“Ba năm một chặng đường, ở tuổi 31, đăng ký kết hôn là quyết định lớn lao nhất trong hơn 30 năm cuộc đời mình. Cũng là những gì bố mẹ và gia đình mong mỏi. Không biết là phúc hay họa nhưng lòng đã quyết thì không hối hận”, Linh Chi viết.
![]() |
Nữ người mẫu cho biết để cùng bạn trai đi đến mối quan hệ như hiện tại, cô luôn tự nhủ bản thân phải sống thiện lành, không toan tính. |
Bên dưới dòng trạng thái, bạn bè, đồng nghiệp để lại lời chúc mừng cho cặp đôi. “Chúc mừng 2 em, sau bao phong ba bão táp cuối cùng cũng thấy được cầu vồng. Chúc 2 em hạnh phúc, bên nhau trọn đời”, một người thân của cặp đôi để lại bình luận.
Liên hệ với Linh Chi, cô từ chối tiết lộ thông tin về lễ cưới. Trong khi đó, chồng cô – vũ công Lâm Vinh Hải hiện khóa máy.
Linh Chi và Lâm Vinh Hải chính thức quen nhau từ năm 2016, khi cùng hợp tác trong bộ phim “Găng tay đỏ”. Thời điểm cả hai công khai mối quan hệ, vợ cũ của Lâm Vinh Hải – Lý Phương Châu đã đăng đàn tố nam vũ công ngoại tình trước khi ly hôn, Linh Chi là “người thứ ba”.
Sự việc nổ ra kéo theo những tranh cãi không dứt từ người trong cuộc lẫn cộng đồng mạng. Cả Linh Chi và Lâm Vinh Hải cũng lên tiếng phản bác nhưng họ không nhận được nhiều sự đồng tình từ dư luận.
![]() |
Cặp đôi phải trải qua chặng đường nhiều sóng gió mới để có được hạnh phúc như hiện tại. |
3 năm quen nhau, cặp đôi không ít lần cãi vã, chia tay vì khác biệt tính cách. Tuy nhiên, họ nhanh chóng tái hợp.
Cuối năm 2018, Linh Chi từng cho biết cô và Lâm Vinh Hải dự định sẽ có con vào năm 2019. Cô cũng tiết lộ mình đã dọn về sống chung trong căn hộ với bạn trai từ khoảng một năm nay.
“Tôi không quan trọng chuyện cưới hỏi, hai gia đình ủng hộ và tôn trọng mình là đủ. Anh Hải rất thương tôi, muốn tổ chức lễ rước dâu đàng hoàng để tôi có thể tự hào với gia đình, bạn bè”, Linh Chi từng chia sẻ với truyền thông.
Thúy Ngọc
Một ngày sau khi vợ cũ của Lâm Vĩnh Hải tung ảnh bán nude trên bãi biển, Linh Chi cũng không kém cạnh khi khoe ngực trần và thân hình mảnh mai.
" alt=""/>Linh Chi xác nhận đã đăng ký kết hôn với Lâm Vinh HảiPhát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Dương Văn Lượng cho biết: Thực hiện Quyết định số 1034 của Bộ TT&TT và Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 177 về việc hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
“Qua gần 6 tháng triển khai, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, như: Hơn 60.000 hộ SXNN được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; gần 55.000 hộ SXNN được mở gian hàng trên sàn TMĐT và được cung cấp tài khoản thanh toán số; gần 2.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT; 2 sàn Postmart (của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel) đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 50 tấn nông sản địa phương”, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên nêu những dữ liệu, con số thống kê đáng khích lệ.
![]() |
Theo ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30% tổng doanh thu của nhiều đơn vị. |
Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cung cấp thêm: “Năm 2021, chúng tôi đã hướng dẫn xây dựng kịch bản và kỹ thuật livestream bán nông sản, sản phẩm trên mạng xã hội trực tiếp cho 500 lượt người và hàng nghìn lượt người bằng hình thức trực tuyến; 129 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các nền tảng như: C-Thái Nguyên, Postmart, Voso, Sendo, Lazada, Shopee... Doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20 - 50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%”.
![]() |
Ông Phạm Quang Hiếu, Phó Giám đốc Sở TT&TT Thái Nguyên chia sẻ thông tin về việc đồng hành triển khai các hoạt động hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT. |
Gỡ khó để nông dân sống được bằng sản phẩm nông nghiệp
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch tỉnh Dương Văn Lượng cũng thẳng thắn nhìn nhận, những con số vừa đưa ra mới chỉ là bước đầu. Các hộ SXNN cũng mới tiếp cận thông tin, công nghệ, thực sự tham gia sàn TMĐT chưa nhiều. Cần nhìn nhận, đánh giá lại hoạt động hỗ trợ đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh để xác định những tồn tại, vướng mắc phải giải quyết trong thời gian tới.
“Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cũng như chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, hy vọng năm 2022 và những năm tiếp theo, nền nông nghiệp Thái Nguyên sẽ phát triển bền vững, người nông dân sống được bằng sản phẩm nông nghiệp”, ông Lượng nhấn mạnh.
![]() |
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 9 huyện, thị xã, thành phố và toàn bộ 178 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. |
Với vai trò đồng hành cùng các địa phương nói chung và Thái Nguyên nói riêng đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT, ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT đề xuất xây dựng xa lộ kết nối nông sản Thái Nguyên tới thị trường trong nước và quốc tế, với điểm tựa là các sản phẩm như chè, gỗ, dược liệu… Đặc biệt, cần tạo ra những giá trị độc đáo của Thái Nguyên trong quá trình đưa hộ SXNN lên sàn, chẳng hạn như kết hợp truyền thống lịch sử của Thủ đô kháng chiến, kết nối liên thông với giá trị du lịch…
![]() |
Ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Bộ TT&TT, đề xuất xây dựng xa lộ kết nối nông sản Thái Nguyên tới thị trường trong nước và quốc tế. |
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Lượng “chốt” những mục tiêu định lượng khá cao trong năm nay: 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn TMĐT của hai doanh nghiệp bưu chính ngay trong tháng 4/2022; Tập trung gán nhãn cho sản phẩm, gian hàng hộ SXNN Thái Nguyên trên sàn TMĐT để bảo vệ uy tín, thương hiệu; Kết nối tiêu thụ nông sản Thái Nguyên tới 62 tỉnh, thành trên cả nước.
Sự kiện do UBND tỉnh Thái Nguyên phối hợp Bộ TT&TT tổ chức, gồm 3 phiên: Phiên I, sáng 18/3, Hội nghị Triển khai hỗ trợ đưa hộ SXNN tham gia sàn TMĐT tỉnh Thái Nguyên; Phiên II, chiều 18/3, Tọa đàm chính sách và Tập huấn đồng hành cùng các hộ SXNN tham gia kinh doanh trên sàn TMĐT; Phiên III, sáng 19/3, chương trình thực tế và hỗ trợ trực tiếp tại cơ sở sản xuất của các hộ SXNN trên địa bàn." alt=""/>Hơn 60.000 hộ sản xuất nông nghiệp Thái Nguyên được đào tạo kỹ năng sốCông ty của Mỹ cho biết dự định xây ít nhất hai nhà máy bán dẫn trị giá 17 tỷ EUR, hay 19 tỷ USD, tại thành phố Magdeburg. Trong vòng một thập kỷ, Intel sẽ chi gần 90 tỷ USD cho các nhà máy mới tại Đức, cùng những dự án khác tại Pháp, Ireland, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha. Nhà máy Magdeburg dự kiến tuyển dụng 3.000 nhân sự chính thức và 7.000 công nhân xây dựng.
Động thái của Intel nhằm phản ứng lại trước tình trạng thiếu hụt bán dẫn do đại dịch Covid-19 khơi mào khiến các hãng công nghệ, xe hơi tại châu Âu và Mỹ lâm vào khốn đốn. Khủng hoảng chuỗi cung ứng nhấn mạnh sự phụ thuộc của khách hàng vào các nhà sản xuất chip tại Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, đặc biệt đối với những sản phẩm hiện đại nhất.
Patrick Gelsinger, người vừa nhậm chức CEO Intel năm 2021, đặt ra mục tiêu nâng thị phần của Mỹ trong bức tranh sản xuất bán dẫn toàn cầu lên khoảng 30% trong 10 năm tới, từ 12% của hiện tại. Ông cũng bày tỏ mong muốn thị phần châu Âu tăng từ 9% lên khoảng 20% trong cùng kỳ.
Theo ông Gelsinger, Intel lùi thông báo vài tuần vì cuộc chiến Nga – Ukraine. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với các lãnh đạo Đức và châu Âu, công ty quyết định tiếp tục kế hoạch đầu tư. Gần đây, các nhà hoạch định chính sách của EU giới thiệu kế hoạch trị giá 17 triệu USD cho ngành chip đến năm 2030.
Tại Mỹ, các nhà lập pháp đang tranh luận về gói hỗ trợ 52 tỷ USD cho ngành bán dẫn. Ông Gelsinger cho rằng ưu đãi của chính phủ vô cùng quan trọng trong việc đưa chi phí xây dựng nhà máy về mức tương đồng với châu Á. Intel đang có nhà máy tại Ireland, Israel, Arizona, Oregon và New Mexico (Mỹ).
Đức là ứng cử viên “nặng ký”, một phần vì tập trung đông đảo các nhà sản xuất ô tô – những khách hàng quan trọng của nhà sản xuất chip. Quốc gia này cũng không xa lạ với lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Một trung tâm sản xuất lớn trong nước là Dresden, nơi Infineon, GlobalFoundries và Bosch vận hành nhà máy.
Ngoài ra, Intel chi thêm 12 tỷ EUR để tăng gấp đôi không gian sản xuất tại Leixlip (Ireland). Tại Italy, công ty đang đàm phán xây dựng nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip. Tại Pháp, Intel sẽ xây trung tâm nghiên cứu và phát triển, tập trung vào các lĩnh vực như điện toán hiệu suất cao. Tại Ba Lan, hãng mở rộng phòng thí nghiệm.
Intel đã hoạt động tại EU trong 30 năm và tuyển dụng khoảng 10.000 người.
Du Lam (Theo WSJ)
Theo The Wall Street Journal, Intel có thể sớm công bố thương vụ mua lại Tower Semiconductor, công ty sản xuất chip với giá gần 6 tỷ USD.
" alt=""/>Intel xây nhà máy 19 tỷ USD tại Đức