Sau dùng thuốc 10 ngày, các tổn thương sẩn, cục, nang xuất hiện nhiều lên, bệnh nhân tiếp tục duy trì. Một tháng sau, "bác sĩ online" kê đơn phối hợp isotretinoin 20mg/ngày và doxycycline 100mg/ngày dùng trong 1 tháng tiếp theo. Tổn thương tiến triển ngày càng nặng với nhiều nang kích thước lớn gây biến dạng khuôn mặt.
Các bác sĩ Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay khi được hỏi về các tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân chưa được "bác sĩ online" đề cập đến.
Theo các bác sĩ, dùng isotretinoin cần được làm các xét nghiệm sàng lọc trước khi dùng thuốc, để tránh gặp các tác dụng phụ. Đồng thời việc kết hợp isotretinoin với kháng sinh doxycyclin là chống chỉ địnhdo có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, thậm chí có thể gây mù vĩnh viễn do tăng áp lực nội sọ.
Hơn nữa, bệnh nhân này không được tư vấn về quy trình chăm sóc da tại chỗ, chế độ ăn uống, sinh hoạt, dẫn đến đáp ứng điều trị kém.
Sau khi được các bác sĩ thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán trứng cá bùng phát mức độ nặng, được điều trị thuốc toàn thân kết hợp với chăm sóc tại chỗ. Sau 3 tuần điều trị, số mụn viêm, mụn mủ giảm đáng kể, các nang gần như đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, nguy cơ để lại sẹo lõm, sẹo đỏ trên da rất lớn.
Trứng cá là bệnh phổ biến, nhưng nếu không điều trị đúng, có thể tiến triển kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Để điều trị trứng cá, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám trực tiếp và theo dõi.
Xác định đây là ca bệnh phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, bù dịch, dùng kháng sinh. Qua chụp phim CT sọ não cho thấy có hình ảnh vỡ xương sọ, khí trong sọ, dập não và chảy máu nhu mô thùy trán trái trên đường đi của vật sắc nhọn.
Cháu K. được chẩn đoán vết thương sọ não hở, theo dõi rách xoang tĩnh mạch dọc trên. Các bác sĩ vừa hồi sức truyền máu vừa gây mê để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, ca mổ đã hoàn thành.
Bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tích cực, truyền máu, 12 giờ sau mổ bệnh nhân tỉnh hoàn toàn. Bảy ngày sau, bệnh nhân được xuất viện với tình trạng ổn định và không có di chứng.
Bác sĩ Dư Văn Nam, người trực tiếp phẫu thuật cho biết, đây là một ca bệnh phức tạp, nguy cơ tử vong rất cao nếu không kịp thời xử lý.
Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị chấn thương sọ não, đầu tiên phải giữ bình tĩnh, không nâng đầu trẻ và cử động trẻ quá nhiều vì sẽ khiến cho chấn thương nặng nề hơn, gây biến chứng về sau. Người lớn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa.
Công ty Sài Gòn One Tower là liên doanh giữa 5 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cổ phần M&C, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist Ngân hàng TMCP Đông Á, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ.
Công ty được biết đến là chủ đầu tư ban đầu của dự án toà nhà cao tầng Saigon One Tower có tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng. Dự án này có vị trí vô cùng đắc địa khi toạ lạc trên khu “đất vàng” ngay góc đường Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng - Võ Văn Kiệt, Q.1.
Dự án có chiều cao theo thiết kế 195m, được khởi công vào năm 2007 và nếu hoàn thành đúng tiến độ, đây sẽ là toà nhà cao thứ ba tại TP.HCM và thuộc top 10 toà nhà cao nhất Việt Nam. Dự kiến hoàn thành năm 2009 nhưng tiến độ xây dựng toà nhà bị chậm, đến năm 2011 thì bị dừng thi công hẳn dù đã hoàn thiện phần thô.
Đến năm 2017, nhiều thông tin cho thấy toàn bộ toà nhà này đã được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ tại Ngân hàng MSB và Ngân hàng Đông Á. Tiền gốc và lãi của khoản nợ tại thời điểm đó hơn 7.000 tỷ đồng. Đây là khoản nợ xấu và toà nhà đã bị Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) thu giữ năm 2017.
Năm 2019, có thông tin cho rằng VAMC sẽ đưa dự án Saigon One Tower ra bán đấu giá với giá khởi điểm 6.110 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó buổi đấu giá không diễn ra.
Sau chục năm bất động, dự án có sự chuyển biến vào năm 2021 khi Viva Land, doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, xuất hiện với vai trò là đơn vị quản lý và phát triển dự án. Tên của toà nhà cũng được đổi thành IFC One Saigon.
Cuối tháng 8/2022, lớp kính bên ngoài toà nhà được thay mới. Từ đó, xuất hiện nhiều đồn đoán cho rằng toà nhà sẽ được hồi sinh và giá bán căn hộ tại đây lên đến 1 tỷ đồng/m2.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết dự án Saigon One Tower đã ngưng thi công nhiều năm, khả năng chịu lực của các khung kính kém đi, dẫn đến mất an toàn và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Do đó, UBND TP.HCM cho phép chủ đầu tư thay lớp kính bên ngoài công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và chỉnh trang đô thị.
Như vậy, kể từ khi “thay áo” đến nay, toà nhà Saigon One Tower vẫn không có bất kỳ động thái "hồi sinh" nào nữa.
Cục thuế TP.HCM vừa công bố 278 doanh nghiệp nợ thuế tính đến kỳ tháng 3/2024 với tổng số tiền nợ thuế và các khoản nợ ngân sách hơn 3.842 tỷ đồng.
Đứng đầu danh sách là Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil, với số tiền nợ thuế 1.678 tỷ đồng. Xếp thứ hai là Công ty Cổ phần Phát triển và kinh doanh Nhà, nợ thuế 337 tỷ đồng. Nợ thuế trên 100 tỷ đồng còn có Công ty TNHH Xăng dầu Tây Nam S.W.P với số tiền 118 tỷ đồng.
Trong nhóm đầu danh sách nợ thuế có nhiều doanh nghiệp bất động sản, như: Công ty Cổ phần phát triển Nhà Thủ Đức (92 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng địa ốc Trường Thịnh Phát (89 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Bất động sản Khải Thịnh (46 tỷ đồng); Công ty TNHH Sản xuất thương mại Lan Phương (16 tỷ đồng)…
" alt=""/>Chủ đầu tư toà nhà bỏ hoang trên ‘đất vàng’ TP.HCM bị cưỡng chế thuế