Theo đó, KuroKy đã góp mặt trong danh sách 30 Under 30 do Forbes Đức bình chọn và trở thành nhân vật duy nhất hoạt động trong ngành công nghiệp esports có được vinh dự này.
Danh sách Forbes 30 Under 30 Đức liệt kê những gương mặt tiêu biểu dưới 30 tuổi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống có quốc tịch Đức, Áo và Thụy Sĩ. Trước KuroKy, Anathan "ana" Pham - player đang giữ kỷ lục hai lần vô địch The International liên tiếp - đã có tên trong danh sách 30 Under 30 của Forbes châu Á.
KuroKy đã hiện diện trên đấu trường Dota 2chuyên nghiệp gần 10 năm qua và gặt hái được vô số những thành công đáng ngưỡng mộ. Thành tích đáng kể nhất của player sinh năm 1982 là chức vô địch TI7 cùng nhiều danh hiệu tại các giải đấu Tier-1 đem về cho anh gần 5.2 triệu USD tiền thưởng.
“Vì gặp vấn đề về đi lại thuở nhỏ nên KuroKy có sự gắn bó mật thiết với trò chơi điện tử - nó không chỉ giúp cho anh đam mê chúng hơn mà còn phát hiện ra tài năng của mình”, Forbes viết về cựu đội trưởng Team Liquid và giờ đang lãnh đạo tổ chức Nigma. “Trên BXH Dota 2 thế giới, đội của anh (Nigma) hiện đang đứng thứ nhì.”
Hàng năm, Forbes vẫn thường công bố danh sách tôn vinh những cá nhân kiệt xuất và có tầm ảnh hưởng ở nhiều lính vực như Thể thao & Giải trí, tài chính, âm nhạc,…Ngoài việc phát hành một danh sách toàn cầu, họ cũng có những phiên bản khác nhau ở mỗi khu vực.
Ngoài ana và KuroKy, “RAMZES666” cũng từng được gọi tên là nhân vật tiêu biểu ở hạng mục Thể thao & Esports trong danh sách Forbes 30 Under 30 Nga 2019. Trước đó một năm, “n0tail” cũng được Forbes đưa vào danh sách 30 Under 30 toàn cầu ngay sau khi anh cùng với OG lên đỉnh tại TI8.
Đây có thể là động lực để KuroKy nhanh chóng trở lại đội hình thi đấu của Nigma sau khi điều trị chấn thương tay từ cuối tháng 7. Từ đó đến nay, đội trưởng kỳ cựu đã bỏ lỡ tới bốn giải đấu online tầm cỡ khu vực châu Âu & CIS khiến sức mạnh của Nigma bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tại thời điểm viết bài, Nigma vẫn “úp mở” về trạng thái sức khỏe của KuroKy và chưa rõ anh có tham chiến tại EPIC League Division 1 - giải đấu Dota 2lớn nhất cuối năm 2020 với tổng giá trị giải thưởng 500,000 USD hay không.
Nigma sẽ có trận đấu ra quân tại EPIC League gặp mudgolems - đối thủ đã đánh bại họ tại vòng bảng ESL One Germany 2020 cách đây một tháng - vào lúc 02g00 ngày 15/11.
2016 (Theo AFK Gaming)
" alt=""/>Dota 2: KuroKy được Forbes tôn vinh trong danh sách 30 Under 30 ĐứcNhư VietNamNet phản ánh, dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại Hinode City) có địa chỉ tại số 201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội do Tổng Công ty CP Thương mại và Xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư.
Được quảng cáo là dự án sở hữu vị trí hiếm có tại trung tâm quận Hai Bà Trưng với phong cách Nhật Bản khác biệt hướng tới sự thịnh vượng, đẳng cấp đích thực cho dự án và cuộc sống hạnh phúc vững bền cho cư dân. Tuy nhiên dù đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng sai phép chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy… chủ đầu tư vẫn cho cư dân về ở trái phép bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
![]() |
Quá thời gian khắc phục sai phạm theo quyết định xử phạt chủ đầu tư dự án Hinode City nhưng cơ quan chức năng quận Hai Bà Trưng không thực hiện cưỡng chế. |
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên dự án xin điều chỉnh. Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội đã có các công văn số 4296 (ngày 23/12/2010), công văn số 2827 (ngày 17/8/2011) chấp thuận điều chỉnh Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc tại khu đất số 201 Minh Khai.
Đến ngày 27/12/2011, UBND TP Hà Nội có quyết định về việc cho phép Vietracimex chuyển mục đích sử dụng hơn 31.000m2 đất tại số 201 Minh Khai để thực hiện dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại là Hinode City).
Ngày 20/9/2016, Bộ Xây dựng có công văn số 2061 về việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ và dự án đầu tư xây dựng.
Ngày 25/5/2017, UBND TP Hà Nội có công văn 2559 về việc chấp thuận điều chỉnh đầu tư dự án.
Đến ngày 28/7/2017, Sở QHKT có công văn số 4928 chấp thuận bản vẽ điều chỉnh phương án kiến trúc các hạng mục công trình tại dự án.
Dự án cũng nhiều lần được điều chỉnh giấy phép xây dựng (GPXD). Cụ thể: Ngày 14/6/2016, dự án được Sở Xây dựng cấp GPXD số 49. Ngày 8/12/2017, Sở Xây dựng cấp GPXD số 150.
Dịch chuyển nhà trẻ, phòng sinh hoạt cộng đồng
Sau nhiều lần điều chỉnh, quá trình triển khai dự án chủ đầu tư đã không tuân thủ các quy định khi xây dựng sai với các quyết định đã được thẩm duyệt.
![]() |
Dự án Hinode City liên tục điều chỉnh quy hoạch, dịch chuyển nhà trẻ, phòng sinh hoạt cộng đồng… |
Theo đó, tháng 9/2019, UBND quận Hai Bà Trưng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex - chủ đầu tư công trình số 201 Minh Khai do đã thực hiện hành vi vi phạm là “Tổ chức thi công xây dựng sai Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”. Người đại diện pháp luật là ông Võ Nhật Thăng – Chủ tịch HĐQT Vietracimex. Với hành vi trên, Vietracimex bị UBND quận Bai Bà Trưng phạt số tiền 40 triệu đồng.
Điều đáng nói, dự án vẫn chưa được cấp bổ sung GPXD, các sai phạm của chủ đầu tư vẫn không bị cưỡng chế phá dỡ theo quyết định xử phạt trên của UBND quận Hai Bà Trưng mà đến ngày 23/10/2019, Sở QHKT có văn bản số 6056 đề xuất cho phép Vietracimex điều chỉnh các hạng mục công trình.
Ngày 12/11/2019, UBND TP Hà Nội có thông báo Kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng tại cuộc họp xem xét đề nghị điều chỉnh một số hạng mục công trình thuộc dự án . Nêu tại thông báo này, Phó Chủ tịch UBND TP đồng ý chủ trương với đề xuất của Sở QHKT điều chỉnh các hạng mục công trình.
Cụ thể: dịch chuyển vị trí nhà trẻ, dịch chuyển và phân bố lại phòng sinh hoạt cộng đồng, điều chỉnh chức năng “Căn hộ du lịch” sang chức năng “Khách sạn” nhằm mục đích tăng khả năng sử dụng thuận tiện các tiện ích công cộng cho cư dân dự án và phát huy tổ chức quản lý hệ thống khách sạn tốt hơn.
Tiếp đến ngày 28/4/2020, Sở QHKT Hà Nội có văn bản số 1970/QHKT-PAKT-KHTH về việc điều chỉnh bản vẽ phương án kiến trúc công trình thuộc dự án Honde City tại khu đất số 201 Minh Khai.
Có thể thấy chủ đầu tư dự án Hinode City liên tục xin điều chỉnh phương án kiến trúc. Và lần xin điều chỉnh này để hợp thức hóa cho những vi phạm tại dự án với hàng loạt thay đổi về thiết kế, công năng sử dụng.
Theo tài liệu của PV, tại phương án chấp thuận bản vẽ điều chỉnh phương án kiến trúc của Sở QHKT tại văn bản số 4928 (ngày 28/7/2017) nhà trẻ được bố trí ngay tại tầng 1 toà nhà hỗn hợp dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở (ký hiệu khối 01) với diện tích sàn sử dụng khoảng 443m2. Thì tại phương án điều chỉnh được Sở QHKT chấp thuận lần này tại văn bản số 1970 (ngày 28/4/2020), nhà trẻ tại tầng 1 khối 01 “biến mất” và được dịch chuyển sang tầng 1 với diện tích sàn sử dụng khoảng 138m2 và tầng 2 với diện tích sàn sử dụng khoảng 507m2 tại toà nhà chung cư (ký hiệu khối 03).
![]() |
Dự án Hinode City chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…chủ đầu tư cho cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật. |
Khu vực sinh hoạt cộng đồng trước đó được bố trí ở tầng 4 Toà nhà hỗn hợp khối 01 với diện tích sàn khoảng 199m2 và tầng 6-10 với diện tích sàn sử dụng khoảng 191m2/tầng tại toà nhà chung cư (ký hiệu khối 02). Ở lần điều chỉnh mới diện tích sàn sử dụng sinh hoạt cộng đồng tại tầng 4 khối 01 với diện tích sàn sử dụng khoảng 377m2; tầng 6-10 khối 02 không còn bố trí chức năng sinh hoạt cộng đồng chỉ bố trí chức năng căn hộ ở, thương mại dịch vụ, văn phòng và khu kỹ thuật phụ trợ. Khu vực sinh hoạt cộng đồng dịch chuyển sang tầng 4 toà nhà chung cư khối 02 với diện tích khoảng 359m2 và khoảng 287m2 tại tầng 4 toà nhà chung cư khối 03.
Vừa chạy quy hoạch vừa bán nhà vẫn cho dân vào ở
Tại thông báo Kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng tại cuộc họp xem xét đề nghị điều chỉnh một số hạng mục công trình thuộc dự án Honde City, đồng ý chủ trương đề xuất cho phép Vietracimex điều chỉnh các hạng mục công trình với nhiều yêu cầu cụ thể. Trong đó, lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến thống nhất, đầy đủ của khách hàng đã ký Hợp đồng mua bán căn hộ tại dự án trước khi triển khai các thủ tục tiếp theo tránh đề xảy ra khiếu kiện (Chủ đầu tư phải cam kết thực hiện). Còn đối với các căn hộ chưa bán, phải công khai, thông tin đầy đủ cho khách hàng về phương án điều chỉnh nêu trên.
Đến ngày 31/12/2019, UBND phường Minh Khai có báo cáo về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng tại văn bản nêu trên.
Đáng chú ý, theo báo cáo, hết thời gian niêm yết công khai, thời hạn lấy ý kiến khách hàng và nhân dân qua hình thức đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, UBND phường Minh Khai không nhận được ý kiến phản ánh của khách hàng đã ký hợp đồng với chủ đầu tư mua căn hộ của dự án qua các hình thức: trực tiếp, đơn thư phản ánh và thông qua số điện thoại của UBND phường.
![]() |
dự án chưa hoàn tất các thủ tục về điều chỉnh quy hoạch thì chưa thể nghiệm thu công trình. Chưa hoàn tất các thủ tục mà đưa dân vào ở là vi phạm, phải xử lý. |
Báo cáo cũng cho biết, chủ đầu tư dự án Vietracimex khẳng định đã tổ chức lấy ý kiến khách hàng bằng nhiều hình thức và không nhận được bất kỳ ý kiến phản hồi của khách hàng quan tâm đến dự án.
Cũng phải nói thêm rằng, trong khi các cơ quan chức năng đang thực hiện việc điều chỉnh, dự án đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng sai giấy phép xây dựng, chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy…thì chủ đầu tư dự án lại cho cư dân về ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng khẳng định, nếu dự án chưa hoàn tất các thủ tục về điều chỉnh quy hoạch thì chưa thể nghiệm thu công trình. Chưa hoàn tất các thủ tục mà đưa dân vào ở là vi phạm, phải xử lý.
Liên quan đến dự án, năm 2018, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội.
Theo TTCP, nguồn gốc đất trước khi chuyển đổi mục đích do Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng thuê làm trụ sở làm việc và nhà xưởng. Đến năm 2011 UBND thành phố Hà Nội cho phép thực hiện đất để thực hiện dự án.
Tại kết luận thanh tra, TTCP chỉ rõ chủ đầu tư còn nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng.
Cụ thể, ngày 17/9/2012, UBND thành phố Hà Nội có quyết định phê duyệt tiền sử dụng đất dự án là gần 475 tỷ đồng, nhưng đến ngày 28/2/2017 chủ đầu tư mới nộp đủ số tiền trên vào ngân sách Nhà nước. Đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư còn nợ tiền chậm nộp tiền sử dụng đất hơn 143 tỷ đồng.
Tuy nhiên, TTCP cho biết, theo báo cáo giải trình của UBND thành phố Hà Nội và chủ đầu tư, trong thời gian thực hiện dự án Hinode City, chủ đầu tư đồng thời ứng trước vốn để đầu tư xây dựng 1.050 căn hộ tái định cư thuộc dự án Khu tái định cư, công viên cây xanh và trung tâm thể dục tại phường 12, quận Bình Thạnh và 1.570 căn hộ tái định cư (khu 2) thuộc khu dân cư 38,4ha, phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng. Đến nay cả 2 dự án trên đã hoàn thành và bàn giao cho UBND TP.HCM nhưng ngân sách thành phố vẫn còn khoảng 533 tỷ đồng (tiền của chủ đầu tư xây dựng hạng mục kỹ thuật toàn khu dự án Khu tái định cư phường 12, quận Bình Thạnh) chưa thanh toán.
Vì vậy, chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị xem xét, giải quyết không tính tiền chậm nộp số tiền hơn 143 tỷ đồng nêu trên theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính.
Cũng theo TTCP, việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp của dự án Hinode City không đúng quy định.
Cụ thể, liên ngành gồm Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Cục thuế trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tiền sử dụng đất đã đưa khoản chi phí kiểm định chất lượng phù hợp công trình (1%) chi phí xây dựng vào tổng thể chi phí phát triển để giảm trừ khi xác định giá thu tiền sử dụng đất không định quy định của Bộ Tài chính, với số tiền là hơn 25 tỷ đồng.
TTCP nêu rõ, trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục thuế Hà Nội và chủ đầu tư dự án.
![]() |
Vietracimex vốn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ GTVT. Ông Võ Nhật Thăng trước đó được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty. Vốn là một người kín tiếng, ông Thăng được dư luận biết đến sau khi thâu tóm 93,37% cổ phần của Vietracimex khi Tổng công ty này được cổ phần hóa vào năm 2005. Năm 2016, Thanh tra Chính phủ có Thông báo số 111/TB-TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng trong việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng và trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng. Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: “Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Thăng đã cố ý làm trái quy định của pháp luật”. Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ xác định việc chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần mà ông Thăng có vốn góp chiếm 93,37% vốn điều lệ là sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình thực hiện cổ phần hoá Tổng Công ty bị đảo ngược, trái với mục đích, yêu cầu của đề án thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vietracimex đang hoạt động theo hướng kinh doanh đa ngành, hiện tại sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Bất động sản, Sản xuất công nghiệp, Năng lượng và Thương mại dịch vụ. |
Bình Dương
Dù đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng nhưng tại dự án Hinode City (201 Minh Khai) hàng trăm căn hộ có cư dân về ở, bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
" alt=""/>Lộ nhiều lần chỉnh quy hoạch ở dự án Hinode City chờ hợp thức hoáDự án Khu dân cư Nhơn Đức có quy mô 9,33ha được UBND TP.HCM giao cho Công ty Vạn Phát Hưng làm chủ đầu tư theo quyết định năm 2015. Mặc dù đến nay đã hết thời gian được chấp thuận đầu tư nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
Theo Thanh tra Thành phố, quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có một số sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, quản lý tài sản công, kinh doanh BĐS, thuế… cần phải xử lý.
Hàng loạt sai phạm của Công ty Vạn Phát Hưng được chỉ ra, như: Nhận chuyển nhượng đất lúa trước khi được chấp thuận địa điểm đầu tư; xây dựng công trình khi chưa được giao đất thực địa; xây dựng công trình không phép.
Về kinh doanh BĐS, chủ dự án Khu dân cư Nhơn Đức đã bán 370 nền đất có móng cọc khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép; bàn giao nhà ở khi chưa được nghiệm thu; chuyển nhượng 16 nền đất có diện tích lớn hơn trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất…
![]() |
Công ty Vạn Phát Hưng có hàng loạt sai phạm trong quá trình khiển khai dự án Khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè. |
Ngoài ra, Công ty Vạn Phát Hưng chưa xây dựng trường tiểu học để phục vụ cộng đồng dân cư; chưa đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, công viên cây xanh, vườn hoa… để lập hồ sơ hoàn công và bàn giao cho địa phương quản lý; chưa hoàn thành thủ tục về quyền sử dụng đất dự án.
“Đến nay, dự án chưa hoàn thành theo thời gian được chấp thuận đầu tư trong khi các cơ quan có thẩm quyền chậm xử lý hoặc chưa xử lý các vi phạm của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật”, kết luận thanh tra nêu.
Theo Thanh tra Thành phố, trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo UBND xã Nhơn Đức, UBND huyện Nhà Bè, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài Chính thời kỳ liên quan.
Bên cạnh đó, Công ty Vạn Phát Hưng còn vi phạm pháp luật thuế khi chậm kê khai hoặc không kê khai nộp thuế, không thực hiện quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đúng quy định. Như nhiều trường hợp chủ đầu tư xuất hoá đơn bán nền đất không trùng với ngày lập các phiếu thu hoặc một hoá đơn giá trị gia tăng xuất cho nhiều phiếu thu.
Về việc quản lý đất công tại dự án, UBND xã Nhơn Đức và UBND huyện Nhà Bè tự xác định diện tích đất Nhà nước trực tiếp quản lý trong dự án mà không dựa trên kết quả áp ranh, đo vẽ của đơn vị tư vấn độc lập. Điều này dẫn đến số liệu không thống nhất, chưa đảm bảo cơ sở tính tiền sử dụng đất của chủ đầu tư. Đến nay các bên vẫn chưa thể xác định chính xác diện tích đất công tại dự án.
Từ những sai phạm tại dự án Khu dân cư Nhơn Đức như nói trên, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo Công ty Vạn Phát Hưng khắc phục, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật liên quan, thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai, tiền sử dụng đất, các khoản thuế, phí...
Yêu cầu các sở ngành xử lý vi phạm về đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh BĐS của chủ đầu tư; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót, sai phạm.
Giao Cục thuế TP.HCM phối hợp cùng Sở Tài chính kiểm tra số tiền 658 tỷ đồng Công ty Vạn Phát Hưng đã nhận từ Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường về khoản hoàn trả liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án để xác định tiền thuế.
Thanh tra Thành phố sẽ thanh tra trách nhiệm của Giám đốc Sở Xây dựng về chấp hành pháp luật trong việc thẩm định, quyết định đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thời kỳ năm 2018 – 2019.
" alt=""/>Chưa xong thủ tục quyền sử dụng đất, chủ dự án đã bán ‘chui’ 370 nền đất