Cho đến hiện tại, Apple đã trang bị cho iPhone nhiều tuỳ chọn tinh vi để điều khiển chức năng chụp ảnh. Năm ngoái, Apple đã bổ sung nút hành động(Action) cho các mẫu iPhone 15 Pro. Người dùng có thể thiết lập cấu hình cho nút này để mở ứng dụng camera và khiến đó hoạt động như một nút chụp cùng với nhiều tùy chọn khác.
Ngoài ra, bất kỳ nút tăng/giảm âm lượng nào của iPhone cũng có thể dùng để nhấn chụp ảnh. Bên cạnh đó còn cả nút camera trên màn hình khóa iOS.
Thế nhưng, Apple dường như thấy rằng, người dùng iPhone cần nhiều hơn thế. Táo khuyết được cho là có kế hoạch bổ sung nút Capture mới cho iPhone 16 Pro với nhiều tính năng độc đáo.
Chuyên gia Mark Gurman của Bloomberg mới đây đã xác nhận trong bản tin Power Onrằng, sẽ có thêm một nút điều khiển camera ở bên phải của iPhone mới.
"Nó sẽ hoạt động giống như một nút chụp trên máy ảnh DSLR, cho phép bạn nhấn nhẹ để kích hoạt lấy nét tự động. Nhấn mạnh hơn để chụp ảnh. Bạn cũng có thể vuốt dọc theo nút chụp này để phóng to và thu nhỏ trong khi chụp ảnh và quay video",Gurman giải thích thêm.
Có vẻ như nút chụpmới chắc chắn sẽ có trên các mẫu iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max. Trong khi 2 mẫu iPhone 16 tiêu chuẩn và 16 Plus có được trang bị tính năng này hay không thì vẫn chưa thể xác định.
Camera là điểm nhấn quan trọng của iPhone 16 Pro
Camera luôn được xem là một tính năng quan trọng của iPhone. Khả năng chụp ảnh ngày càng tốt hơn của smartphone gần như đã xoá sổ nhiều loại máy ảnh du lịch nhỏ gọn. Không những thế, những chiếc smartphone cao cấp được trang bị camera tiên tiến giúp chúng tiếp tục xâm nhập sâu hơn vào thị trường máy ảnh DSLR.
Tất nhiên, Apple hiểu rõ điều này và camera iPhone ngày càng tốt hơn. iPhone 15 Pro Max lần đầu tiên được trang bị camera tứ lăng kính với khả năng zoom quang 5x, và zoom kỹ thuật số 25x. Thành phần tương tự được cho là sẽ có trên iPhone 16 Pro ra mắt tháng 9 tới. Trong khi đó, iPhone 15 Pro ra mắt năm ngoái chỉ hỗ trợ zoom quang 3x và zoom kỹ thuật số 15x.
Thêm nữa, iPhone 16 Pro Max dự kiến sẽ có camera chính cao cấp hơn, kích thước lớn hơn 12%, trang bị cảm biến Sony IMX903 48MP tùy chỉnh với thiết kế xếp chồng để có hiệu suất tốt hơn. Tài khoản đăng tải bài viết trên Weibo cũng nhắc lại tuyên bố trước đây cho rằng, iPhone 16 Pro Max sẽ có cảm biến camera lớn hơn 12%, với kích thước 1/1.14 inch. Để so sánh, các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 15 Pro hiện có cảm biến với kích thước 1/1.28 inch.
Cảm biến lớn hơn có thể cải thiện dải động và độ mờ hậu cảnh của camera chính trên iPhone, cũng như tăng cường đáng kể khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu vì diện tích bề mặt lớn hơn có thể thu được nhiều ánh sáng hơn với cùng tốc độ màn trập và khẩu độ.
Ngoài nâng cấp ống kính, Apple cũng được cho sẽ dùng bộ chuyển đổi kỹ thuật số (ADC) 14 bit để chuyển đổi dữ liệu hình ảnh chất lượng cao và công nghệ kiểm soát khuếch đại kỹ thuật số (DCG) cho dải nhạy sáng tốt hơn và hạn chế nhiễu.
Loạt iPhone 16 dự kiến sẽ được Apple trình làng vào tháng 9 tới. Trong đó, đáng chú ý các bản iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max với nâng cấp mạnh về màn hình, camera, thời lượng pin, hỗ trợ kết nối Wi-Fi 7 và 5G Advance, hệ thống tản nhiệt với chất liệu graphene và loạt tính năng AI mới.
Xem video concept iPhone 16 Pro Max (Video: DrTech/YouTube):
Câu hỏi của thí sinh Bắc Giang khiến cả khu vực tư vấn xôn xao và cũng khiến đại diện Bộ GD-ĐT khá sốc, nhưng TS Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) vẫn thẳng thắn trả lời:
"Căn cứ vào đâu để em nói ngành giáo dục ngày càng bê bối? Tôi đánh giá học sinh dám nói trực tiếp đến nội dung này thể hiện em quan tâm đến các vấn đề xã hội và thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Tuy nhiên, phải khẳng định nhận định ở câu hỏi này xuất phát từ góc độ các em chưa đủ thông tin".
Theo bà Phụng, nếu nói ngành giáo dục ngày càng bê bối thì đó là nhận định từ góc độ chưa đầy đủ thông tin.
Nếu tự đánh giá về thành tích giáo dục trong nước có thể bị cho là chủ quan, nhưng nhiều đánh giá quốc tế rất khách quan đã cho thấy giáo dục Việt Nam có nhiều thành tích đáng khích lệ.
“Trong năm 2018, Việt Nam được đánh giá là một trong hai quốc gia năng động và đổi mới giáo dục hiệu quả nhất châu Á (cùng với Trung Quốc). Ngoài ra, cũng năm 2018, Việt Nam đã có 2 đại học lọt vào top 1.000 đại học hàng đầu thế giới, 7 trường đại học lọt top 400 đại học tốt nhất châu Á. Như vậy, không thể nói mọi thứ của giáo dục Việt Nam đã hoàn toàn tốt, nhưng cũng không thể nói giáo dục Việt Nam ngày càng bê bối được. Tất cả những lao động hiện nay đều là sản phẩm chủ yếu của nền giáo dục trong nước”, bà Phụng nhấn mạnh.
Về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, theo bà Phụng, thống kê 2 năm qua từ các trường đại học cho tỷ lệ dao động khoảng 86-87%, riêng với ngành sư phạm thì tỉ lệ này khoảng 81%.
Dựa theo bản tin thị trường lao động hàng quý của Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê thì, số lượng người có trình độ đại học thất nghiệp ở khoảng 138.000 đến 230.000. So với hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thi tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm dao động trong khoảng 95-97%.
Các thí sinh dự buổi tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp. |
Riêng với ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT đã thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương ở các cấp và các môn học và trên cơ sở đó giao chỉ tiêu sư phạm cho các ngành. Như vậy, trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ các trường thống kê như hiện nay.
“Chúng tôi mong muốn và sẽ tìm mọi biện pháp để đảm bảo rằng riêng đối với ngành sư phạm thì có thể kế hoạch được và sinh viên sư phạm ra trường sẽ có việc làm cao hơn tỷ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”, bà Phụng cho rằng đó là những thông tin mà các thí sinh có thể yên tâm.
Những thông tin này được chia sẻ tại Ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2019 do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 17/3.
Thanh Hùng
Những sai phạm trong chấm thi THPT quốc gia 2018 được đánh giá là vụ gian lận chưa từng có trong lịch sử các kỳ thi quốc gia. "Kỷ lục" không hề vui vẻ này còn kéo theo những kỷ lục khác trong cả quá trình phanh phui.
" alt=""/>Phản ứng của đại diện Bộ GDCô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho rằng, cùng 1 cuộc thi nhưng kết quả xấu hay tốt là do người tổ chức và cách làm. “Cái gì bất ổn thì sửa và không phải ở đâu cũng diễn ra theo chiều tiêu cực”, cô Nhiếp nói.
Đồng quan điểm, cô Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho rằng để không còn chuyện diễn, hay phát sinh tiêu cực, cách tổ chức ít nhất không để các giáo viên dự thi dạy chính học sinh của trường mình và phải bốc thăm tiết dạy theo phân phối chương trình.
Ông Thái Huy Vinh, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho rằng việc tuyển chọn, tôn vinh giáo viên dạy giỏi các cấp là cần thiết, bởi nhằm xây dựng phong trào thi đua dạy tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn làm thế nào để việc dạy học trở nên thực chất, không sa vào thành tích.
“Cơ bản cuối cùng là giáo viên giỏi cấp nào đi chăng nữa đều cần phải thể hiện được mình ở cơ sở và thực tiễn. Hiện nay vẫn có hiện tượng khi đi thi giáo viên giỏi thì đạt thành tích cao nhưng về trường thì chất lượng dạy học không tương xứng. Một bộ phận không nhỏ giáo viên được công nhận đến giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhưng thực sự chưa xứng đáng ở các cơ sở giáo dục”, ông Vinh nêu thực tế.
![]() |
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng |
Về hình thức thi, theo ông Vinh cần tiến hành nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng là để cơ sở chủ động suy tôn, không đối phó và vì thành tích.
“Có thể chỉ cần đưa ra một số tiêu chí, ở dưới cơ sở thấy đủ điều kiện thì tự công nhận, suy tôn. Chứ lên các cấp trên thì bài giảng của giáo viên đã được nhiều người góp ý, phải nói là “như tráng một lớp men” lên rồi nên không còn nhiều ý nghĩa. Chưa kể một bài thi thực sự cũng không thể nói hết khả năng giáo viên”.
Ngoài ra, ông Vinh cũng cho rằng không nên lấy tiêu chí về số giáo viên dạy giỏi để làm cơ sở đánh giá các trường, các phòng GD-ĐT. “Nên dừng lại ở danh hiệu cá nhân là chính và đừng gắn chuyện giáo viên giỏi vào thành tích thi đua của các tập thể”, ông Vinh nói.
Cần thay đổi từ tư duy của người quản lý
Theo ông Vinh, để làm được điều này, cách nhìn nhận, tư duy của các lãnh đạo các trường, phòng giáo dục địa phương cũng cần phải thay đổi.
“Cần thay đổi để động viên, thu hút những người giỏi thật sự muốn tham gia. Từ đó giáo viên dạy giỏi và giáo viên giỏi là sự đồng nhất với nhau. Tôi biết nhiều giáo viên rất giỏi nhưng không trong danh sách giáo viên dạy giỏi các cấp bởi họ không tham gia”, ông Vinh tâm sự.
Theo ông Vinh, thậm chí cách công nhận giáo viên dạy giỏi cũng không cần phải qua thi mà có thể đề ra những tiêu chuẩn và để các trường tự suy tôn.
“Tuy nhiên, Thông tư 21 hiện nay của Bộ GD-ĐT đang có hiệu lực đòi hỏi giáo viên phải có sáng kiến kinh nghiệm, 2 tiết kiểm tra về năng lực và có 2 tiết dạy được đánh giá tốt”.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD-ĐT Phú Thọ cho rằng cần phải tổ chức thi thực chất, tránh phô trương, hình thức.
Theo ông Tường, trên thực tế, cá biệt có một số cơ sở giáo dục còn thiếu chặt chẽ, hình thức, không thực chất gây bức xúc trong xã hội.
“Cụ thể, khâu tổ chức thi các cấp còn chưa đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu của hội thi; tiết dạy còn hình thức và việc đánh giá giờ dạy còn chưa đúng khi mang nhiều tính chủ quan, bệnh thành tích”, ông Tường nêu thực tế địa phương.
Ông Tường cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập còn tồn tại: “Thông tư 21 của Bộ GD-ĐT về ban hành Điều lệ Hội thi có những điều, khoản không còn phù hợp như điều kiện tham dự. Cụ thể, muốn được dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phải đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường; phải có sáng kiến kinh nghiệm đạt yêu cầu quy định. Bất cập nhất là về tổ chức và đánh giá các nội dung thi, sử dụng kết quả thi. Việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện còn hình thức, nặng về thành tích”.
Điều mà ông Tường cho là khó gỡ nhất trong các bất cập đó là tâm lý nặng về thành tích của chính các lãnh đạo và giáo viên một số cơ sở giáo dục. Do đó cách nhìn nhận về hội thi của lãnh đạo các cấp cũng cần thay đổi.
“Cán bộ quản lý giáo dục các cấp cần phải thay đổi nhận thức về hội thi. Phải đưa việc tổ chức trở về đúng bản chất là hội thi với tinh thần học hỏi, chia sẻ và lan tỏa và thực sự giáo viên dạy giỏi các cấp phải là những điển hình tiển tiến, xứng đáng được suy tôn và góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục”, ông Tường nói.
Theo ông Tường, thay vì chỉ qua một vài tiết dạy, cần đánh giá trên nhiều phương diện như: quá trình công tác và sự cống hiến của thầy cô cho ngành giáo dục; đánh giá từ học sinh, phụ huynh, xã hội…
Ông Tường cũng kiến nghị sửa đổi Thông tư 21, trong đó bỏ thi giáo viên giỏi cấp trường; bỏ sáng kiến kinh nghiệm, điều chỉnh điều kiện dự thi, sử dụng kết quả hội thi. Việc đánh giá cần đi vào thực chất, hiệu quả, tránh hình thức. Không lấy kết quả thi giáo viên dạy giỏi làm tiêu chí để đánh giá thi đua của tập thể.
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ tính toán giảm áp lực cho giáo viên bằng việc cắt giảm mạnh các hồ sơ, sổ sách không cần thiết; mạnh dạn bỏ bớt các tiêu chí thi đua gây áp lực cho giáo viên; xem xét, điều chỉnh, cắt giảm các hội thi, cuộc thi không thiết thực…
“Phải làm sao để các thầy cô được vinh danh thấy xứng đáng, cơ sở giáo dục thấy tự hào. Nếu bản thân chúng ta còn thấy vất vả thì xã hội sẽ không đồng tình”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Thanh Hùng
-Bộ Giáo dục vừa lên tiếng cần chấn chỉnh tình trạng "diễn" trong thi giáo viên giỏi. Nhiều giáo viên cho rằng những tiết thi "diễn" này đã và đang tồn tại nhiều năm qua.
" alt=""/>Nhà quản lý sôi nổi góp ý xét chọn giáo viên giỏi