Với hai tác phẩm dự thi là "Việt Nam quê hương tôi", sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Bảo và "Ước hẹn", sáng tác của NSND Xuân Bắc, do nghệ sĩ Lê Thị Vân Mai biểu diễn đàn Tranh cùng nghệ sĩ Hoàng Oanh biểu diễn đàn Nguyệt, các nghệ sĩ đã để lại dấu ấn sâu đậm với khán giả nước ngoài bằng thanh âm trầm bổng của tiếng đàn dân tộc.
Thiếu tá Lê Thị Vân Mai cho biết: "Cảm giác đầu tiên của cá nhân tôi đó là niềm vui, sự hài lòng vì chúng tôi đã hoàn thành tốt phần thi song tấu và chứng kiến sự hân hoan của khán giả ở cả hai buổi thi. Chúng tôi đã nhận được những tràng vỗ tay hưởng ứng nhiệt tình của khán giả. Có những khán giả còn đi ra phía sau sân khấu để gặp chúng tôi và chia sẻ cảm xúc của họ khi thưởng thức hai tác phẩm".
"Giờ đây trong tôi là cảm giác về sự biết ơn với các đồng chí lãnh đạo, những đồng đội ở Việt Nam và ở Nga đã luôn theo sát, hỗ trợ cho chúng tôi từng chi tiết nhỏ, khắc phục mọi khó khăn, động viên, khích lệ tinh thần cho chúng tôi từ khi tập luyện cho tới lúc hoàn thành phần thi. Cảm xúc đọng lại trong tôi sau phần thi song tấu là sự biết ơn tới tất cả lãnh đạo và đồng đội yêu quý. Tôi xin chúc cho "Đội quân văn hóa" của Việt Nam thăng hoa, đạt thành tích cao nhất trên sân khấu", Thiếu tá Lê Thị Vân Mai chia sẻ.
Phần thi biểu diễn nhạc cụ song tấu tại Army Games 2022. Clip nội dung chương trình do nhân vật cung cấp.
Phần thi biểu diễn nhạc cụ song tấu tại Army Games 2022
Cùng 2 tiết mục biểu diễn với nghệ sĩ Lê Thị Vân Mai, nghệ sĩ Hoàng Oanh còn mang tới hội thao tiết mục sáo trúc. Tiếng sáo trúc của anh đã chạm đến trái tim của nhiều khán giả của xứ sở Bạch Dương.
Nghệ sĩ Hoàng Oanh bày tỏ: "Với niềm tự hào dân tộc và vinh dự khi tôi là thành viên chính thức của đội tuyển "Đội quân văn hóa" được tham gia Army Games. Tôi và đồng đội của mình đã được cơ quan chủ quản quan tâm, bồi dưỡng kỹ lưỡng về chuyên môn trong tập luyện để mang tới Army Games 2022 những tiết mục đặc sắc nhất. Trong đó, những điệu múa, bài hát và giai điệu nhạc cụ đều mang âm hưởng và nét đặc của Việt Nam như: Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng châu thổ sông Hồng cho tới những thanh âm hào hùng, đậm chất người lính Việt Nam".
Nghệ sĩ Hoàng Oanh nhấn mạnh: "Với ý chí quyết tâm cao và tự hào mang màu sắc của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế cùng với vai trò thực hiện trọng trách là truyền bá văn hóa của những người nghệ sĩ, chiến sĩ tham gia thi đấu, tôi cảm thấy rất vinh dự và với cá nhân tôi luôn chọn những tác phẩm như "Cùng hành quân giữa mùa xuân" để biểu diễn và quảng bá, tôn vinh hình ảnh, vẻ đẹp và phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ".
Với sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết, các nghệ sĩ, chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chinh phục được đông đảo khán giả nước ngoài bằng tiếng đàn đặc trưng của dân tộc.
" alt=""/>Nghệ sĩ Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài bằng màn song tấu nhạc cụ dân tộcNgười phụ nữ gặp tai biến nặng sau khi xăm vùng kín (Ảnh: BV).
Trường hợp thứ nhất là một người phụ nữ 36 tuổi, cách thời gian vào viện 8 ngày đã đi xăm hồng quầng vú ở một spa gần nhà.
Sau xăm, bệnh nhân thấy đau rát nhiều, và sau vài ngày thì vùng xăm rỉ dịch vàng liên tục, một vài chỗ đóng mài màu mật ong kèm đau nhiều hơn.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da nhiễm trùng. Người phụ nữ được kê toa kháng sinh, kháng viêm đường uống và thuốc bôi. Sau một tuần điều trị, vùng xăm của bệnh nhân đã khô lại và giảm đau rát.
Trường hợp khác là một bé trai 14 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai. Theo bệnh sử, cách nhập viện 2 tháng, bệnh nhân theo dõi quảng cáo trên Facebook nên đã thuê một "thợ xăm" về nhà để xăm lên ngực. Một tháng sau, bệnh nhân thấy vùng xăm nổi lên nốt màu trắng, sau đó lan nhiều hơn.
Tại Bệnh viện Da Liễu TPHCM, bệnh nhân được chẩn đoán bị u mềm lây sau xăm mình. Đây là một trong những tai biến do virus sau xăm. Các bác sĩ phải tiến hành nạo lấy thương tổn trên da của bệnh nhân để điều trị.
Bé trai bị u mềm lây sau xăm (Ảnh: BV).
Theo bác sĩ Hiền, tai biến sau xăm mình là một vấn đề phức tạp và gây khó khăn trong điều trị. Các tai biến được chia thành hai dạng: cấp tính và mạn tính.
Tai biến cấp tính thường xuất hiện sau xăm vài ngày đến vài tuần, được chia thành các nhóm: phản ứng viêm sau xăm, bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da do ánh sáng, bùng phát một số bệnh da viêm - tự miễn; nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm) và nặng nhất là nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân.
Trong khi đó, tai biến mạn tính xuất hiện sau xăm vài tháng đến vài năm. Bệnh nhân có thể bị nhiễm vi khuẩn lao điển hình hoặc không điển hình, phát ban dạng sẩn nốt, phản ứng u hạt, sẹo và thậm chí là ung thư da.
Nguyên nhân do quy trình xăm không tuân thủ nguyên tắc vô trùng, da sau xăm không được chăm sóc đúng cách.
Bác sĩ Thảo Hiền thăm khám cho một bệnh nhân (Ảnh: BV).
Tai biến do các phản ứng viêm chủ yếu vì cơ địa dị ứng với chính chất liệu và màu của mực xăm, hay do cơ thể đã có sẵn bệnh da viêm tự miễn nhưng chưa được điều trị tốt như vảy nến, bạch biến... Còn sẹo sau xăm do người thực hiện đã xăm mực quá sâu vào trong da, hoặc cơ địa sẹo lồi của khách hàng.
Để phòng ngừa tai biến sau xăm, bác sĩ Thảo Hiền khuyến cáo người dân cần lựa chọn nơi xăm đã được cấp phép hoạt động, không xăm quá nhiều màu mực, tránh xăm các màu dễ gây dị ứng (đỏ, cam, tím), điều trị các bệnh da viêm tự miễn cho ổn định trước khi xăm.
Ngoài ra sau khi xăm, người dân cần bôi thuốc giảm viêm, thuốc phục hồi da và tránh tiếp xúc ánh nắng trong ít nhất 1-2 tháng sau đó. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường, cần đến khám bác sĩ da liễu sớm để điều trị tai biến.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, Hội nghị Da liễu miền Nam có ý nghĩa lớn đối với ngành da liễu. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, từ các công nghệ chẩn đoán đến các liệu pháp điều trị mới, ngành da liễu đang có nhiều công cụ để chăm sóc sức khỏe làn da một cách toàn diện và hiệu quả.
Hội nghị gồm 2 phiên toàn thể và 8 phiên đồng thời về các vấn đề như: Da liễu thẩm mỹ; bệnh da mạn tính; cá thể hóa trong điều trị các bệnh da liễu; các kỹ thuật, thủ thuật cải tiến và phẫu thuật da.
Đặc biệt, Hội nghị có 2 phiên tiếng Anh mang tính thực hành lâm sàng, giúp các chuyên gia trong nước và quốc tế có thể chia sẻ, tương tác.
" alt=""/>Người phụ nữ 36 tuổi gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spaTrong trường hợp các cá nhân không xây dựng, cần thiết phải báo cáo lãnh đạo Bộ", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thế Anh).
Theo Bộ trưởng Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức; thiên tai, thảm họa do biến đổi khí hậu tiếp tục tác động nặng nề và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống y tế các nước...
Ngành Y tế nước ta tiếp tục phải giải quyết các khó khăn, thách thức thời kỳ "hậu Covid-19"; các gánh nặng bệnh tật kép với nguy cơ bùng phát của các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi và sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm; tình trạng già hóa dân số, thiên tai, thảm họa...
Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng; những thách thức đặt ra trong tình hình mới khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thời kỳ "kỷ nguyên số"... đòi hỏi ngành Y tế phải có những giải pháp thích ứng để hoàn thành nhiệm vụ nâng cao, chăm sóc sức khỏe người dân trong thời gian tới.
Trong lĩnh vực quản lý bệnh viện, theo Bộ trưởng Y tế đây là một vấn đề rất quan trọng đối với bất cứ một hệ thống y tế nào trên thế giới trong việc bảo đảm thực hiện tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục kiện toàn hàng lang pháp lý cho công tác quản lý bệnh viện; giải quyết các thách thức, vướng mắc, bất cập liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ, mua sắm đấu thầu, thanh toán bảo hiểm y tế, xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh, chuyển đổi số y tế, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối...
Bộ trưởng cũng yêu cầu các bệnh viện cần quán triệt phương châm cốt lõi, lấy người bệnh làm trung tâm; đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết, trước hết cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh...
Đặc biệt các viện cần rà soát giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà đối với người bệnh. Chủ động triển khai mua sắm, đấu thầu theo quy định; bảo đảm đủ thuốc, thiết bị y tế cho công tác khám bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Tại sự kiện, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía Bắc đánh giá, cho đến nay giá dịch vụ y tế được điều chỉnh, cho phép các bệnh viện có thể từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin...
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Thế Anh).
Sự hợp tác, hỗ trợ chuyên môn và liên thông trong các hoạt động khám chữa bệnh giữa bệnh viện trung ương và địa phương có nhiều tiến bộ đã giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi và hạn chế gây phiền hà cho người bệnh.
Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc Bệnh viện các tỉnh phía Bắc 2024 là một diễn đàn lớn để các nhà quản lý bệnh viện có cơ hội gặp gỡ, học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý bệnh viện.
Trong đó các nội dung liên quan đấu thầu; phương pháp xây dựng giá khám chữa bệnh; bệnh án điện tử và chuyển đổi số trong bệnh viện… sẽ được trao đổi, chia sẻ...
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế: Thiếu thuốc, bệnh viện phải chịu trách nhiệm