Từ khi xảy ra đại dịch, vợ chồng tôi phải thảo luận, cân đối lại chuyện chi tiêu và phân công người giữ tiền trong nhà. Lương của chồng tôi để chi tiêu hằng ngày. Thu nhập của tôi là khoản để dành. Các khoản tiền thưởng khác sẽ được gom chung “bỏ heo” để chi tiêu hiếu hỉ, quà cáp, các khoản phát sinh.Nói chung, chồng kiếm được bao nhiêu, tôi "ôm" hết để anh không có cơ hội tiêu pha lãng phí bên ngoài.
Hai vợ chồng đều hài lòng với phương án quản lý tài chính mùa dịch. Chúng tôi cảm thấy an tâm hơn, vì nếu xảy ra chuyện gì, vẫn có một khoản dự trữ. Nhưng khi biết được chuyện này, nhà chồng lại không vui chút nào.
 |
(Ảnh minh họa: KT) |
Hễ có dịp gặp tôi, mẹ chồng lại nói rất to với bố chồng, mà thực chất là nhắc nhở tôi: "Tội nghiệp thằng Phương, dạo này nó không biết lương là gì. Nó không có đến cả cơ hội cầm đồng tiền vất vả làm ra".
Tôi vốn không phải người giỏi nhịn. Đứng trong bếp, tôi cố ý nói cho mẹ chồng nghe được: "Bao nhiêu tiền cũng vào Tôm với bố Tôm hết đấy ạ!".
Hôm ấy ngày giỗ cụ, mẹ chồng tôi bàn với mấy bà cô, bà thím "dạy dỗ lại" tôi. Thế là suốt cả buổi hôm đó, mọi người bàn tán xôn xao về chủ đề lương lậu của chồng tôi.
Khơi mào là bà thím chồng: "Đôi lúc phụ nữ nên bỏ bớt gánh nặng cho mình để chuyển sang cho đàn ông. Để chồng giữ tiền cũng là một cách “dạy” cho đàn ông biết lo, quan tâm đến đời sống gia đình, tự lập trong quản lý tài chính, chi tiêu và hiểu được nỗi vất vả của phụ nữ khi phải cân đối, đánh vật với cơm áo gạo tiền, đủ thiếu trong nhà...".
Bà thím có vẻ hơi "lạc đề" nên bị mẹ chồng tôi cắt ngang: "Thằng Phương dại lắm. Lương cứng lương mềm, tiền làm thêm làm nếm đều đưa cho vợ nó hết. Hôm nọ nó giấu được 5 triệu đồng, lén đưa cho mẹ, còn dặn là đừng để vợ con biết, cô ấy sẽ giận. Tôi thương con vô cùng, mà càng nghĩ càng ức con dâu. Nó làm vợ mà không biết thương chồng, đàn ông ra ngoài mà không có tiền thì bí lắm, mất hết tự tin. Đành rằng nó giữ lương cứng, nhưng khoản kiếm thêm thì phải để thằng Phương tự quản chứ, ai lại ôm hết như thế".
Bà cô ngồi đối diện đồng tình với mẹ chồng tôi: "Chị nói phải, gần đây em thấy thằng Phương gầy hẳn đi, chắc nó khổ sở lắm. Làm việc vất vả là thế, nhưng thu nhập bao nhiêu vợ nó hưởng hết".
Nghe đến đây, tôi sang phòng khách, nói nhỏ nhẹ nhưng cương quyết: "Mẹ ơi, mẹ không hài lòng gì với con thì cứ góp ý thẳng, sao lại mang chuyện trong nhà để nói ở đây ạ?".
Bà cô phản ứng lập tức: "Cháu nói thế là có ý gì? Ở đây toàn người nhà, ta là cô ruột của chồng cháu cơ mà”, vừa dứt câu, bà cô lại quay ngoắt sang mẹ chồng tôi: “Chị ơi, con bé này cần được dạy dỗ lại".
Mẹ chồng tôi liền lớn tiếng: "Trước đây dù thấy con hỗn, mẹ vẫn nhịn, nhưng càng ngày con càng ghê gớm nên mẹ phải nói cho biết, ở trong cái nhà này, kính trên nhường dưới là điều vô cùng quan trọng. Trên con còn có chồng, trên chồng con là bố mẹ. Con xem, con chẳng coi ai ra gì, mẹ nói con cãi, cô nói con cũng cãi".
Tôi nghe thế, càng quyết tâm "cãi" cho ra nhẽ, nhưng bằng nụ cười và lời mềm mỏng: "Con biết gần đây mẹ không hài lòng chuyện con quản lý kinh tế trong nhà, nhưng mẹ biết không, thời điểm này đang rất khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng con có thể mất việc bất cứ lúc nào, nếu con không đứng ra vun vén và chi tiêu hợp lý thì không biết tương lai thằng Tôm ra sao. Con biết, mẹ cũng cầm hết lương của bố. Cô biết không, có lần cháu từng nghe cô nói, cô phải ôm hết lương của chú, để đảm bảo rằng chú không có cơ hội vung tiền ngoài hàng quán. Con nói thật, người vợ nào chẳng vậy, và đã là phụ nữ thì nên hiểu và thông cảm cho nhau".
Nghe đến đây, các bà cô im bặt, mẹ chồng tôi bèn mát mẻ: "Con dâu thời nay giỏi quá cơ! Dạy dỗ cả mẹ chồng".
Chồng tôi ở trên gác vội vàng chạy xuống bắt tôi sang phòng khác và phân trần với các bà: "Con xin mẹ, con xin các thím, các cô. Chuyện ai quản tài chính là do chúng con bàn bạc rồi mới quyết định, đây là chuyện riêng của nhà con, mọi người đừng can thiệp hay bàn tán nữa ạ. Con nghe mà nhức hết cả đầu".
Từ hôm ấy, mẹ chồng tôi không còn mát mẻ gì chuyện tôi giữ hết tiền của chồng nữa, nhưng tôi biết bà đang không vui với tôi. Tôi nên làm gì tiếp theo đây?
Theo Phụ Nữ TP.HCM

9X lương trăm triệu tìm người yêu: Anh ấy có thể cho em bao nhiêu tiền?
Mới đây, MC Cát Tường lại có phen “ngã ngửa” trước cô nàng lương trăm triệu tham gia chương trình hẹn hò có gu người yêu độc lạ.
" alt=""/>Nhà chồng không vui khi tôi cầm hết lương của ông xã
Trong giãn cách, nhiều người không khỏi thèm thuồng tô bún bò, bát phở tái nạm. Dù tự nấu hay đặt mua trên hội nhóm cư dân vẫn cứ thấy “thiếu”, chưa đúng vị như ở “quán ruột”. Vì thế, khi hàng quán được mở cửa trở lại trên các ứng dụng đặt thức ăn, nhiều người nhanh tay đặt món ăn yêu thích. Dưới đây là 4 món ăn ngon hết ý ai cũng muốn thử.Cơm tấm sườn bì chả
Ai ghiền cơm tấm Sài Gòn thì không thể bỏ qua món cơm tấm sườn, bì, chả ăn kèm dưa leo, đồ chua. Nước mắm mặn ngọt đưa đẩy, sườn ướp đẫm vị, đồ chua giòn sật khiến bao “tín đồ” ẩm thực nao lòng. Cơm tấm có thể ăn sáng, trưa, chiều, thậm chí ăn khuya đều là lựa chọn hợp lý.
Anh Q. Sang (22 tuổi, kế toán) chia sẻ về dĩa cơm tấm đầu tiên sau thời gian giãn cách: “Vì cái sự lười “trung thành" nên ngày trước hay bây giờ mình đều dùng GrabFood đặt món. Nhưng lười cũng có nhiều cái lợi lắm. Mình đỡ phải ra quán ăn, có thể chọn thanh toán điện tử để hạn chế tiếp xúc. Chưa kể, chương trình “Giữ lửa bếp Việt" của GrabFood còn có “một rổ” freeship. Khi thấy quán “ruột" mở lại, mình nhanh tay chốt đơn liền, quá thèm rồi”.
 |
Hết giãn cách là phải order ngay 1 dĩa cơm tấm tại quán quen yêu thích |
Bún bò
Bún bò là cái tên “hot” nhất dạo gần đây khi liên tục được nhắc đến trên các diễn đàn ẩm thực. Những ngày trời mưa, được thưởng thức tô bún bò nóng hổi, “full topping": giò heo, thịt tái, bắp mềm… là trải nghiệm khó quên.
Hiện nhiều hàng quán bán bún bò như: Bún Bò Huế Xưa, Bún Bò Đông Ba... đã mở hoạt động trên các ứng dụng đặt món.
 |
Tô bún bò nóng hổi, đậm vị làm bao người đắm say |
Tự thưởng một tô bún bò tại quán quen yêu thích trong ngày đầu trở lại văn phòng, chị Hà My (28 tuổi, TP.HCM) bày tỏ: “Đúng là không gì hạnh phúc bằng được ăn trưa cùng chị em đồng nghiệp. Hơi tiếc một xíu vì quán hôm nay chưa có chả cua, nhưng không sao, tô bún bò gần full topping thế này cũng “ổn áp” lắm rồi, chị em mình đỡ phải đau đầu nghĩ trưa nay ăn gì”.
Bánh mì
Sáng - ăn bánh mì. Tối - ăn bánh mì. Bận - ăn bánh mì. Rảnh - ăn bánh mì… Đó là “chân lý” của hội ghiền món ăn này. Những tháng giãn cách xã hội, nhiều người nhung nhớ mùi bánh nở thơm nức, vỏ giòn rụm, ruột tơi mềm, thêm nước sốt, thịt, chả, rau dưa đậm đà. Giờ đây, khi các lò bánh mì đã nóng lửa, việc của “tín đồ” ăn uống chỉ là lựa quán, những chuyện khác đã có ứng dụng giao đồ ăn lo.
 |
Dễ ăn, nhanh gọn mà no lâu, bánh mì là lựa chọn hàng đầu |
Trà sữa
No nê món chính vẫn không quên “đá” thêm cốc trà sữa…
Là một trong những món trở lại sớm nhất trên các nền tảng đặt đồ ăn online, trà sữa vẫn luôn là một trong những thức uống “được lòng” mọi người. Trà sữa truyền thống, trà sữa ô long, sữa tươi trân châu đường đen… từ các thương hiệu nổi tiếng giờ đã có mặt đầy đủ trên GrabFood.
 |
Trà sữa - thức uống người người yêu thích |
Để thỏa đam mê ăn uống của người dùng, các ứng dụng đặt món cũng ra sức tung các ưu đãi lẫn chương trình khuyến khích hàng quán mau chóng hoạt động trở lại, điển hình như chương trình “Giữ lửa bếp Việt” của GrabFood, diễn ra đến hết ngày 31/10/2021. Bên cạnh hỗ trợ miễn phí giao hàng cho người dùng, chương trình còn giúp nhà hàng tăng khả năng hiển thị trong ứng dụng. Đây còn là cơ hội cho các nhà hàng tiếp cận nguồn cung thực phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. Giờ đây, hàng quán có thêm nguồn động lực mở app, các “tín đồ” sành ăn cũng an tâm lấp đầy chiếc bụng đói mà không lo phí giao hàng.
Ngọc Minh
" alt=""/>4 món ngon hết ý được ‘săn đón’ sau giãn cách

 |
Nhưng được một thời gian sau, Hà gọi cho tôi và khóc lóc, nói rằng, người yêu cô đã đi nước ngoài và bỏ lại cô một mình. (ảnh minh họa) |
Hà coi tôi như tri kỉ nên hay kể với tôi những câu chuyện xung quanh chuyện tình yêu của hai người họ. Hà thường nhắc về người yêu của mình với niềm tự hào. Ban đầu là kể về chuyện anh ta yêu mình, quan tâm mình như thế nào. Hà có vẻ rất yêu người yêu của mình. Qua câu chuyện Hà kể, tôi được biết, anh ta là người rất giỏi, công việc tốt, nếu lấy anh ta, Hà sẽ có một tương lai sáng lạn.
Nhưng được một thời gian sau, Hà gọi cho tôi và khóc lóc, nói rằng, người yêu cô đã đi nước ngoài và bỏ lại cô một mình. Anh ta bảo cô đi theo nhưng cô không thể làm thế vì gia đình Hà chỉ có mỗi mình cô. Hà là con một trong nhà, không muốn xa bố mẹ nên đã quyết định chia tay người yêu. Thời gian ấy, cô gầy đi trông thấy, khóc lóc nhiều và người thì lúc nào cũng mệt mỏi. Tôi luôn bên cạnh động viên quan tâm Hà. Thú thực là tôi có chút ích kỉ vì cũng mừng mừng trong lòng khi biết Hà chia tay người yêu.
Học ít, làm rể rồi vẫn bị coi thường
Tôi chủ động tấn công Hà khi biết người yêu của cô đã không còn yêu cô nữa. Những cuộc hẹn hò nhiều hơn, tôi đưa Hà đi nhiều nơi, thậm chí là đi du lịch xa để Hà cảm thấy khuây khỏa. Tôi muốn chinh phục Hà bằng cách chữa lành vết thương cho cô ấy.
Thời gian trôi đi, cả hai chúng tôi đã có những giây phút thực sự hạnh phúc bên nhau. Hà cũng vui dần, cười nhiều hơn. Hai đứa luôn dành cho nhau những bất ngờ và cả hai cảm thấy cần nhau hơn bao giờ hết.
 |
Tôi cứ ở bên chăm sóc Hà như vậy, lo lắng cho em từng tí một. Tôi hi vọng, tình yêu của tôi dành cho em sẽ khiến em bù đắp được những đau thương. (ảnh minh họa) |
Có lẽ, trong lúc đau khổ mệt mỏi, được dựa vào vai tôi, Hà cũng cảm thấy yên tâm phần nào. Được khoảng 3, 4 tháng sau, tôi ngỏ lời yêu Hà. Thật may, Hà đã gật đầu đồng ý nhưng Hà bảo, muốn chúng tôi yêu nhau thêm một thời gian để Hà có thể quên đi chuyện cũ và hi vọng, tôi không quá khó khăn với quá khứ của Hà. Vì bây giờ, người hiểu Hà từng trải qua những gì, chỉ có tôi mà thôi.
Tôi cứ ở bên chăm sóc Hà như vậy, lo lắng cho em từng tí một. Tôi hi vọng, tình yêu của tôi dành cho em sẽ khiến em bù đắp được những đau thương. Chúng tôi san sẻ cho nhau bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn, nhờ có tôi mà Hà cũng vượt qua được rất nhiều điều mệt mỏi của cuộc sống.
Chúng tôi về ra mắt hai bên gia đình và tính chuyện cưới xin. Có vẻ như bố mẹ Hà cũng không ưa tôi lắm, nhưng sau chuyện tình đổ vỡ của con gái, bố mẹ cũng muốn chiều lòng con và đồng ý cho chúng tôi cưới nhau sau đó.
Thú thực, xét về gia cảnh, tôi thua Hà nhiều. Hà là cô gái con nhà gia giáo, có học lại còn khá giả. Còn tôi chỉ là chàng trai bình thường, trình độ học hành bình thường. Tôi kiếm được công việc như vậy với mức lương không cao, nhưng cũng đủ để lo được cho cuộc sóng của mình. Công việc của tôi thì Hà cũng thường hiểu rồi đó.
 |
Mẹ em còn bảo tôi đi học liên thông lên, vì là, mẹ vợ không muốn tôi học kém vợ. Mẹ em bảo, ‘bây giờ con không học thì sau này muộn. (ảnh minh họa) |
Chúng tôi lấy nhau, nhưng bố mẹ Hà không đón nhận tôi nồng nhiệt, họ hàng nhà Hà cũng vậy. Cả nhà em chê tôi học không cao, công việc cũng không có tương lai. Họ thường so sánh tôi với người cũ tài giỏi của Hà. Bây giờ, Hà đang học cao học, sắp thành thạc sĩ và rất có vị trí trong công ty, còn tôi thì chỉ là một anh chàng học hết cái cao đẳng và đi làm từ lâu.
Bây giờ, tôi lại đang thuê nhà trọ sống cùng Hà trong khi bố mẹ em thì có điều kiện không muốn cho con cái mình khổ như vậy. So với người tán tỉnh Hà trước đó, tôi thua nhiều nên không được bố mẹ em tán thành. Tôi cảm thấy mình thua kém nhiều lắm! Tôi mệt mỏi vì mỗi lần về nhà vợ chơi, bố mẹ vợ không đón nhận tôi nồng nhiệt như ngày còn yêu nhau. Đặc biệt, khi thấy Hà gầy đi, bố mẹ em càng khó chịu.
Mẹ em còn bảo tôi đi học liên thông lên, vì là, mẹ vợ không muốn tôi học kém vợ. Mẹ em bảo, ‘bây giờ con không học thì sau này muộn. Mà em học như thế này thì không có tương lai, muốn ở một vị trí khác thật sự không dễ. Với lại, cùng một nhà mà vợ giỏi hơn chồng thường không hay”. Nghe mẹ em nói vậy, tôi cảm thấy buồn lắm. Cả nhà em không dành cho tôi sự tôn trọng. Em lấy tôi có lẽ là vì tôi đã bên em rất nhiều thời gian, luôn động viên quan tâm em. Còn gia đình em có lẽ chỉ nhìn vào học thức và công việc của tôi, lại so sánh tôi với người khác nên không hiểu được tình cảm của tôi.
Nhưng thú thực, là một thằng đàn ông, là con rể mà bị nhà vợ coi thường, tôi thấy chán nản vô cùng, tình cảm dành cho vợ cũng nhạt dần đi.
(Theo Khampha.vn)" alt=""/>Học ít hơn, tôi bị cả nhà vợ coi thường