Điều này gây ra mối lo ngại cho người dùng vì có thể chính phủ Trung Quốc sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin nhạy cảm của họ hơn.
Thông thường, tất cả các thông tin của người dùng Apple được mã hóa tại Mỹ. Như vậy, nhà chức trách Trung Quốc cần phải thông qua Mỹ nếu muốn truy cập thông tin. Còn giờ đây nó được thực hiện dựa vào luật pháp và tòa án tại Trung Quốc.
Apple cho rằng, họ phải thực hiện việc này để tuân thủ các yêu cầu của chính quyền Trung Quốc. Thế nhưng lý do này khó làm hài lòng người dùng tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.
H.N. - Lê Hường - Ngọc Ánh (tổng hợp)
" alt=""/>Apple lưu trữ dữ liệu người dùng ngay tại Trung QuốcĐể lấy đường link Facebook bài viết, chúng ta có thể lưu như cách trong ảnh trên rồi tìm ngay trong kho facebook.com/saved, và mở riêng bài viết lấy link. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ hướng dẫn các cách tiết kiệm thời gian hơn.
![]() |
Để lấy đường link Facebook của một bức ảnh, chúng ta chỉ cần bấm vào xem cỡ to nhất và sao chép đường link trên thanh địa chỉ trình duyệt. Lưu ý nếu đường link của bức ảnh có dạng facebook.com/photo.php?fbid=531538807051XXX&set=a.101766493361XXX.1073741826.100005848622XXX&type=3&theater (trong đó XXX là những chữ số ICTnews ẩn đi) thì chúng ta chỉ cần truy cập địa chỉ facebook.com/531538807051XXX là chúng ta đã có thể tìm lại bài đăng bức ảnh trên Facebook. Việc lưu mã số link này cũng khá giống với mã số tên ảnh Facebook, nếu bạn còn nhớ.
![]() |
Một nhóm sinh viên đại học California và đại học Geogie Town (Mỹ) đã xuất bản bài nghiên cứu về chủ đề tương tự trong tháng này. Họ khẳng định đã tìm ra cách nhúng câu lệnh vào bản ghi âm hoặc văn bản nói.
Chúng được thể hiện dưới dạng âm thanh phát ra gần nơi đặt thiết bị có chứa trợ lý ảo. Người bình thường sẽ chỉ nghe được bài nhạc, trong khi các trợ lý ảo như Siri hay Amazon còn nhận về nhiều thông khác. Đó có thể là câu lệnh ngầm yêu cầu mở khóa máy hoặc chuyển tiền từ tài khoản.
Theo Nicholas Carlini, một thạc sĩ đang theo đuổi công trình nghiên cứu này, anh đang cố tìm hiểu xem liệu còn cách nào để truyền đi các đi các thông điệp ẩn hay không. “Khi không có bằng chứng chứng minh công nghệ này đã rời khỏi phòng thí nghiệm, sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian khi ai đó bắt đầu khai thác chúng”, Nicholas Carlini chia sẻ.
Hồi năm ngoái, các nhà khoa học tại Đại học Princeton và đại học Zhejjang (Trung Quốc) đã thực hiện một thí nghiệm tương tự nhằm chứng minh trợ lý ảo AI có thể được kích hoạt bằng các tần số mà con người không nghe được.
Trong kỹ thuật, người ta gọi đó là “DolphinAttack”. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một máy phát (transmitter) để gửi lệnh ẩn yêu cầu máy gọi tới một nhân vật cụ thể. Họ còn thực hiện thêm các thử nghiệm khác với khả năng chụp ảnh và gửi tin nhắn. Kết quả cho thấy, việc thao túng có thể thực hiện nhưng gặp phải giới hạn về phạm vi. Nguồn phát phải ở rất gần thiết bị nhận mới có thể thực hiện được.
“DolphinAttack” có thể ngấm ngầm ra lệnh cho 7 hệ thống nhận dạng giọng nói khác nhau, trong đó bao gồm cả các công cụ nổi tiếng như Siri, Alexa để kích hoạt hệ thống.
Một nhóm nghiên cứu khác tại đại học Illinos cho biết, giới hạn việc truyền tải lệnh ẩn có thể lên tới hơn 7 mét. Với nhóm nghiên cứu của Nicolas Carlini, ông tự tin rằng đội ngũ của mình có thể đánh lừa bất kỳ hệ thống thông minh nào hiện có trên thị trường. Nhóm nghiên cứu muốn khẳng định rằng đây là một lỗ hổng tiềm tàng và sẽ phải sớm được khắc phục.
Tuấn Nghĩa - Lê Hường - Xuân Quý (Theo Macrumors)
" alt=""/>Trợ lý ảo có thể trở thành công cụ cho hacker