Phó Thủ tướng cho biết, đất nước ta đã được thống nhất, giải phóng và có những bước phát triển, song trong lòng ông vẫn day dứt vì dù đất nước phát triển nhanh song vẫn còn rất nghèo.
"Nhất là khi đi vào những những nơi có rất nhiều người hy sinh, rất nhiều người mất mát vì chiến tranh, họ vẫn rất nghèo" - Phó Thủ tướng nói.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Lê Văn |
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Mỗi người cũng phát biểu ở một góc độ khác nhau nhưng hầu hết đều đồng ý với nhau rằng, tiềm lực khoa học của đất nước dù đã được nâng lên rất nhiều song vẫn còn rất yếu.
Làm sao để chúng ta đổi mới hệ thống đối mới sáng tạo quốc gia, nâng cao năng lực khoa học công nghệ của đất nước đã trở thành sự thôi thúc và day dứt của nhiều thế hệ từ khi đất nước còn chưa được giải phóng đến bây giờ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, việc có thêm những giải thưởng như giải thưởng Trần Đại Nghĩa chính là góp sức để thực hiện việc này.
Nói về cái tên Trần Đại Nghĩa được dùng cho giải thưởng cho các công trình khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với việc lấy tên của cố GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa không chỉ đánh giá về mặt khoa học mà còn mang ý nghĩa tinh thần.
"Ý nghĩa của nó giống như tên của GS Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đã đặt. Họ Trần là hào khí Đông A, họ của danh tướng Trần Hưng Đạo. Còn Đại Nghĩa là vì việc đại nghĩa mà làm" - Phó Thủ tướng giải thích.
Từ đó, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: "Không riêng các nhà khoa học nhưng đặc biệt là các nhà khoa học, không riêng giới trí thức nhưng đặc biệt là giới trí thức, việc "đại nghĩa" lớn nhất là gì?".
"Từng thời kỳ có khác nhau nhưng tựu chung lại chắc là không thay đổi. Từ thuở Bình Ngô đại cáo đã nói tới rồi. Đó là chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ phát triển đất nước và phải làm sao cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bao ngàn năm nay được vun đắp, phát triển, tỏa sáng" - Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, muốn phát triển thì nhất định khoa học công nghệ phải mạnh hơn. "Đương nhiên không chỉ các nhà khoa học làm được mà còn phải đồng bộ từ các nhà làm chính sách và cả xã hội. Nhưng rõ ràng các nhà khoa học vẫn là nhân tố chính".
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, không chỉ đứng trước yêu cầu về việc phát triển nhanh hơn, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức mà một trong số đó chính là sự suy thoái đạo đức.
"Trong đại nghĩa lớn của ngày hôm nay, tôi rất mong muốn làm sao các nhà khoa học không chỉ cống hiến về năng lực mà còn cống hiến cả về tinh thần, làm sao tinh thần Trần Đại Nghĩa, tinh thần hào khí Đông A trong lịch sử, tinh thần không chỉ vượt qua khó khăn mà vượt qua bản thân để khoa học phát triển chắc chắn hơn, nhanh hơn và góp phần xây dựng đất nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ở cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi cho cả hội trường, rằng có bao nhiêu người có mặt hôm nay dưới 35 tuổi. Ông nhắc lại câu chuyện của GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ quan trọng là Cục trưởng Cục quân giới lúc mới chỉ 33 tuổi.
Phó Thủ tướng kể lại câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi GS Trần Đại Nghĩa 2 câu hỏi, rằng liệu khó khăn, thiếu thốn như thế chú có chịu được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời là: Chịu được! Chủ tịch Hồ Chí Minh lại hỏi: Thiếu thốn như thế, không có kỹ sư, không có vật liệu có làm được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời: Làm được!
"Tôi tha thiết mong rằng, làm sao chúng ta có thể tạo điều kiện, và cả những thách thức để các nhà khoa học trẻ bứt lên chính mình và bứt lên những ràng buộc từ mấy chục năm nay để có cống hiến đột phá" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng, nếu như được lãnh đạo tin tưởng và đặt bài toán rõ ràng thì rất nhiều người trẻ sẽ sẵn sàng dấn thân để đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Lê Văn
" alt=""/>Câu hỏi của Phó Thủ tướng về 'việc đại nghĩa' của trí thức Việt NamThấy vợ cương quyết chồng mới hùng hổ nói: “Không biết thương mình thì cũng phải thương con chứ. Đường sá xa xôi, đi xe khách con cái nheo nhóc, nóng bức vất vả”. Sự lo lắng đó của chồng tôi hiểu nhưng đó không phải điều tôi muốn. Việc anh bận tôi cũng biết đó chỉ là cuộc hẹn sinh nhật bạn thân của anh mà thôi. Nếu anh coi trọng bạn bè tiệc tùng hơn thì tôi cần gì phải chờ đợi.
Nhớ lần trước mẹ ốm, con gái sốt ruột muốn về thăm nhưng chồng lại cho đó là chuyện bình thường vì người già “ốm như cơm bữa”. Dù bố mẹ tuổi cao thật nhưng câu nói của anh không hề có thiện ý. Sau nhiều lần như vậy tôi nhận ra chồng không hề có tâm với nhà ngoại, trước giờ anh chưa từng coi trọng gia đình tôi.
Sáng cuối tuần, mặc chồng bận, tôi quyết định đưa con về quê, định bụng ở vài ngày cho bõ tức. Thế rồi chồng gào lên: “Cô điên à, trời nóng như thế này cô đưa chúng nó về đấy, điều hòa không có cho chúng nó chết nóng à. Nói bố mẹ cô lắp điều hòa đi rồi hãy gọi các cháu về. Đừng có lúc nào cũng kêu ốm để hành con hành cháu”.
Nghe chồng nói, cơn điên của tôi nổi lên. Tôi trừng mắt nhìn chồng đáp trả: “Anh nói thế mà không biết xấu hổ à? Bao năm nay anh đã bao giờ lo được cho bố mẹ tôi một nghìn, đã bao giờ biếu bố mẹ được một món đồ ra hồn? Về nhà vợ anh cũng chỉ mua mấy loại hoa quả, bánh kẹo rẻ tiền. Bố mẹ có ốm đau, tôi nói biếu tiền thì anh khó chịu ra mặt. Bố mẹ tôi nghèo, nhà không có điều hòa nhưng anh chỉ biết trách móc. Có bao giờ anh nghĩ đến chuyện lắp cho bố mẹ cái điều hòa để con cái về chơi đỡ khổ chưa? Tôi mua biếu bố cái điện thoại smartphone cho bố gọi nhìn mặt các cháu anh cũng khó chịu. Anh có tiền, có nhà, có oto cả tỉ bạc mà anh thốt ra câu đó không biết xấu hổ thì tôi thán phục anh. Bao lần tôi nhắc anh về chuyện này, anh đã bao giờ để lọt tai?”.
Nói rồi tôi vội đưa các con xuống taxi đã thuê sẵn. Tất nhiên tôi đi làm văn phòng, lương ba cọc ba đồng nhưng không đến mức không có nổi tiền thuê taxi cho con về ngoại một chuyến. Cái tôi mong cầu chính là thái độ tôn trọng của chồng dành cho bố mẹ tôi, là sự tự nguyện của anh chứ không phải là thứ tình cảm gượng ép.
Nếu có ngày tôi và chồng ly hôn vì chuyện này thì đó cũng không phải là cái kết bất ngờ.
Độc giả An nhi (Hà Nội)