Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday Mua sắm mùa thu 2016 vừa được tổ chức hôm 30/9 vừa qua đã thu hút sự tham gia của trên 300 doanh nghiệp Thương mại điện tử (TMĐT) với trên 78.000 đầu sản phẩm và gần 800 chương trình khuyến mãi.
Online Friday Mua sắm mùa thu vừa qua ghi nhận hầu như không có sản phẩm hàng nhái, hàng giả các thương hiệu nổi tiếng.
Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn từ các doanh nghiệp quen thuộc trên thị trường như: Thế giới di động, Nguyễn Kim, Viễn Thông A, Lazada, Sendo, Tiki, FPT Shop, VietjetAir, Jetstar, Pico, Sài Gòn Co.op, Adayroi và hệ thống các trung tâm thương mại Vincom,…với mức giảm giá thực so với giá thị trường trung bình từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thống kê trong 24h tổ chức cho thấy đã có khoảng hơn 5 triệu lượt khách hàng truy cập và xem sản phẩm trên website OnlineFriday.vn; hơn 13.000 lượt tải app Online Friday và tham gia quét mã nhận quyền mua của người tiêu dùng trong ngày Online Friday Mua sắm mùa thu.
Thống kê được từ 150/317 doanh nghiệp tham gia chương trình, ước tính tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 203 tỷ đồng với số đơn hàng khoảng 160.000 đơn. Các mặt hàng bán chạy tập trung chủ yếu vào thiết bị điện tử, thời trang, đồ gia dụng và dịch vụ du lịch (vé máy bay). Doanh số của các doanh nghiệp tăng trung bình 1,8 lần so với ngày bình thường.
" alt=""/>Khuyến mãi ảo, 15 doanh nghiệp bị dán nhãn cảnh báo trong Online Friday 2016Mạng di động Unitel là liên doanh giữa Viettel và Lao Asia Telecom từ tháng 4/2008. Đây là thương hiệu nước ngoài thứ hai của Viettel (sau Metfone ở Campuchia), Unitel nhanh chóng trở thành nhà mạng số 1 tại Lào và là thị trường liên tục có lãi của Viettel. Lợi nhuận lũy kế hơn 300 triệu USD với EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) đạt trên 60%. Unitel hiện có 2,5 triệu khách hàng, chiếm 47% thị phần di động và 35% thị phần băng rộng.
Với hạ tầng mạng lưới rộng khắp 4.000 trạm phát sóng (BTS) và 23.000 cáp quang, Unitel phủ sóng tới 100% số huyện và 95% dân số Lào. Đặc biệt, Unitel cung cấp dịch vụ 4G từ tháng 6/2015.
Sự xuất hiện của Unitel góp phần thay đổi đáng kể thị trường viễn thông nước này khi mật độ di động tăng từ 18% năm 2009 lên 68% năm 2016. Unitel tạo công ăn việc làm cho hơn 4.000 người và thu nhập gián tiếp cho hơn 20.000 lao động địa phương khác.
Theo đánh giá của Brand Finance - công ty tư vấn chiến lược và đánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh, vừa công bố hồi tháng 4/2016, Unitel là thương hiệu viễn thông hoạt động hiệu quả số 1 trong khu vực ASEAN. Giá trị thương hiệu của Unitel tăng 106% so với 2015, đạt 132 triệu USD, nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất trong khu vực và đứng số 1 tại Lào.
" alt=""/>Liên doanh Viettel tại Lào đạt doanh thu 1 tỷ USDHôm nay, ngày 28/9/2016, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức hội thảo “Bảo mật và an toàn thông tin trong triển khai Chính phủ điện tử” tại Việt Nam nhằm góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo mật và an toàn thông tin trong quá trình xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử.
Chia sẻ tại hội thảo, Cục trưởng Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT nhấn mạnh, chủ trương đẩy mạnh Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn đã được khẳng định trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước như: Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yếu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Quyết định 1819 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020…
Để đạt được những mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2016 - 2020, với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về CNTT, an toàn thông tin, thời gian qua, bên cạnh việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng về triển khai Chính phủ điện tử và bảo đảm an toàn thông tin. Bộ TT&TT cũng đã triển khai đồng bộ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT, an toàn thông tin.
Tuy nhiên, ông Hải cũng cho hay, cùng với sự phát triển của ứng dụng CNTT, triển khai Chính phủ điện tử, các nguy cơ về an toàn thông tin đang là những thách thức lớn. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam luôn nằm trong top các nước bị lây nhiễm mã độc rất cao và là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công mạng có chủ đích. Điều đó gây ra nhiều rủi ro rất lớn cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Trong khi đó, lực lượng cán bộ an toàn thông tin trong nước còn ít và bị động khi đối phó với các sự cố an toàn thông tin, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn chưa đồng bộ.
“Bởi vậy, việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và quy định của nhà nước về bảo đảm an toàn thông tin, thể hiện trong các văn bản chỉ đạo và văn bản pháp luật, như Luật An toàn thông tin mạng, các Nghị định hướng dẫn cùng các văn bản luật khác như Luật cơ yếu, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước... là hết sức cần thiết, là cơ sở để thực hiện thành công Chính phủ điện tử. Trong đó, vai trò của các cơ quan chuyên trách bảo đảm bảo mật và an toàn thông tin rất quan trọng và cần sự phối hợp của các cơ quan chủ quản các hệ thống thông tin”, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin nói.
" alt=""/>Ban Cơ yếu Chính phủ: Sắp xuất hiện nhiều nguy cơ mới về mất an toàn thông tin