Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí Business Insider, Ryan Gavin, giám đốc phụ trách sản phẩm laptop Microsoft Surface tuyên bố: "Suốt nhiều năm qua, chúng tôi đã học hỏi và hoàn thiện các sản phẩm của mình theo hướng 2 trong 1. Khi Microsoft Surface lần đầu tiên ra mắt, mọi người đều tỏ ra hoài nghi, kể cả họ [Apple]. Nhưng sau đó họ làm theo và iPad Pro là một minh chứng rõ ràng cho điều đó".
Ông Gavin cũng quả quyết, mẫu laptop đời mới của Microsoft không bắt chước bất kỳ sản phẩm nào của Apple. "Hãy nghĩ về nó, nếu chúng tôi sao chép họ [Apple], chúng tôi đã không tạo ra các sản phẩm như Surface Pro hoặc Surface Book", giám đốc phụ trách Microsoft Surface nói.
Cũng có ý kiến tỏ ra hoài nghi, nếu Apple vay sap chép tưởng của Microsoft, tại sao mọi sản phẩm của hãng luôn được coi là mang tính cách mạng và thành công đến như vậy, xét về sức hút với khách hàng?
Tuy nhiên, trong trường hợp của iPad Pro, Microsoft được cho là có lí do để tin Apple đã vay mượn ý tưởng của hãng. Khi còn sống, Steve Jobs, cố Chủ tịch kiêm cựu Tổng giám đốc điều hành Apple từng trích dẫn một câu nói nổi tiếng của danh họa Picasso rằng: "Các nghệ sĩ giỏi biết bắt chước, nhưng các nghệ sĩ vĩ đại phải biết ăn cắp".
Khi Microsoft lần đầu tiên giới thiệu Surface với công chúng, mẫu laptop này trông hoàn toàn khác biệt. Đáng tiếc, chiến dịch marketing không hiệu quả khiến nhiều người dùng thậm chí còn không biết đến sản phẩm mới này suốt một thời gian dài.
Trong khi đó, khi trình iPad Pro mới, Apple nhấn mạnh đến việc mẫu máy tính bảng này mạnh như một chiếc máy tính, thay vì chỉ mang đến sự tiện dụng cho người dùng. Dẫu vậy, cây bút công nghệ Scott Stein bình luận: "Một khi bạn đã trả thêm tiền để mua các thiết bị ngoại vi như Bút cảm ứng Apple Pencil và bàn phím, giá của iPad Pro sẽ ngang ngửa với một chiếc laptop tốt, nhưng lại thiếu sự linh hoạt".
Apple hiện vẫn chưa đưa ra ý kiến phản hồi trước các thông tin và ý kiến bình luận nói trên.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Microsoft tố Apple sao chép ý tưởng để tạo iPad ProTheo Business Insider, Eatsa đã mở cửa hàng đầu tiên ở San Francisco vào năm 2015, có chức năng giống như một máy bán hàng tự động, hoặc có thể xem là một quán ăn tự động công nghệ cao cung ứng những bữa ăn được chuẩn bị sẵn: tươi ngon với thành phần chính là rau quinoa (cây diệm mạch, một loại cây thuộc họ rau muối) đựng trong bát nhựa nhỏ. Nhà hàng có một đội ngũ đầu bếp và phục vụ bếp là người thật ở khâu nấu nướng, nhưng thay vì các nhân viên phục vụ và tính tiền, nhà hàng trang bị các ki-ốt điện tử với chức năng tương tự.
Eatsa đã mở rộng từ một nhà hàng ở San Francisco lên 5 nhà hàng ở California, New York và Washington DC.
Sau khi Eastsa mở cửa hàng đầu tiên ở New York vào tháng 12 năm ngoái, nhiều người đã đến xem và thưởng thức bữa ăn ở nhà hàng không có nhân viên tính tiền và phục vụ này như thế nào.
Ở phía ngoài nhà hàng Eatsa, tọa lạc tại trung tâm thành phố Manhattan, một biển hiệu quảng cáo một trong những điểm cuốn hút của nhà hàng: đó là mức giá chấp nhận được. Hầu hết mọi thứ có giá khoảng 6,95 USD.
Bước vào bên trong, thực khách sẽ bắt gặp ngay cách bày trí hoàn toàn khác so với truyền thống. Thay vì tập trung vào một nơi để gọi món và thanh toán, khoảng 12 ki-ốt điện tử được lắp đặt dọc theo các mặt bên của nhà hàng. Cách bày trí này tương tự như một cửa hàng bán điện thoại của Apple với những bàn dài, bóng bẩy thiết kế theo phong cách đơn giản nhưng hợp lý, không chiếm nhiều không gian.
Tuy nhiên, nhà hàng có một vài nhân viên để trợ giúp thực khách chưa được làm quen với giao diện của ki-ốt điện tử này, ki-ốt được thiết kế tốt, có giao diện trực quan, dễ nhìn sẽ hướng dẫn thực khách từng bước một để gọi món và thanh toán. Lưu ý rằng, thực khách không thể thanh toán bằng tiền mặt ở Eatsa và phải dùng đến các thoại tín dụng như VISA, Master Card...
Thực khách có thể lựa chọn các món với thành phần do đầu bếp của nhà hàng chọn sẵn hoặc lựa chọn theo ý thích của bản thân.
Nếu thực khách lựa chọn thành phần theo ý muốn, thực khách chỉ có thể chọn món ăn với thành phần cơ bản là các loại rau xanh hoặc một vài loại rau quinoa.
Thực khách có thể chọn thêm một số món ăn cho ngoài món chính bao gồm trái cây tươi, khoai tây chiên, nước xốt từ quả lê, và đậu xanh viên chiên dùng với nước sốt tương vừng.
Khi thanh toán, nhiều thực khách tỏ ra khá ngạc nhiên với mức giá: chỉ mất 11,06 USD cho một món chính, một món gọi thêm, và một ly đồ uống.
Sau đó, thực khách phải chờ đợi để món ăn được chuẩn bị. Trên màn hình lớn ở phía trên có ghi chữ "Hello!" đang hiển thị tên của thực khách đã gọi món.
" alt=""/>Eatsa – nhà hàng gọi món và thanh toán tự động bằng ki