Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018, đội Mỹ và Nga đã tới Hà Nội
Ngôi vương vòng Chung kết WhiteHat Grand Prix 2018 sẽ thuộc về ai?
Top 10 chung kết WhiteHat Grand Prix 2018: Họ là ai?
Tại buổi nói chuyện với các hacker mũ trắng hàng đầu tại cuộc thi an ninh mạng Whitehat Grand Prix 2018, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã gửi tới các thí sinh nhiều thông điệp sâu sắc.
Điều bất biến trong thế giới ảo: Khát vọng vì một thế giới tốt đẹp hơn
Trên toàn cầu hiện nay, cứ mỗi phút có khoảng gần 10.000 cuộc tấn công mạng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điều này cũng đồng nghĩa với việc chiến tranh đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.
Sự thịnh vượng của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào Internet, thế nhưng Internet lại không an toàn. Chúng ta làm cho Internet an toàn hơn cũng tức là chúng ta làm cho thế giới thịnh vượng hơn. Vậy nên, đội ngũ hacker mũ trắng đang giúp thế giới và các quốc gia trở nên thịnh vượng. Đây là những người thúc đẩy sự thịnh vượng của thế giới, của loài người.
![]() |
Buổi trò chuyện của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với các hacker mũ trắng hàng đầu tại cuộc thi an ninh mạng Whitehat Grand Prix 2018. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chúng ta cần nhìn sự việc dưới một góc nhìn khác để có những hành động lớn lao hơn. An ninh mạng là biểu tượng của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Hacker mũ trắng và hacker mũ đen cũng chính là đại diện của cái thiện và cái ác.
Chúng ta sống trong không gian mạng chỉ mới một vài chục năm. Hệ thống luật pháp trên không gian mạng còn lỏng lẻo. Điều này khác hẳn so với thế giới thực đã có 5.000 năm kinh nghiệm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các hacker mũ trắng cũng giống như những chiến binh an ninh mạng, những người giúp thế giới ảo an toàn như thế giới thật.
“Đây là sứ mạng mà lịch sử đã trao cho các bạn làm an ninh mạng hay các hacker mũ trắng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
![]() |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong một thế giới ảo, chúng ta cần bám lấy cái bất biến, đó là khát vọng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Ảnh: Trọng Đạt |
Cuộc sống thực mà chúng ta đang sống ngày nay được ánh xạ vào thế giới ảo, nhiều logic trong thế giới thực có thể áp dụng vào thế giới ảo. Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành TT&TT, các hacker mũ trắng cần hiểu những logic của cuộc sống thực chứ không chỉ riêng thế giới ảo.
Trò chuyện với các hacker mũ trắng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, “Các bạn trẻ dành rất nhiều thời gian để làm chuyên môn, nhưng hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để sống cuộc đời thực, để hiểu cuộc đời thực và từ đó làm tốt hơn những công việc của mình”.
“Những bạn trẻ ở đây đang sống trong một thế giới thay đổi rất nhanh, thế nhưng các bạn càng cần phải giữ trong mình một cái bất biến. Đó là khát vọng vì một thế giới trong không gian mạng tốt đẹp hơn, khát vọng đưa dân tộc mình hùng cường”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạng
Chia sẻ thêm về suy nghĩ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với không gian mạng, chúng ta phải đi một hành trình rất xa. Tuy nhiên càng đi xa, chúng ta càng phải giữ lấy cái gốc, đó là văn hoá của dân tộc mình, là giá trị đạo đức của xã hội. Điều này sẽ giúp chúng ta có thể đi được xa hơn.
“Thế giới thực đã có 5.000 năm phát triển, trong khi thế giới ảo mới chỉ tồn tại được vài chục năm. Chúng ta hãy tưởng tượng, gần 5.000 năm trước đây, xã hội thực của chúng ta rất thô sơ, thế giới ảo bây giờ cũng thô sơ như vậy. Đây chính là cơ hội vô cùng lớn cho những người đi đầu trong an ninh mạng và không gian mạng.”
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta đang sống trong một không gian sống trong một logic mới, do vậy không nên dùng tư duy cũ. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nếu hiểu và thấy được cơ hội lớn, chúng ta có thể thay đổi được nhiều thứ, có thể biến dân tộc mình trở thành một dân tộc vĩ đại, có thể biến quốc gia của mình trở thành cường quốc.
“Việt Nam chúng ta có cơ hội trở thành cường quốc về an ninh mạng. Do chiến tranh, chúng ta đã bị bỏ lỡ và không thể trở thành một cường quốc về công nghiệp cũng như quân sự. Nếu chúng ta có khát vọng trở thành người đứng đầu thế giới về an ninh mạng thì Việt Nam và các nước có đại diện chúng ta mời đến đây hôm nay mới có thể trở thành những cường quốc về an ninh mạng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Cường quốc an ninh mạng cũng giống như một cường quốc quân sự trong thế giới thực, khi có sức mạnh đó, đất nước sẽ hoà bình lâu dài, chúng ta sẽ có cơ hội phát triển kinh tế, tích luỹ để trở thành một cường quốc kinh tế.
Khép lại câu chuyện của mình, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, những người làm an ninh mạng hay các hacker mũ trắng đang nắm trong tay một cơ hội lớn để thay đổi thế giới, làm thế giới phát triển nhanh hơn, thịnh vượng hơn, giúp quốc gia mình trở thành những cường quốc.
“Tôi mong muốn các bạn Việt Nam ngồi đây và cả các nước khác hãy nhận về mình sứ mạng rất lớn lao, vĩ đại, là những chiến binh bảo vệ hoà bình thế giới, là những người thúc đẩy sự thịnh vượng của xã hội, của thế giới và loài người trong không gian mạng, thay đổi cơ bản xã hội chúng ta, cách mà chúng ta đang sống, làm việc và sáng tạo”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Trọng Đạt
WhiteHat Grand Prix 2018 là cuộc thi an ninh mạng được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Diễn đàn WhiteHat.vn tổ chức. Cuộc thi là nơi quy tụ những hacker mũ trắng hàng đầu thế giới.
" alt=""/>Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạngApple ra bản cập nhật iOS 12.0.1, sửa lỗi sạc iPhone XS và Wi-Fi
Apple phát hành iOS 12.0.1, sửa nhiều lỗi trên iPhone
Trong báo cáo được đăng tải bởi trang The Information, một nhóm những kẻ lừa đảo đã có hành vi gian lận bảo hành đối với những mẫu điện thoại iPhone của Apple. Cụ thể, nhóm này đã tiến hành đánh tráo những thành phần có giá trị bên trong các thiết bị iPhone bằng những linh kiện giả, sau đó chúng sẽ tiến hành đem các thiết bị này đi bảo hành chính hãng Apple.
![]() |
Ảnh: Các linh kiện bên trong một chiếc iPhone |
Với thủ thuật như vậy, các đối tượng lừa đảo đã có được một chiếc điện thoại đổi trả bảo hành, chúng sẽ bán các điện thoại này đi và sử dụng các thành phần ăn cắp được từ những chiếc điện thoại ban đầu cho các máy iPhone "tân trang". Các điện thoại này sẽ được đem đi tiêu thụ tại nhiều thành phố khác ở Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia lân cận.
Vấn đề này đặc biệt xảy ra nghiêm trọng vào thời điểm 2013 đến 2015, khi mà thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng nhất của Apple (chiếm ¼ doanh thu toàn cầu). Với doanh thu lớn như vậy, vấn đề Apple gặp phải khi gặp nhóm lừa đảo này trở nên rất nghiêm trọng.
Theo chính sách bảo hành trước đây, Apple sẽ đổi bất kỳ iPhone hỏng nào nếu không phát hiện dấu hiệu hư hỏng bên ngoài. Tuy nhiên sau khi chi phí cho việc trả bảo hành cao gấp đôi so với ước tính, hãng đã thắt chặt chính sách bảo hành lại. Báo cáo của The Information tiết lộ, vào năm 2015 thì hãng đã dành 1,6 tỷ đô la vào đầu năm tài chính cho các yêu cầu đổi trả bảo hành toàn cầu, nhưng cuối cùng đã chi đến 3,7 tỷ đô la trong kỳ. Điều này cho thấy Apple đã bị thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la.
Cũng cần nhắc lại, thời điểm từ năm 2013 đến 2015 thì các thiết bị iPhone như iPhone 4, 4s, 5 hay 5s có thiết kế vỏ đơn giản và rất dễ bung để lấy linh kiện (Trang iFixit từng đề cập). Chính vì vấn đề này mà kẻ gian đã tận dụng triệt để việc tráo đổi linh kiện giả tạo ra các bản iPhone "dựng" được pha trộn lẫn lộn giữa các linh kiện chính hãng và linh kiện giả.
Dù không có trong bản báo cáo của The Information, nhưng đây là thời điểm mà tại thị trường Việt Nam, rất nhiều máy iPhone được gọi là iPhone “dựng” xuất hiện với mức giá rất rẻ. Rất có thể các máy iPhone này có nguồn gốc thì đây.
Kể từ sau sự việc này, Apple đã tạo một hệ thống đặt chỗ, buộc khách hàng phải chứng minh quyền sở hữu trước khi yêu cầu bảo hành. Thế nhưng rất bất ngờ là hệ thống này cũng đã bị hack. Apple thậm chí còn phát triển một phần mềm giúp hỗ trợ phát hiện các linh kiện giả, nhưng các đối tượng này cũng tìm được cách qua mặt bằng việc vô hiệu hóa iPhone để không thể mở nguồn được.
Mãi đến năm 2016, Apple đã tìm giải pháp. Họ sử dụng các đế được thiết kế rất đặc biệt (gọi là die) kèm theo các chất bịt kín trên những con chip và pin. Kết quả là các vụ gian lận này giảm hẳn và chi phí bảo hành của Apple đã lần đầu tiên giảm trong năm 2017, từ 4,66 tỷ đô của năm 2016 xuống còn 4,32 tỷ đô.
Anh Đ. Thắng (Hải Phòng) sử dụng GLC gửi đơn tới Mercedes-Benz An Du, yêu cầu bảo hành vì nước lọt vào vi sai cầu trước dẫn tới hư hỏng.
" alt=""/>Apple từng thiệt hại hàng tỉ đô từ gian lận bảo hành