
Chiếc smartphone gần như không bao giờ rời khỏi tay người dùng hiện đại, biến chúng thành một phần cơ thể con người. Ảnh minh họa: Glenn Harvey. |
Nếu bạn chưa nhận ra, Apple đã biến chúng ta thành những sinh vật "nửa người, nửa máy". Chúng ta giao danh bạ, lịch làm việc cho các thiết bị. Chúng ta cũng chẳng cần ghi nhớ những thông tin cơ bản vì có thể tra cứu bất cứ lúc nào.
Dù vậy, iPhone hay Apple Watch vẫn chưa phải là điểm dừng của Apple. Bộ kính thực tế ảo mà họ định ra mắt vào năm 2022 sẽ thực sự đem lại trải nghiệm nhìn thế giới qua lăng kính của Apple.
Apple đã kết hợp người và máy như thế nào?
Cyborg là từ được 2 nhà nghiên cứu Manfred Clynes và Nathan Kline đưa ra vào năm 1960, khi nói về những thiết bị có thể giúp con người thích nghi với bất kỳ môi trường nào. Ban đầu, ý tưởng "bộ phận cơ thể điều khiển từ xa" chỉ nói đến những thiết bị y tế.
"Nếu nhìn vào những cyborg của năm 2020, thì đó chính là người dùng Apple Watch. Nó đã trở thành thiết bị theo dõi y tế, với hàng loạt ứng dụng đo sức khỏe", Bruce Sterling, nhà văn chuyên về tiểu thuyết khoa học chia sẻ.
Thay vì những con chip, cánh tay bằng máy được ghép với cơ thể người, Apple Watch không gây bất kỳ phản ứng phụ nào mà vẫn có thể tác động đến sức khỏe của người.
Ban đầu, Apple định vị Apple Watch như một thiết bị kế nhiệm, thay thế iPhone. Tuy nhiên, người dùng quan tâm đến việc sử dụng Apple Watch để theo dõi sức khỏe hơn là đọc và trả lời tin nhắn ở chiếc đồng hồ không có bàn phím. Apple nhận ra điều đó và ngày càng phát triển nhiều ứng dụng sức khỏe hơn.
 |
Những chiếc Apple Watch ngày càng mang nhiều tính năng theo dõi sức khỏe hơn. Ảnh: Apple. |
Chiếc Watch ngày nay không chỉ đo nhịp tim, mà còn quét những tín hiệu điện của cơ thể người, đo nồng độ oxy trong máu, cảnh báo bạn nếu môi trường xung quanh quá ồn ào, và thậm chí gọi cấp cứu nếu bạn bị ngã.
"Trong tiểu thuyết viễn tưởng, chúng ta từng nghĩ tới nhiều dịch vụ y tế chỉ có trong tương lai. Giờ đây, chẳng cần cấy một con chip vào người, chúng ta chỉ cần đeo chiếc đồng hồ trên tay là đủ", ông Sterling nhận xét.
Làm ra thiết bị quá hấp dẫn, khiến chúng ta mang theo khắp mọi nơi là một trong những thành công lớn của Apple. Nhà sáng lập Steve Jobs từng ví những chiếc máy tính cá nhân là "xe đạp cho trí não", giúp chúng ta làm được nhiều hơn với cùng một sự cố gắng. Tuy nhiên, smartphone đôi lúc lại quá mạnh mẽ và thu hút người dùng.
 |
Tại Trung Quốc, nhiều công ty đã lập ra dịch vụ "cai nghiện smartphone" cho trẻ em. Ảnh: SCMP. |
"Chúng tôi không muốn mọi người dùng điện thoại mọi lúc mọi nơi. Đó không phải là thứ chúng tôi hướng đến, kể cả từ góc độ kinh doanh hay các giá trị của công ty.
Chúng tôi đã tạo ra chiếc điện thoại để cuộc sống tốt đẹp hơn, và mỗi người sẽ phải tự tìm cách riêng để đạt được điều này. Đối với tôi, quy tắc đơn giản là nếu như tôi nhìn vào điện thoại nhiều hơn là nhìn vào mắt người khác, tôi đã sai", Tim Cook, CEO của Apple thừa nhận mình có thể đang "nghiện điện thoại" vào năm 2019.
Một phần vấn đề với smartphone là Apple không thể kiểm soát người dùng sẽ làm gì với nó. Những ứng dụng như Facebook cần người dùng mở ra hàng ngày, và Apple không thể chống lại xu hướng đó.
Thiết bị quyết định của Apple
Khái niệm thời gian sử dụng hàng ngày sẽ càng quan trọng hơn với thiết bị mới nhất của Apple, cặp kính thực tế ảo có thể ra mắt trong vài năm tới.
Thực tế ảo tăng cường (AR) được cả thế giới biết đến từ năm 2016 với game Pokemon Go. Apple khẳng định rằng công nghệ này còn nhiều ứng dụng hơn, từ dẫn đường, mua sắm tới mảng kiến trúc.
Năm 2019, Bloomberg cho biết Apple vẫn chưa từ bỏ thiết bị kính AR sau khi Google Glass thất bại trước đó vài năm. Apple được cho là đang phát triển tới 2 chiếc kính AR, một có kiểu dáng to, nặng như nhiều kính đang bán trên thị trường, và một gọn, nhẹ hơn.
"Người dùng vẫn chưa thể đón nhận những chiếc kính thông minh sau thất bại của Google Glass. Dù vậy, các công ty lớn vẫn thấy tiềm năng của công nghệ này", Rupantar Guha, nhà phân tích tại GlobalData nhận định.
 |
Những chiếc kính Apple sẽ thực sự biến chúng ta thành "người máy" trong tương lai? Ảnh: Guardian. |
Nếu Apple thực sự thành công với những chiếc kính AR của mình, thì có thể coi tương lai mà con người biến thành máy đã trở thành hiện thực. Rất nhiều câu hỏi mới sẽ được đặt ra: liệu trẻ em có buộc phải bỏ kính khi đi học, như cách chúng ta hạn chế sử dụng điện thoại trong lớp; liệu sau "nghiện điện thoại" chúng ta có chứng "nghiện đeo kính"?
"Một trong những ứng dụng được nói đến thường xuyên với kính AR là thu thập dữ liệu từ bất kỳ nơi nào chúng ta nhìn vào", Adrian Hon, nhà phát triển nổi tiếng trong lĩnh vực thực tế ảo tăng cường nhận xét. Đây sẽ là thảm họa đối với những người quan tâm đến quyền riêng tư, khi biến mọi người đeo kính thông minh trở thành một chiếc camera theo dõi.
Mỗi khi đi siêu thị, kính có thể ghi lại giá cả theo thời gian thật và thói quen . Mở báo ra, kính sẽ đọc được tất cả những bài báo chúng ta thích, quảng cáo nào được nhìn lâu nhất.
"Chúng ta sẽ không thể rời khỏi chiếc kính AR, giống như chúng ta không thể rời xa smartphone hiện nay. Hàng tỷ người sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài chúng để làm những việc cơ bản như học hành, giao dịch ngân hàng, giao tiếp với người khác", ông Hon chia sẻ.
Chưa cần nói đến việc chúng ta có tin Apple hay không, ở thời điểm này có lẽ chúng ta cũng chẳng tin tưởng chính bản thân mình. Chỉ mất 8 năm kể từ khi iPhone ra đời, những tính năng kiểm soát "nghiện smartphone" đã bắt đầu được giới thiệu. Liệu loài người có chịu được đến 8 năm sau khi kính thông minh ra mắt?
Chúng ta đang dần biến thành người máy, khi chiếc smartphone dường như chẳng bao giờ rời khỏi bàn tay. Liệu con người có thể thực sự trở thành người máy trong tương lai?
Theo Zing

Apple tiếp tục nhượng bộ phí App Store
Apple thông báo các công ty cung cấp lớp học/sự kiện trực tuyến qua ứng dụng iPhone được hoãn sử dụng mua sắm trong ứng dụng App Store đến tháng 6/2021.
" alt=""/>Apple sẽ biến tất cả chúng ta thành người máy?
Chuỗi hội thảo sẽ được tổ chức trên nền tảng trực tuyến Zoom từ ngày 23/3 - 19/4/2022, được thiết kế cho từng khu vực địa lý và múi giờ riêng biệt bao gồm: bờ Đông và bờ Tây Hoa Kỳ, châu Âu, châu Phi, châu Úc và châu Á. Buổi hội thảo do các nhà khoa học là thành viên của hội đồng giải thưởng, hội đồng sơ khảo chủ trì, đặc biệt có sự tham gia của các chủ nhân giải thưởng mùa giải VinFuture đầu tiên.Mùa giải thứ 2 của Quỹ VinFuture có chủ điểm “Tái thiết và Hồi sinh” - hướng tới các phát minh, sáng kiến khoa học có thể thúc đẩy quá trình tái thiết thế giới sau đại dịch Covid-19 và phát triển bền vững. Dù mới khởi động từ ngày 16/2/2022, nhưng mùa giải thứ hai đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học thế giớ, với sự tham gia của hơn 1000 tổ chức, cá nhân là đối tác đề cử mới đến từ 81 quốc gia trên toàn cầu. Trong số đó, cộng đồng khoa học châu Á đang đóng góp nhiều đối tác đề cử nhất với 34%, theo sát là châu Mỹ với 33%, châu Âu 22%, châu Úc 6% và châu Phi là 5%.
Nhằm đưa thông tin nhanh chóng và trực tiếp nhất tới các nhà khoa học toàn cầu, thúc đẩy tính đa dạng và tính đầy đủ ở mọi khu vực tiềm năng; VinFuture không chỉ giải đáp trực tiếp những thắc mắc của các nhà khoa học về quá trình nộp dự án, mà còn chia sẻ những góc nhìn đầy cảm xúc, những thông tin “người thật việc thật” từ thành viên trong hội đồng sơ khảo, hội đồng giải thưởng, các chủ nhân giải thưởng của mùa giải đầu tiên.
 |
Thời gian tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến |
VinFuture là Giải thưởng toàn cầu thường niên dành cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Là giải thưởng mới nhưng với sứ mệnh phụng sự nhân loại và quá trình xét giải công bằng, minh bạch - VinFuture đã tạo được tiếng vang và uy tín mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học khắp thế giới.
Trong mùa giải đầu tiên, VinFuture đã nhận được gần 1.200 đăng ký giới thiệu đề cử đến từ 6 châu lục trên thế giới chỉ sau hơn 4 tháng mở cổng tiếp nhận đề cử. Các đối tác đề cử của VinFuture đều là những trung tâm tri thức nhân loại như: Đại học Harvard, Đại học Cambridge, Đại học Oxford, Đại học Tokyo… cùng các tổ chức uy tín như: Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, Hiệp hội Max Planck của Đức, Viện Khoa học Trung Quốc…
Ở giải VinFuture mùa đầu tiên, Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD đã được trao cho 3 nhà khoa học: Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vắc xin ngăn ngừa Covid-19, đồng thời còn có tiềm năng tạo các loại vaccine ngăn ngừa HIV, ung thư, miễn dịch và các bệnh di truyền…
Quỹ VinFuture, ra mắt vào 20/12/2020, là quỹ hoạt động độc lập, phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân sáng lập. Tầm nhìn và sứ mệnh của quỹ là tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới. Hoạt động cốt lõi của quỹ là trao giải thưởng VinFuture hàng năm cho các phát minh khoa học công nghệ đột phá, đã - đang - có tiềm năng tạo ra thay đổi ý nghĩa trong cuộc sống. Hệ thống giải thưởng gồm có: Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu USD - là một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn hàng đầu trên toàn cầu; 3 Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới. Cổng nhận đề cử năm 2022: https://online.vinfutureprize.org/nomination Để biết thêm thông tin chi tiết về giải thưởng: - Hướng dẫn chi tiết về quy trình và biểu mẫu đề cử: https://online.vinfutureprize.org/nomination - Câu hỏi thường gặp: https://vinfutureprize.org/faqs/ - Thông tin về chủ nhân Giải thưởng VinFuture năm đầu tiên: https://vinfutureprize.org/vi/nguoi-dat-giai/ |
Thế Định
" alt=""/>Quỹ VinFuture khởi động 6 hội thảo trực tuyến cho đối tác đề cử mùa giải 2022