Và những đôi chia tay sau một thời gian sống thử cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Vì vậy trước khi bạn có ý định "sống thử" với ai, hãy trao đổi với nhau ít nhất là 6 câu hỏi sau đây:
1. Tại sao chúng ta sống cùng nhau?
Đây có phải là một bước tiến tới hôn nhân hay sống chung cho thuận tiện. Chẳng hạn như khỏi phải đi đến gặp nhau, mệt mỏi, mất thì giờ. Tiết kiệm được một nửa tiền thuê nhà. Hoặc tệ hơn, từ nay có người cơm nước, dọn dẹp hay làm "xe ôm miễn phí".
Nếu là bước đệm tiến đến hôn nhân thì thời gian dự kiến là bao lâu?
![]() |
Nếu chung sống không khéo, tình yêu của bạn sẽ sớm "chết yểu". Ảnh minh họa |
2. Bạn muốn có con chưa?
Hãy nghĩ đến những đứa trẻ có thể được sinh ra trong thời gian sống thử. Thống kê cho thấy khoảng 20% phụ nữ mang thai ngay trong năm đầu chung sống, kể cả có sử dụng biện pháp phòng tránh thai.
Bạn có sẵn sàng giữ em bé để nuôi hay đi phá thai và có thể gặp rủi ro trong quá trình nạo phá thậm chí nhiều lần.
3. Chúng ta đóng góp và chi tiêu như thế nào?
Tiền là một trong ba nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp vợ chồng đánh nhau. Cho nên để tránh điều này, khi bạn đang chung nhau tiền bạc trước kết hôn, cần phải rõ ràng về ai quản lý tiền và chủ trì chi tiêu?
Xác định xem mỗi người đóng góp như nhau 50/50 hay góp theo cách nào?
4. Sử dụng các tài sản chung như thế nào?
Thí dụ người này có được sử dụng xe máy hoặc tủ quần áo của người kia không? Hoặc có phải làm "xe ôm" hàng ngày không? Mỗi người tham gia vào công việc nội trợ như thế nào? Ai đi chợ, ai nấu cơm, ai rửa bát?
Nếu bạn không có sự phân công rõ rệt thì sau một tháng bạn không cãi nhau về chuyện đó mới là lạ.
5. Chúng ta có quyền kiểm soát nhau đến mức nào?
Sống chung không chỉ chung nhau mọi thứ vật chất mà còn chung cả bạn bè và các mối quan hệ. Chẳng hạn bạn có quyền có bạn khác giới riêng của mình không? Em có quyền biết hôm nay anh đi chơi với ai và ở đâu không?
Kinh nghiệm cho thấy sau một thời gian chung sống, mọi sự trở nên nhàm chán, các mối quan hệ bên ngoài sẽ nảy sinh và phát triển. Người kia có quyền kiểm soát đến mức nào?
6. Điều gì xảy ra nếu chúng ta chia tay?
Lẽ ra không nên nói điều này nhưng trong thực tế, 86% các cuộc "sống thử" kết thúc bằng chia tay nên đôi khi nó là cần thiết.
Chẳng hạn nếu một người ra đi, tài sản nào bạn được giữ lại? Từ xe máy đến ti-vi, nếu có. Nếu điều này được làm thành văn bản nó sẽ dễ dàng hơn để chia một cách ôn hòa.
Nếu hai bạn dọn đến sống cùng nhau như bạn ở chung phòng, thì dù trao trái tim cho người khác, bạn vẫn phải bảo quản tài sản của mình.
Khi chia sẻ với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân, Tài nói, mắt anh đã nhòe đi khi đọc bức thư ấy. Đó cũng là lần đầu tiên anh rơi nước mắt vì thấy ân hận...
" alt=""/>6 câu hỏi 'sống còn' mà bạn phải trả lời trước khi dọn về sống chung với người yêuÔng Nguyễn Thường xin rút khỏi hộ nghèo vì muốn dành suất hộ nghèo cho những hộ thực sự khó khăn và ông cũng không muốn cứ mãi ỉ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Không phải câu chuyện cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hóa đến UBND xã xin ra khỏi hộ nghèo mới dấy lên dư luận tích cực về những hộ dân chủ động xin thoát khỏi hộ nghèo. Cách đây 5 năm, từng có 8 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Thuận (huyện Vân Canh, Bình Định) cũng tự nguyện “rút lui” khỏi hộ nghèo. Và mới đây, thêm 9 hộ dân ở xã đặc biệt khó khăn Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân, Bình Định) cũng hành động tương tự. Những câu chuyện đó cho thấy lòng tự trọng của người nghèo ở nhiều địa phương.
Lão nông xin rút khỏi hộ nghèo vì không muốn Nhà nước bảo trợ mãi.
Là 1 trong 72 hộ nghèo ở thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân), những năm trước đây, vợ chồng ông Nguyễn Thường (66 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phố (64 tuổi) do con cái đông, lo được cho cả 6 người con khiến sức lực cũng bị bào mòn. Ở cái tuổi ngấp nghé 70, công việc chẳng ổn định lại mang bệnh của người già, trong khi con cái chưa giúp được gì nhiều, nên cuộc sống gia đình ông bà luôn gặp khó khăn.
Năm 2016, gia đình ông được chính quyền xếp vào diện hộ nghèo để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trong suốt gần 4 năm được hưởng những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, cộng với ý chí vươn lên, kinh tế gia đình ông cũng dần tạm ổn.
Đặc biệt với tinh thần tự lực, ham học hỏi, gần 1 năm qua, ngoài việc làm nông, nuôi bò, ông Thường còn tự mày mò học nghề đúc chậu cảnh để tạo thêm nguồn thu nhập. Cứ rảnh việc làm nông là ông lại cần mẫn với nghề “tay trái”. Hiện nhiều bạn hàng ở các địa phương khác đến đặt hàng nên đầu ra khá ổn định. Từ đó, nguồn thu nhập của vợ chồng ông rủng rỉnh có đồng ra đồng vào, đời sống của gia đình ông Thường cải thiện rõ rệt.
Khi kinh tế tạm ổn, vợ chồng ông Thường bàn với nhau xin được thoát nghèo để nhường suất cho những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Trong cuộc họp thôn diễn ra vào đầu tháng 10 vừa qua, bà Nguyễn Thị Phố (vợ ông Thường) đứng lên bày tỏ nguyện vọng xin ra khỏi diện hộ nghèo trước sự ngỡ ngàng và những tràng pháo tay tán thưởng của người dân thôn Kim Sơn.
Nghề "tay trái" đúc chậu cảnh của ông Thường đang rất hút khách ở xã nghèo Ân Nghĩa.
Tranh thủ buổi trưa nắng, ông Thường vừa tỉ mẩn quét sơn trang trí các chậu cảnh để nhanh khô vừa chia sẻ: “Trước đây con cái nhỏ phải lo đủ chuyện, nhưng giờ chúng lớn lập gia đình cả rồi nên cũng đỡ khổ. Vợ chồng tôi nhờ ân huệ của Nhà nước mà được xét vào hộ nghèo nên có điều kiện vượt khó khăn. Đất nước mình còn nghèo, Nhà nước còn phải lo cả triệu dân chứ đâu chỉ riêng cá nhân tôi.
Trong khi đó, còn rất nhiều hoàn cảnh cơ cực, bệnh tật nghiệt ngã đẩy vào bước đường cùng nên vợ chồng tôi xin ra khỏi hộ nghèo. Tôi nghĩ mình tự nguyện thì tốt hơn và cũng là để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn thực sự. Hơn nữa con cái cũng bớt lo cho cha mẹ, tự lực cánh sinh vẫn tốt hơn”.
Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng thôn Kim Sơn khẳng định: “Gần 20 năm làm trưởng thôn, tham gia công tác bình xét hộ nghèo ở địa phương nhưng ông chưa bao giờ chứng kiến người dân chủ động xin rút ra khỏi hộ nghèo. Đặc biệt, trong đó có những hộ vẫn còn quá khó khăn, có thể xét hộ cận nghèo song vẫn tự nguyện xin thoát nghèo”.
Tùy từng chậu lớn hay nhỏ, ông Thường bán từ 20.000 - 170.000 đồng/chậu. Nguồn thu nhập từ sức lao động bỏ ra để vợ chồng ông xin thoát nghèo dành suất cho hộ khó khăn thực sự.
Theo ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) cho biết, Ân Nghĩa là xã đặc biệt khó khăn, toàn xã có 781/2.537 chiếm tỷ lệ hơn 30% hộ nghèo. Trong đợt xét duyệt vừa qua, xã có 9 hộ (trong đó, thôn Kim Sơn 4 hộ, thôn Bình Sơn 5 hộ) tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Đây cũng là những hộ đầu tiên của xã Ân Nghĩa, thậm chí cả huyện.
“Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần của các hộ dân này, chắc chắn trong thời gian sắp tới địa phương sẽ có hình thức biểu dương, khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần tự lực tự cường của bà con trong xã”, ông Liên nói.
Sau hơn 4 năm tìm tòi, anh Công (Cần Thơ) tạo được cây bon sai tiểu Mai Chiếu Thủy và nhận được giải vàng và giải đặc biệt tại lể hội bonsai châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 15.
" alt=""/>Lão nông xin rút khỏi hộ nghèo vì không muốn Nhà nước bảo trợ mãi![]() | ![]() |
Tại họp báo, nhóm Bond đã gửi tặng BTC một chiếc đàn violin được cả 4 thành viên ký trực tiếp tại sự kiện. Nhóm cho biết họ rất vui vì toàn bộ doanh thu từ bán vé sự kiện Bond Live in Vietnam phần nào giúp được các nạn nhân của cơn bão Yagi khủng khiếp vừa qua.
"Chúng tôi rất xúc động khi được xem những hình ảnh tàn phá của cơn bão. Chúng tôi đã xem tin tức từ trận bão khi còn ở Anh nhưng khi thấy trực tiếp hình ảnh này ở đây, chúng đã chạm đến cảm xúc và không từ ngữ nào có thể mô tả được nỗi đau của những người bị ảnh hưởng. Chúng tôi vui vì buổi hoà nhạc có thể dành toàn bộ doanh thu bán vé để giúp các nạn nhân của cơn bão", thành viên của nhóm chia sẻ.
Lần thứ 3 trở lại Việt Nam biểu diễn, 4 cô gái vô cùng hào hứng bởi hai lần trước họ đều cảm nhận được sự ấm áp của khán giả và người dân Việt Nam. Bond mong muốn ngoài buổi diễn, nhóm có thể thăm quan đâu đó. "Chúng tôi phấn khích với show diễn. Mỗi lần diễn đem lại cảm xúc khác nhau. Lần trước chúng tôi ấn tượng với món ăn và sự thân thiện của người dân Việt Nam. Chúng tôi yêu và cảm thấy hạnh phúc khi trở lại lần này", nhóm chia sẻ.
Ông Nguyễn Thuỳ Dương - Giám đốc sản xuất chương trình Bond Live in Vietnamcho hay, sáng 5/10, nhóm tham gia tổng duyệt. Sau đêm trình diễn 5/10, Bond sẽ nghỉ 1 ngày và sau đó sẽ di chuyển đến địa điểm quay MV. Bond sẽ ghi hình vào 7/10 và trở lại nước Anh tối 8/10. Tuy nhiên, hiện tại BTC chương trình Good Morning Vietnamvẫn giấu kín về địa điểm quay MV cũng như tên tác phẩm được lựa chọn để tạo bất ngờ cho khán giả.
Còn ông Lê Quốc Minh - Tổng biên tập Báo Nhân dân tiết lộ ê-kíp đã 2 lần đến địa điểm quay MV set up chi tiết và chuyến gần nhất kết thúc sáng 4/10. Địa điểm quay thú vị nhưng phức tạp hơn. "Chúng tôi chọn địa điểm xứng đáng để quảng bá cho Việt Nam và chắc chắn khán giả sẽ ồ lên khi xem MV", ông Minh nói.
Tại họp báo, thành viên Bond gây thích thú khi nói "Xin chào". Nhóm cũng hào hứng với việc sẽ mặc áo dài khi biểu diễn bởi thấy trang phục này vô cùng đẹp. Tuy nhiên, Bond tiết lộ trang phục sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với việc biểu diễn. Nhóm nói show diễn lần này sẽ có nhiều năng lượng nên Bond sẽ mang đến bất ngờ cho khán giả. "Đây là concert đặc biệt. Chính sự nhiệt huyết của chúng tôi khi biểu diễn ngày 5/10 là món quà tri ân cho khán giả Hà Nội và Việt Nam", Bond nói.
Trả lời câu hỏi về việc nhóm có ý định kết hợp âm nhạc của Bond với tác phẩm truyền thống của Việt Nam để tạo ra một tác phẩm cổ điển giao thoa trong tương lai?,Bond cho biết họ đã nghe một số tác phẩm Việt Nam và đặc biệt là vài bài rap Việt. Họ cũng đã nghe một số bài Pop của VIệt Nam và thấy chúng rất bắt tai nên nếu kết hợp nhạc Việt với Bond sẽ rất tuyệt vời. "Có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ thực hiện việc đó", thành viên nhóm chia sẻ.
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam - đạo diễn sân khấu của Bond Live in Vietnamchia sẻ show diễn này khá đặc biệt vì Bond là nhóm nhạc quốc tế có yêu cầu khắt khe, đòi hỏi cao về âm nhạc kỹ thuật nhưng lại cởi mở về ý tưởng sân khấu. Nhóm rất hợp tác trong ý tưởng sân khấu mà phía Việt Nam đưa ra.
![]() | ![]() |
Ông Lê Quốc Minh tiết lộ tới thời điểm này, số tiền bán vé của show diễn là 2 tỷ đồng và BTC Good Morning Vietnam sẽ chuyển cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ảnh: Hoà Nguyễn