho trẻ em lối sống năng động, lành mạnh. Người Nhật có thể sống thọ đến 83-86 tuổi cũng là nhờ lối sống này từ nhỏ.
“Hiện Việt Nam đã triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng nhưng ở các vùng khó khăn, khi mức thu chỉ 10-15 nghìn đồng/bữa sẽ rất khó để thực hiện một bữa ăn đủ năng lượng chứ chưa nói đến cân bằng dinh dưỡng”.
Ngoài ra theo bà Nhung, thừa cân, béo phì cũng liên quan đến những thực phẩm không lành mạnh, do đó cần có chính sách cấm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm không tốt cho sức khỏe trẻ em ở trong căng tin hay trước cổng trường học.
Đồng tình với điều này, bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải có giải pháp tăng thời lượng hoạt động thể lực cho học sinh.
“Thực tế qua khảo sát cho thấy, chỉ có 19,7% trẻ em hoạt động thể lực đủ 60 phút mỗi ngày. Vì thế, học sinh Việt Nam đang phải đổi mặt với gánh nặng kép là suy dinh dưỡng, béo phì”, bà Nga nói.
Bác sĩ Phạm Thị Quỳnh Nga
Trong khi đó, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho rằng, muốn nâng cao thể lực, tầm vóc của học sinh, sinh viên, trước hết phải tạo điều kiện cho thầy cô và phụ huynh hiểu được thế nào là tăng cường hoạt động thể lực.
“Chúng tôi đã đi thăm nhiều trường nhưng công tác giáo dục thể chất của chúng ta còn quá lạc hậu và khác xa với mong muốn. Nhiều trường cũng dạy bơi nhưng lại sử dụng đồng hồ bấm giây. Thực tế, điều quan trọng khi ngã xuống biển là có thể tồn tại được bao lâu để chờ ứng cứu chứ không phải là việc bơi nhanh bao nhiêu”, ông Tiến dẫn chứng.
Tiếp thu ý kiến của chuyên gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, vấn đề về dinh dưỡng phù hợp và rèn luyện thể lực đối với trẻ em là vấn đề mà xã hội luôn quan tâm, bởi không ai muốn con em mình thấp bé, nhẹ cân hay béo phì.
“Qua khảo sát cho thấy, trẻ khỏe mạnh mới có thể khắc phục được nhiều bệnh của thời đại”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Do đó, theo Bộ trưởng, chương trình Giáo dục phổ thông mới tới đây triển khai sẽ nhấn mạnh đến giáo dục toàn diện đức - trí - thể - mĩ, trong đó đặc biệt quan tâm đến thể lực, sức khỏe.
“Không phải đến giờ chúng ta mới thực hiện đảm bảo dinh dưỡng học đường, rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên nhưng lần này chúng ta làm bài bản. Một năm vừa rồi là bước khảo sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, để năm tới đây sẽ triển khai mô hình điểm về bữa ăn học đường tại từng vùng miền. Sau một năm nữa, những mô hình điểm này sẽ được tổng kết, mô hình nào thành công sẽ nhân rộng”.
Bộ trưởng nhấn mạnh, cần phải thay đổi nhận thức rằng đầu tư vào con người là đầu tư rẻ nhất. “Nếu đất nước phát triển nhưng con người ốm đau, bệnh tật thì sẽ rất tốn kém. Điều quý hơn, những thói quen về dinh dưỡng và rèn luyện tốt nếu được trang bị từ nhỏ sẽ đi theo trẻ suốt đời”.
Hiện tại, tập đoàn TH đang tập trung hỗ trợ dự án xây dựng mô hình điểm tại các vùng, miền về thực hiện chế độ bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực.
Bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH cho biết, hiện Tập đoàn này đã ký hợp đồng với những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản, kết hợp với những chuyên gia Việt Nam để thí điểm chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam.
“Quan trọng là sự đồng lòng và quyết tâm thì mọi việc sẽ đi đến đích, trẻ em sẽ có được chiều cao mong muốn” - Bà Thái Hương chia sẻ.
Đề án 41 đưa ra mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên, giáo viên; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Ít nhất 90% cơ sở giáo dục tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. 100% cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ các các quy định về hoạt động thể lực thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. |
Thúy Nga
- Bức xúc vì bữa ăn của con chỉ có một chút củ cải xào, 4 miếng đậu phụ nhỏ và 5 viên chả cá đông lạnh, nhiều phụ huynh đã “vây” trước cổng trường yêu cầu được đối thoại.
" alt=""/>“Đầu tư vào thể lực, sức khỏe của trẻ là đầu tư rẻ nhất”Ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM cho hay, theo lịch sinh viên của trường sẽ trở lại trường vào 10/2. Tuy nhiên khi nhận được chỉ đạo thành phố về việc cho học sinh, sinh viên nghỉ, nhà trường đã ngưng việc cho sinh viên đi học.
![]() |
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM |
Ông Tuấn cho hay quan điểm của nhà trường là chống dịch phải dứt khoát, nên đã dời việc học tới 3 tuần lễ. Do vậy, quyết định cho sinh viên nghỉ hay học cần có căn cứ cụ thể, có lợi ích gì và nếu đi học mà có bệnh thì như thế nào.
Dẫn số liệu cập nhật mới nhất về số ca tử vong và nhiễm virus corona ở Mỹ là 12/145 (8,2%), Hàn Quốc là 40/6284 (0,65%), ông Tuấn cho biết đưa ra con số này "để thấy có sơ sở để quyết định việc đi hay nghỉ học, đặc biệt các trường y. Nếu giai đoạn tới quá tải về hệ thống y tế và phải huy động lực lượng để lo cho vấn đề thì ngoài hệ thống y tế phải có nguồn lực dự bị, và nguồn lực này chính là hệ thống sinh viên của các trường khoa học sức khỏe” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn đề xuất tuần tới nên để sinh viên y khoa đi học trở lại để khi cần huy động lực lượng chống dịch, các em có thể tham gia ngay. Đồng thời, Sở Y tế giao các bệnh viện tiếp nhận sinh viên y để các em học tập, tập huấn kiến thức phòng chống dịch.
Ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho hay trường đã khảo sát ý kiến của sinh viên và giảng viên, kết quả là khối sau đại học mong muốn sớm đi học lại - đội ngũ này hầu hết là bác sĩ. Khối đại học có 2/3 số sinh viên muốn đi học lại sớm.
Đồng ý quan điểm của ông Tuấn, ông Xuân cho rằng các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM tiếp nhận sinh viên y khoa vào thực tập để các em trang bị kiến thức về công tác phòng, chống dịch.
Lê Huyền
- Gần 70.000 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM và hàng chục ngàn sinh viên của các trường ĐH khác nghỉ hết tháng 3 tránh dịch virus corona.
" alt=""/>Đề xuất bổ sinh viên trường y đi học sớm, bổ sung vào lực lượng chống CovidChồng bỏ đi, mẹ đơn thân bất lực không cứu nổi con ung thư
Đang điều trị bỏng nặng, người phụ nữ phát hiện mắc u tủy
Từ ngày con trai ra đời, thay vì sung sướng, hạnh phúc như nhiều bậc cha mẹ khác, vợ chồng chị Trần Thị Hằng lại sống trong cảnh hãi hùng, nơm nớp, chưa đêm nào yên giấc. Phần vì thương đứa con bé nhỏ đang bị dày vò bởi bệnh tật, phần vì lo lắng không biết tìm cách nào để vay mượn tiền cứu mạng con.
Đó là hoàn cảnh gia đình bé Lê Trọng Thanh (trú tại Thôn Mai Chữ, xã Đông Nam, Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Bé bị não úng thủy từ khi lọt lòng mẹ, sự sống đang rất đỗi mong manh. Bé có thể ra đi bất cứ lúc nào nếu thiếu đi sự chung tay giúp sức của cộng đồng.
![]() |
Đầu bé Thanh ngày một phình to |
Nghe chúng tôi hỏi thăm về bệnh tình của con, chị Hằng mắt đỏ hoe, nghẹn ngào nói: “Cháu sinh non khi mới 34 tuần, sinh ra cháu phải nằm lồng kính, mẹ con cách li nhau.
Đến khi về nhà được 4 tháng thì sau một trận sốt kéo dài, đầu cháu cứ to dần ra. Vợ chồng em vay được ít tiền đưa cháu đi Bệnh viện Nhi trung ương khám thì biết được con bị não úng thuỷ”.
Số phận cậu bé non nớt đã thiệt thòi ngay từ lúc lọt lòng. Do sinh thiếu tháng, chị Hằng không có sữa nuôi con, phải dùng đến sữa ngoài. Nhiều lần hết sữa, không có tiền, chị đành pha nước đường hoặc chắt nước cơm cho con uống thay.
![]() |
Chị Hằng lo sợ tương lai con gặp điều chẳng lành |
Từ lúc chào đời đến nay, cậu bé đã phải trải qua 3 cuộc phẫu thuật. Lần nào cũng khốc liệt và tốn kém vô cùng. Để có tiền đưa con ra ngoài Hà Nội chữa trị, vợ chồng chị Hằng đã phải vét sạch những đồng tiền ít ỏi trong nhà, đồng thời vay mượn khắp nơi.
“Anh chị em hai bên gia đình nội ngoại, ai cũng có hoàn cảnh khó khăn nên không thể giúp đỡ được nhiều. Chồng tôi làm phụ hồ lương chẳng thấm vào đâu so với chi phí con nằm viện”, chị ngậm ngùi.
![]() |
Có lúc tính mạng bé rơi vào nguy kịch |
Trong ba lần làm phẫu thuật trước, bé Thanh được bảo hiểm y tế hỗ trợ cho trẻ sơ sinh nhưng chi phí thuốc men ngoài danh mục và công cụ hỗ trợ thì gia đình phải chi trả một khoản không hề nhỏ. Sắp tới điều trị lâu dài, không biết cha mẹ bé sẽ phải xoay sở ra sao.
Gạt những giọt nước mắt đang lăn dài trên hai gò má, chị Hằng cho biết: “Ngày cũng như đêm, cháu quấy khóc liên tục, tôi cùng dì của cháu phải thức suốt đêm thay nhau bế. Nhìn con như vậy người làm mẹ nào cầm được lòng".
Bé Thanh có cơ hội mạnh khỏe lại nếu được tiếp tục điều trị lâu dài, nhưng với hoàn cảnh lúc này, gia đình bé đang rất cần tới sự giúp đỡ từ phía các tấm lòng hảo tâm, bạn đọc xa gần.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Lê Trọng Vương/Chị Trần Thị Hằng, thôn Mai Chữ, xã Đông Nam, Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. SĐT 0965676104 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.285 (bé Lê Trọng Thanh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. |