Ông Nguyễn Văn Tân, Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ cho biết, dân số Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn, trong đó có mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nên dừng chúc nhau 'có thêm quý tử’
Ông Tân cho biết, Việt Nam hiện nằm trong nhóm 15 nước có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao và là đại diện duy nhất ở Đông Nam Á với tỉ lệ xấp xỉ 114 bé trai/100 bé gái, trong khi Quỹ dân số Liên hợp quốc khuyến cáo ở mức 102-106 bé trai/100 bé gái.
“Cả Lào, Campuchia, Thái Lan đều không có. Trước đây Singapore từng có nhưng không quá nặng nề và giờ họ đã kiểm soát tốt”, ông Tân nói.
Nếu xét toàn châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc với tỉ lệ 117-118/100. Kỷ lục tại quốc gia đông dân nhất thế giới từng có lúc lên tới gần 140/100.
![]() |
Tại châu Á, tỉ lệ bé trai/bé gái của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc |
Ở Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, tỉ lệ này chỉ ở mức 110-111/100.
Tại Việt Nam, dù xuất hiện muộn song tốc độ mất cân bằng giới tính tăng rất nhanh, lan rộng từ thành thị đến nông thôn.
Theo ông Tân, khu vực có tỉ lệ mất giới tính khi sinh cao nhất là đồng bằng sông Hồng, trong đó có Hà Nội với mức trung bình 120/100, kế đó là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
Một số huyện ngoại thành Hà Nội có tỉ lệ đạt ngưỡng báo động đỏ như: Ứng Hòa (132,6/100); Mê Linh (127/100). Tại huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh), tỉ lệ này trong năm 2017 còn lên mức 151,6/100.
Trong khi đó, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐBSCL không cao. Ngay TP.HCM cũng chỉ ở mức 105-106/100.
Ông Tân cho biết, theo QĐ 468 của Chính phủ, mục tiêu đặt ra đến 2020 phải kìm giữ không vượt quá 115 bé trai/100 bé gái. Hiện ngành dân số đang làm mọi cách để tỉ lệ này ngừng tăng, là nền tảng để tiếp tục giảm xuống dưới 107/100 vào năm 2025.
Ông cũng chia sẻ về thói quen của người Việt vào đầu năm mới hay chúc những gia đình sinh con một bề gái “có thêm quý tử”.
“Đây là thói quen văn hoá lâu rồi, giờ chúng ta nên bỏ. Hàn Quốc cũng giống như chúng ta nhưng giờ họ không chúc nhau như vậy nữa. Hiện tại, số lượng người thích sinh con gái tại nước này cao hơn nhiều. Đó cũng là chỉ số xác định sự tiến bộ hơn của người ta với mình, vậy chẳng lẽ mình cứ lạc hậu mãi?”, ông Tân nêu quan điểm.
Ông cho biết thêm, Hàn Quốc cũng từng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng, nhưng hiện tại tỉ lệ này đã giảm về mức 107 bé trai/100 bé gái.
Cho ‘ngồi mâm dưới’ có thể bị xử lý
Để giảm tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, ông Tân cho biết cần đẩy mạnh truyền thông. Đây là giải pháp căn bản, lâu dài. Dù kết quả có thể không có trong ngày một ngày hai nhưng phải làm mạnh hơn nữa, để mọi người nhìn rõ được hệ lụy.
“Đặc biệt là những hệ lụy liên quan trực tiếp đến từng người, từng gia đình để họ thấy viễn cảnh của chính mình. Còn cứ nói chung chung là hệ lụy của xã hội thì nghe khó vào lắm”, ông Tân nhấn mạnh.
![]() |
Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân. Ảnh: T.Hạnh |
Ông Tân dẫn chứng, nếu hôm nay một người chọn sinh con trai thì sau này con người đó có thể không lấy được vợ. Con gái người đó có thể chưa kịp lớn đã có nhiều người săn đón, không học hành được đến nơi đến chốn, nguy cơ lấy chồng sớm.
Song song đó sẽ tăng cường thanh tra, xử lý, quy định cụ thể từng hành vi vi phạm liên quan đến lựa chọn giới tính; miệt thị, ứng xử không bình đẳng giới trong cuộc sống, chê trách người không sinh được con trai....
“Chúng tôi đang xây dựng luật Dân số, những nội dung này đã được lưu ý đưa vào thành các quy định trong dự thảo”, ông Tân thông tin.
Theo ông Tân, những lời nói trong cuộc sống hàng ngày tác động rất lớn đến hành vi của con người.
“Nhiều người hay nói cửa miệng nhà mày sinh toàn vịt giời thì thôi xuống mâm dưới. Tất cả những cái đó dù khó nhưng phải nghiên cứu để có mức xử lý phù hợp, tạo dư luận chung trong xã hội, ủng hộ bình đẳng giới, nâng cao vị thế người phụ nữ trong cuộc sống”, ông Tân nói rõ.
Riêng hành vi chẩn đoán giới tính trước sinh cũng sẽ bị xử lý mạnh hơn, thay vì phạt hành chính, như Hàn Quốc là tịch thu giấy phép hành nghề vĩnh viễn.
Nhân dịp năm mới, Phó tổng cục trưởng DS-KHHGĐ gửi lời chúc đến tất cả các gia đình: “Sinh đủ 2 con, dù gái hay trai nuôi dạy thật tốt để có cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc”.
Việt Nam đang đối mặt hàng loạt thách thức về dân số, nhiều vùng có mức sinh thấp và rất khó đưa lên.
" alt=""/>Năm mới nên dừng chúc nhau 'có thêm quý tử’BS Vũ Trung Trực, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, bệnh nhân T. (30 tuổi) đến viện khám do ngực phải to lên bất thường nhiều năm nay khiến anh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến tâm lý.
Khi kiểm tra, ngực phải của bệnh nhân ở mức độ 3, to tương đương một bên ngực của phụ nữ trưởng thành. Tuy nhiên các xét nghiệm nội tiết và tế bào học đều trong giới hạn bình thường.
![]() |
Phần vú phải phát triển to bất thường (ảnh trên) và phần tuyến vú đã được lấy ra phía dưới |
Ngày 22/1, BS Trực cùng ekip phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú bên ngực phải cho bệnh nhân bằng 2 kỹ thuật hiện đại gồm nội soi qua đường nách kết hợp với nội soi hút mỡ dưới áp lực.
Thông thường, nếu can thiệp bằng phương pháp mổ mở cổ điển, bệnh nhân sẽ chịu một đường phẫu thuật mở ngang qua quầng vú hoặc nếp dưới vú để lại đường sẹo dài mất thẩm mỹ. Với kỹ thuật mổ mới, hầu hết sẹo mổ được giấu hoàn toàn trong đỉnh hõm nách.
TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ cho biết, trong phẫu thuật hàm mặt, tạo hình nói chung, kỹ thuật nội soi đã được ứng dụng từ khá sớm để lấy bỏ các khối u sâu vùng hàm mặt, lấy các vạt tổ chức với đường rạch da tối thiểu, thẩm mỹ đặt túi độn ngực qua đường nách… giúp hạn chế các biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm sẹo xấu.
TS Hà thông tin thêm, với phương pháp mổ mở, nếu chỉ lấy tuyến vú không, phần ngực sẽ tạo thành hình núi lửa, rất xấu, do đó bắt buộc phải hút mỡ.
Hiện Việt Nam chưa có thống kê về tỉ lệ nam giới mắc hội chứng vú to. Tuy nhiên TS Hà khuyến cáo, những trường hợp nghi ngờ cần chẩn đoán kỹ để xác định to tuyến vú thật hay do béo phì. Những trường hợp buộc phải phẫu thuật sẽ không có nguy cơ tái phát nếu tuyến vú được lấy sạch.
Chuyện chị em ngực mướp vắt được ra sau lưng hoặc sa trễ 30-40 cm khá phổ biến nhưng những trường hợp dài đến hơn nửa mét thì vô cùng hiếm gặp.
" alt=""/>Nam thanh niên có ngực to như phụ nữBé Hải An trút hơi thở cuối vào chiều ngày 22/2 khi mới bước qua tuổi thứ 7 được 3 tháng do mắc u thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Đây là căn bệnh ung thư hiếm ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn.
Biết khó qua khỏi, trước khi ra đi, em và gia đình quyết định hiến mô tạng. Với tuổi của mình, em chỉ có thể hiến được giác mạc và các bác sĩ nói rằng, sẽ giúp ít nhất 2 bệnh nhân mù loà có thể nhìn thấy ánh sáng.
Thiên thần trong đời thường
Trước nghĩa cử cao đẹp đó, hàng trăm bạn đọc chia sẻ đến VietNamNet, nhiều người đã khóc, thương và cảm phục bé gái.
Bạn Nguyên huy thuong viết: "Cả xã hội nghiêng mình vì nghĩa cử cao đẹp của hai mẹ con". Bạn Đặng Anh Thơ: "Thương bé và cảm phục tấm lòng của cha mẹ bé. Tuy chỉ ở cõi tạm 7 năm nhưng bé như 1 ngôi sao sáng với ánh sáng mà bé có thể đem lại cho 1 hoặc 2 người. Cầu cho bé mãi bình an nơi vĩnh hằng".
Bạn đọc nickname tran cũng viết: "Cám ơn người mẹ dũng cảm và tấm lòng rộng mở. Gởi đến con những năng lượng yêu thương và cầu chúc cho con đến nơi bình yên nhất".
Một số bạn đọc bày tỏ sự cảm ơn và cho rằng, bé Hải An và gia đình đã làm một việc giúp ích cho đời và truyền cảm hứng cho những người may mắn còn sống.
Bạn Tri Phan viết: "Trên đời cần những tấm lòng như vậy. Mẹ và bé là những thiên thần trong đời thường".
Bạn Trương Phì: "Quy luật của tự nhiên là vô tình, nghiệt ngã. Không có phép mầu, không có ông bụt, không có bồ tát và càng không có cái gọi là chúa cứu thế. Chỉ có cái giống như phép mầu, đó là tình người. Cầu cho con thanh thản yên nghỉ".
Bạn Nguyen Anh viết như một lời tâm sự nhẹ nhàng, rủ rỉ: "Tôi đã gõ rồi lại xóa, rồi lại gõ, rồi lại xóa... Tóm lại, tôi không biết nói gì vì thực sự quá xúc động. Nước mắt không thể ngừng được. Con gái à, lâu rồi cô đọc một truyện ngắn, có một câu mà cô còn nhớ mãi: 'Con người đi qua, ánh sáng còn để lại'. Con đã để lại cho đời ánh sáng trong trẻo và tinh khiết nhất. Thiên thần, hãy ngủ ngoan con nhé. Cô cảm ơn con rất nhiều!"
Cứ đọc lại khóc
Rất nhiều bạn đọc chia sẻ, đã nhiều lần bật khóc khi đọc câu chuyện về bé Hải An. Khóc vì thương, vì xúc động và cả cảm ơn tấm lòng trân quý đó.
Bạn Nguyễn Đình Đầy: "Bác cảm ơn con, cảm ơn người mẹ dũng cảm. Cuộc sống rất cần và rất trân trọng những tấm lòng như vậy.
Bạn Đức: "Thực sự mình là đàn ông mà cũng không kìm được nước mắt!". Bạn Hoangphong: "Con còn nhỏ vậy mà tình thương nhân loại như biển rộng. Đọc mà ướt hết má. Cảm phục con".
"Đã gần 70, tôi không đọc hết bài viết vì nước mắt cứ dâng trào", bạn phanvanhào viết.
Bạn Phan Thanh Ngọc thì chỉ thật ngắn gọn: "Tôi đã khóc...". Bạn Tran binh: "Không biết nói gì. Tràn nước mắt. Chúc cháu luôn mỉm cười nơi chín suối".
Còn bạn Nguyễn Duy Hy: "Lần nào đọc lại bài này lòng tôi cũng nghẹn ngào... thương cháu quá".
Bạn Thúy Hiền bày tỏ: "Thương con nhiều lắm. Ngủ ngon và mơ thật nhiều nhé con. Ngàn hoa đang nở và từng đàn chim đang bay cùng con về phương xa ấy".
"Con sẽ còn ở lại mãi trong trái tim mọi người!", bạn Hồng Huê.
Trong lời tri ân gửi đến bé cùng gia đình, người đứng đầu ngành Y tế - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến - đã âu yếm gọi cô bé là “con gái nhỏ Hải An!”.
Trong đó có đoạn: "Tôi đã vô cùng xúc động khi được biết Hải An bé nhỏ đã trò chuyện về việc hiến mô tạng cùng mẹ của mình khi con đang vật lộn với đau đớn trên giường bệnh. Con đã làm được một điều khó tin nhưng là sự thật...
Tôi tin rằng, ở một nơi nào đó, con đang thấy hạnh phúc vì đã làm được một việc tốt và mang lại vô vàn thương yêu cho cuộc sống! Con gái nhỏ Hải An sẽ mãi hiện diện trong tim của cha mẹ con, ông bà con; trong tim của tôi và tất cả mọi người!"
Bộ trưởng Y tế trìu mến gọi bé là “con gái nhỏ Hải An”. Tuy thân thể con rời xa nhưng vẫn tiếp tục được sống thêm một lần nữa.
" alt=""/>Bé 7 tuổi hiến giác mạc: Nước mắt không ngừng rơi