- Trong phần tiếp theo của buổi trò chuyện với chủ đề "MOOCs có thể là một lối thoát cho giáo dục Việt Nam", tiến sĩ Giáp Văn Dương chia sẻ với VietNamNet về "cơ hội rộng mở và bỏ ngỏ" của mô hình trường học đặc biệt này, trong bối cảnh xã hội ngày càng trọng bằng cấp. Xem phần 1: MOOCs là một cuộc cách mạng giáo dục
 |
TS Giáp Văn Dương: "Nếu chỉ cần bằng cấp để lấy le, người ta có thể mua bất cứ khi nào họ muốn, với giá rất rẻ. Vậy tại sao người ta vẫn phải đi học? Vì đơn giản là họ cần tri thức, chứ không phải một mảnh giấy có ghi chữ chứng chỉ tốt nghiệp". Ảnh: Lê Anh Dũng |
Có nhiều nhận định trái chiều về các khóa học trực tuyến mở (MOOCs). Một phía cho rằng sự tăng trưởng chóng mặt của các khóa học trực tuyến đang là mối lo ngại lớn của các trường đại học truyền thống. Nhưng một báo cáo gần đây về MOOC lại cho thấy các khóa học này không phải là mối đe dọa đối với các trường đại học truyền thống mà mang lại cơ hội cho các trường đại học sử dụng tốt hơn công nghệ để nâng cao uy tín toàn cầu.
Bên cạnh đó, một số nhà phân tích cho rằng các khóa học MOOC được kỳ vọng quá mức, dẫn tới nguy cơ tỷ lệ lao động không có bằng đại học tăng cao và các công ty thuê lao động chấp nhận MOOC là một trong những tiêu chuẩn ngang với bằng cấp chính quy.
Anh nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
- Đúng là đã có những thảo luận sôi động về MOOCs, trong đó những quan ngại. Chẳng hạn, các giáo sư ở nhiều trường đại học truyền thống, coi MOOCs như một sự đe dọa đối với công việc và sự nghiệp của họ.
Nhưng vì sao họ lại coi MOOCs là một sự đe dọa? Chắc hẳn là vì họ thấy MOOCs mạnh hơn, có nhiều điểm xuất sắc hơn, có thể loại bỏ họ hoặc đe dọa đến vị trí hiện thời của họ. Như chị hay như tôi chẳng hạn, khi nào chị coi một người khác là đe dọa? Chắc chắn khi chị thấy người đó xuất sắc hơn chị, có thể giành mất vị trí hiện thời của chị.
Như vậy, theo cách nhìn này thì việc nhiều người, nhiều trường coi MOOCs là đối thủ đe dọa lại chính là lời tán dương gián tiếp dành cho MOOCs.
Một số trường có cách nhìn tỉnh táo và thực tế hơn nên đã không coi MOOCs như đối thủ, mà là đối tác, nên tận dụng MOOCs để nâng cao uy tín toàn cầu của mình. Và họ đã rất thành công.
Tất cả đều do việc nhìn nhận khác nhau về MOOCs mà ra.
 |
Theo Business Insider, các phi hành gia bắt đầu hành trình trở về Trái Đất từ 7/11 trên tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX rồi đáp xuống Vịnh Mexico sau đó một ngày. Công việc của Pesquet là chụp ảnh Trái Đất. Trong 6 tháng, anh đã chụp hơn 245.000 ảnh từ độ cao 400 km. |
 |
Bức ảnh ngày 9/7 chụp sông Paraná và một phần lãnh thổ Uruguay. Theo Pesquet, ảnh được chụp lúc hoàng hôn nên phong cảnh xung quanh pha một chút màu hồng phấn (pastel). |
 |
Ảnh chụp con đập Karkheh tại Iran ngày 30/7. “Tôi thấy bất ngờ với vũng nước màu xanh trong ảnh, sự tương phản của chúng với mặt đất khô cằn”, Pesquet chia sẻ trên Flickr. |
 |
Một hồ nước muối tại Iran chụp ngày 17/8. Trên tài khoản Flickr của Pesquet, nhiều bình luận bày tỏ ấn tượng với khung cảnh Trái Đất nhìn từ độ cao hàng trăm km. |
 |
Hiện tượng cực quang của Trái Đất được Pesquet chụp ngày 4/11. Đây là cực quang mạnh, được tạo ra sau một vụ nổ năng lượng Mặt Trời. “Một số vùng sáng của cực quang còn cao hơn vị trí trạm vũ trụ”, Pesquet chia sẻ. |
 |
Một cực quang với màu xanh lá chụp ngày 20/8. Trong 6 tháng làm việc trên ISS, Pesquet đã nhìn thấy 15-20 cực quang với màu sắc, cường độ khác nhau. |
 |
Bức ảnh ngày 29/3 chụp bờ biển của Namibia, một quốc gia tại châu Phi. Sứ mệnh Crew-2 là lần thứ 3 SpaceX, công ty vũ trụ của tỷ phú Elon Musk, đảm nhiệm đưa phi hành gia lên ISS, cũng là lần đầu tiên tên lửa tái sử dụng được dùng cho sứ mệnh của NASA. |
 |
Bức ảnh ngày 3/6 chụp một cánh đồng nghệ thuật (crop art) tại Canada, nhìn từ xa giống mã vạch hoặc lỗi máy tính. |
 |
Khi bay qua lục địa châu Phi, Pesquet đã chụp những cánh đồng hình tròn nằm giữa sa mạc. “Những cánh đồng tròn, vuông hay hồ muối không quá đẹp khi đứng gần, nhưng làm chúng ta kinh ngạc khi nhìn từ trên cao với kích thước lớn”, Pesquet chia sẻ. |
 |
Một cánh đồng chụp ngày 17/8 với các mảng màu hình chữ nhật, được Pesquet ví như tác phẩm nghệ thuật khi nhìn từ trên cao. Do không thể xác định rõ vị trí, Pesquet cho rằng cánh đồng này nằm ở Mexico hoặc phía tây nam nước Mỹ. |
 |
Những họa tiết nhiều màu này thực chất là dải cát tại Australia, được chụp ngày 14/5. |
 |
Một hồ muối tại Australia với những khối đất nâu đỏ giữa hồ nước trắng. |
 |
Với vận tốc 28.000 km/h, ISS quay quanh quỹ đạo Trái Đất trong 90 phút nên phi hành gia có thể chiêm ngưỡng 16 lần hoàng hôn và bình minh mỗi ngày. Đây là ảnh hoàng hôn buông xuống đại dương chụp ngày 15/6. |
 |
Từ độ cao 400 km so với mực nước biển, các phi hành gia còn nhìn thấy một số hiện tượng thời tiết từ ISS. Bức ảnh chụp đám khói bao trùm khu vực gần Vườn Quốc gia Sequoia tại California (Mỹ) ngày 20/8. |
 |
Bức ảnh ngày 4/7 chụp cơn bão nhiệt đới Elsa, khiến New York phải ban bố tình trạng khẩn cấp. “Điều khiến tôi bị sốc trong sứ mệnh là thấy các hiện tượng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt”, Pesquet chia sẻ. |
 |
Khói bốc lên từ những khu rừng bị cháy tại Canada ngày 12/8. Tại hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu, Pesquet đã thảo luận với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ ISS về phản ứng của nhân loại trước biến đổi khí hậu. |
 |
“Qua hàng năm, chúng ta phá những kỷ lục về hỏa hoạn, bão và lũ lụt. Tôi nhận thấy sự khác biệt rõ ràng (về các hiện tượng thời tiết) so với sứ mệnh cách đây 4-5 năm”, Pesquet nói với tổng thống Pháp. Bức ảnh trên chụp Upsala, một con sông băng đang tan chảy. |
 |
Ảnh chụp vùng Normandy (Pháp), quê hương của Pesquet khi anh mới bước lên ISS ngày 28/4. |
 |
Những đám mây di chuyển qua khí quyển Trái Đất ngày 11/6. “Khi ngắm Trái Đất từ không gian, bạn sẽ thấy nguồn tài nguyên của nó rất hạn chế”, Pesquet chia sẻ. |
(Theo Zingnews)

Nếu vũ trụ là một máy tính khổng lồ, thì đây là lượng bit cần thiết để chạy chiếc máy này
Bạn đoán xem vũ trụ cần bao nhiêu bit?
" alt=""/>Ngắm Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế