Theo nhà phân tích Timothy Arcuri của UBS, số tiền 5-6 tỷ USD có thể là tiền nợ bản quyền mà Apple phải thanh toán cho Qualcomm. Kể từ khi hai hãng vướng vào cuộc chiến pháp lý năm 2017, Apple đã ngừng trả tiền bản quyền. Hai công ty vẫn còn hợp tác trên các thiết bị trước năm 2018, đến giờ vẫn đang được bán.
Số tiền Apple phải trả trên mỗi chiếc iPhone cũng tăng lên so với mức 7,5 USD/máy mà hãng trả trước đây, theo tiết lộ của giám đốc vận hành Apple Jeff Williams tại tòa.
“Thỏa thuận này là một kết quả rất tốt cho Qualcomm, và rõ ràng là tốt hơn rất nhiều so với con số khoảng 5 USD/máy mà trước đây chúng tôi ước tính”, CNBCdẫn lời ông Arcuri.
Các tài liệu của phiên tòa vừa được tiết lộ cho thấy Apple đã cố gắng sử dụng các chiêu trò để khiến các công nghệ của Qualcomm kém phần quan trọng.
Theo Washington Post, luật sư của Apple nói với tòa rằng họ đã ký kết thành công nhiều thỏa thuận về bản quyền với các công ty khác như Huawei và Ericsson, và những bản quyền đó rẻ hơn nhưng giá trị gấp đôi các bản quyền của Qualcomm.
Lý lẽ của Apple bị bóc mẽ khi Qualcomm phát hiện ra Apple đã cố tình mua hàng đống bản quyền về với mục đích duy nhất là khiến bản quyền của Qualcomm mất giá trị, chứ không phải để sử dụng. Luật sư của Qualcomm cho rằng Apple muốn “tạo bằng chứng”.
Các tài liệu chuẩn bị cho phiên tòa của Apple cho thấy họ đã “lựa chọn cẩn thận” những bản quyền “đáng giá nhất”, nhằm “làm bằng chứng để so sánh trong vụ tranh chấp với các công ty khác”.
“Vậy là họ đã tới các công ty khác, thỏa thuận để mua bản quyền giá rẻ trong nhiều năm nhằm tạo bằng chứng, rồi đến đây và nói rằng các đối tác đó tốt hơn bởi họ bán nhiều bản quyền với giá rẻ, còn chúng tôi là những kẻ xấu”, luật sư Evan Chesler của Qualcomm cho biết.
“Mặc dù các công ty khi kiện nhau thường tìm cách để giành lợi thế, những tài liệu này cho thấy một sự thật khó chịu. Chúng tiết lộ rằng Apple đã sử dụng một lý lẽ sai trái trước cả những nhà hành pháp và tòa án và làm sai lệch giá trị và bản chất đích thực của các bản quyền Qualcomm sở hữu”, giáo sư luật Adam Mossoff tại đại học George Mason nhận xét.
![]() |
Apple đã sử dụng chip Qualcomm trên iPhone từ thế hệ đầu tiên, nhưng bắt đầu chuyển sang dùng chip Intel từ năm 2017. Ảnh: Bloomberg. |
Tài liệu cũng cho thấy Apple đã có ý định kiện Qualcomm từ 2014, nhưng họ đã chờ tới cuối năm 2016, sau khi Qualcomm trả hàng tỷ USD cho Apple trong một thỏa thuận trước đó. Một tài liệu của Apple từ tháng 6/2016, có tên “Làm giảm giá trị bản quyền Qualcomm”, cho rằng Apple sẽ kiện Qualcomm trong vòng 6 tháng. Thực tế diễn ra đúng như vậy.
Apple cho biết trong tài liệu rằng họ sẽ tìm nhiều cách, bao gồm “khiến Qualcomm thiệt hại về tài chính” và “thách thức mô hình bản quyền của Qualcomm”.
Việc sử dụng hàng loạt chiêu trò nhưng cuối cùng vẫn đồng ý trả số tiền lớn cho thấy Apple không thể hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ làm ăn với Qualcomm. Điều này cũng được thể hiện trong các tài liệu nội bộ của Apple.
Theo tài liệu, một quản lý mảng phần cứng của Apple mô tả công nghệ của Qualcomm là “tốt nhất”, trong khi một quản lý khác cho rằng “nói về công nghệ, họ vẫn là số một”.
Một tài liệu khác thì mô tả Qualcomm có “lượng bản quyền độc nhất” và “vị thế rất lớn”. Một tài liệu khác từ năm 2009 mô tả Qualcomm “được thừa nhận rộng rãi là công ty sở hữu lượng bản quyền lớn nhất cho các chức năng quan trọng của ngành viễn thông”.
![]() |
Qualcomm “là công ty duy nhất trên thế giới giúp iPhone có 5G vào năm sau”, theo nhận định của một nhà phân tích. Ảnh: Qualcomm. |
Có thể việc bỏ hàng tỷ USD cho Qualcomm vẫn là có lời so với những gì Apple nhận được. Không có Qualcomm, Apple chưa thể tìm được đối tác cung cấp chip 5G. Đối tác cung cấp chip modem còn lại của họ là Intel vẫn chưa thể phát triển xong chip 5G, dẫn đến Apple chậm chân so với các đối thủ.
Sau khi Apple và Qualcomm đạt được thỏa thuận, Intel cũng công bố họ không phát triển chip 5G cho di động nữa. Các thông tin mới nhất cho thấy Apple và Qualcomm đã chốt được thông số kỹ thuật 5G cho iPhone trong năm 2020.
“Đã quá muộn để Apple sử dụng chip của Qualcomm trong năm nay, nhưng tới năm 2020 thì họ sẽ mua các chip modem, bao gồm chip 5G từ Qualcomm sau khi đạt được thỏa thuận”, Nikkei dẫn lời một nguồn tin.
Nikkei cũng dẫn nhiều nguồn tin nhận định việc phụ thuộc vào Intel trong giai đoạn trước là một “điểm yếu” của Apple trong vụ kiện Qualcomm. Qualcomm là một trong những công ty đầu tiên có chip modem 5G. Chip Snapdragon X50, được giới thiệu năm 2016, có mặt sớm hơn các sản phẩm của Intel hay MediaTek tới gần 2 năm.
Trước đó, Intel cho biết chip 5G của họ sẽ chỉ sẵn sàng vào quý IV/2020. Nếu chờ Intel, Apple sẽ chậm hơn các đối thủ tới hơn 2 năm. Nỗ lực tự phát triển chip modem của họ cũng chưa cho thấy thành quả. Nhiều nguồn tin cho rằng phải tới 2021 Apple mới có thể sử dụng chip modem tự phát triển.
“Modem là thứ quan trọng nhất. Qualcomm có lẽ là công ty duy nhất trên thế giới có thể giúp Apple mang 5G lên điện thoại trong năm sau”, Gus Richard, nhà phân tích về chip tại Northland Capital Markets nói trên Bloomberg.
Bản thân Apple cũng không thể chọn hợp tác với Huawei dù nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã mở lời, bởi chính phủ Mỹ đang gia tăng sức ép với các công ty công nghệ trong nước không dùng thiết bị, linh kiện viễn thông của Huawei.
Công nghệ 5G không chỉ vượt trội so với 4G về tốc độ mạng. Khả năng kết nối với độ trễ thấp cũng là tính năng đáng chú ý, nhất là đối với các tiêu chuẩn không giây yêu cầu độ trễ ở mức 1 ms. Đây là điều quan trọng, không chỉ đối với ngành công nghiệp game online mà cả lĩnh vực Internet vạn vật (IoT) và xe hơi thông minh.
Bên cạnh iPhone, các sản phẩm được dự đoán là rất quan trọng với Apple trong tương lai là kính thực tế ảo tăng cường (AR) và phần mềm xe tự lái. Chiếc điện thoại lúc này đóng vai trò trung tâm điều khiển mọi thiết bị. Có lẽ vì vậy mà Apple không thể chờ đợi lâu hơn để đưa 5G lên iPhone.
" alt=""/>Từ vụ Qualcomm, Apple lộ rõ sự thủ đoạn và yếu đuốiNhững chiếc điện thoại của năm ngoái, chủ yếu là di động từ Apple và Samsung, vẫn rất được ưa chuộng trên thị trường. Nhiều người không sẵn sàng chi ra số tiền lên đến 1.000 USD để mua những chiếc di động mới nhất với không nhiều tính năng ấn tượng.
Khi người dùng giữ những thiết bị cũ lâu hơn, doanh số smartphone mới lập tức chạm đáy thời điểm cuối năm 2017.
“Smartphone hiện khá giống thị trường xe hơi”, Sean Cleland - Giám đốc mảng di động của B-Stock Solution, nền tảng giao dịch điện thoại lớn nhất thế giới (Readwood, California, Mỹ), nhận định. “Tôi vẫn muốn lái Mercedes, nhưng tôi sẽ đợi một vài năm để mua model cũ hơn. Điện thoại cũng vậy”.
Một trào lưu khác giống với thị trường xe hơi cũng xuất hiện tại Mỹ, khiến người dùng lười mua sắm smartphone hơn là dịch vụ cho thuê điện thoại. Thay vì mua smartphone mới, nhà mạng Sprint và T-Mobile cho phép thuê bao của họ thuê chúng, hoặc đổi điện thoại cũ lấy model mới nhất. Tất nhiên, tùy chọn này chưa quá phổ biến.
Điện thoại tân trang đang trở thành phân khúc phát triển nóng nhất, chiếm trung bình 1/10 lượng di động bán ra, theo Counterpoint Research. Năm ngoái, tổng lượng smartphone lên kệ đạt 1,6 tỷ chiếc.
Những chiếc di động cũ, có giá bán khoảng vài trăm USD, khiến nhu cầu mua điện thoại mới giảm xuống, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm. Một chiếc di động cao cấp ngày nay có xu hướng qua tay 3-4 người, trước khi bị thải loại, theo các đơn vị bán lẻ.
Trước đây, điện thoại tân trang thường tìm đến các thị trường xa xôi như châu Phi, Ấn Độ và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện người Mỹ chiếm đến 93% lượng mua bán điện thoại tân trang trên mạng trong các cuộc đấu giá của B-Stock, so với mức khoảng 50-50 giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới vào năm 2013.
Cứ 3 chiếc smartphone bán ra toàn cầu thì có một model của Apple hoặc Samsung. 2 hãng này cũng chiếm đến 95% lợi nhuận của ngành công nghiệp di động.
Người tiêu dùng Mỹ nâng cấp điện thoại sau mỗi 23 tháng thời điểm năm 2014, theo BayStreet Research. Hiện nay, họ có xu hướng giữ lại thêm 8 tháng. Sang 2019, con số này có thể nới rộng lên thành 33 tháng, theo BayStreet.
Các hãng di động không hẳn chịu thiệt hoàn toàn khi một chiếc di động qua tay nhiều người. Với Apple, nhiều người dùng iPhone đồng nghĩa họ có thể dịch chuyển lợi nhuận từ việc bán thiết bị sang mảng dịch vụ, gồm Apple Store, Apple Music và dịch vụ thanh toán.
CEO Apple trong buổi họp quý hôm 1/2 nói rằng thị trường điện thoại qua tay đang phát triển mạnh mẽ và rằng độ tin cậy của những chiếc iPhone là “tuyệt vời”.
Trong buổi phỏng vấn mới đây, D.J Koh - Chủ tịch mảng di động của Samsung - nói rằng sự tăng trưởng của điện thoại cũ khiến Samsung phải nghĩ lại về việc điều chỉnh chiến lược. Mặc dù chưa quyết sách nào được đưa ra, tại một số thị trường Samsung đang muốn đẩy mạnh việc bán điện thoại tân trang thay vì ra mắt di động giá rẻ, theo ông Koh.
25% người dùng Mỹ bán chiếc điện thoại của họ sau khi nâng cấp lên model mới vào năm 2017, tỷ lệ cao nhất thế giới, theo Deloitte. Trong năm 2017, doanh số smartphone chỉ tăng trưởng 2,7%, theo Gartner. Trong 3 tháng cuối năm, lần đầu tiên số lượng smartphone bán ra bị sụt giảm. Các hãng di động có thể chưa quá lo lắng vì có thể tăng giá smartphone để bù vào số lượng nhưng người dùng chắc chắn đang gặp khó.
“Đây là dấu hiệu xấu”, CK Lu - nhà phân tích của Gartner nói. “Những chiếc smartphone hiện nay quá đắt”.
Theo Zing
" alt=""/>Người dùng ngày càng thích điện thoại cũ: Lỗi của Apple, Samsung