Theo đó, KOC đóng vai trò quan trọng, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ và đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân mà không bị chi phối, phụ thuộc vào bất cứ kênh truyền thông hay đơn vị nào.
ViruSs lý giải sau đại dịch, thị hiếu tiêu dùng và phương thức mua hàng thay đổi. Người dân hạn chế ra đường, chủ yếu mua sắm qua các sàn thương mại điện tử, nền tảng livestream, website hoặc post (bài đăng) của KOC.
"Thói quen, thao tác mua sắm của Gen Z khác hẳn thế hệ trước. Do đó, KOC vừa là tiếng nói, đại diện hình ảnh cho mọi nhãn hàng". Họ có thể kiếm bộn tiền chỉ với chiếc điện thoại và chăm chỉ.
Anh chỉ ra trên thị trường quảng cáo số, có nhiều KOC kiếm được hàng tỷ đồng ở mỗi phiên livestream, dù họ không phải là dân chuyên nghiệp, không làm việc cho công ty, hệ sinh thái đó.
"Các nền tảng như Meta, TikTok lẫn doanh nghiệp, điển hình Vinamilk, Unilever... rất cần KOC - người giúp họ quảng bá sản phẩm, tăng độ nhận với công chúng và xây dựng thương hiệu hiệu quả hơn", anh nói.
Không chỉ ở Amazon, người lao động của rất nhiều doanh nghiệp Mỹ đang phải cảnh giác với tình trạng bị sa thải lén lút (stealth firing).
Bên cạnh các đợt sa thải hàng loạt, bộ phận nhân sự của nhiều công ty đang sa thải người lao động do vi phạm một số lỗi vụn vặt. Ví dụ gần đây là Meta, chủ sở hữu Facebook thông báo sa thải 20 nhân viên vì sử dụng tiền trợ cấp phiếu ăn để mua đồ dùng khác. Hay hãng dịch vụ kiểm toán quốc gia EY đã chấm dứt hợp đồng với một nhóm nhân viên vì "xem nhiều video cùng lúc trong Tuần lễ học tập EY Ignite" để nhanh đạt đủ chứng chỉ.
Trước đây, những hành vi trên được coi là sai phạm nhỏ, có thể bị khiển trách. Nhưng nay chúng trở thành vi phạm nghiêm trọng đến mức bị sa thải.
Leo Martin, giám đốc điều hành của công ty tư vấn đạo đức kinh doanh GoodCorporation, cho rằng các công ty áp dụng biện pháp cứng rắn với nhân viên nhằm răn đe người khác không mắc sai phạm. Mức độ kỷ luật này phổ biến hơn trong các ngành được quản lý chặt chẽ như ngân hàng và dịch vụ tài chính.
Thông tin được công bố nêu rõ, ốc bắt cột lái trên hai mẫu xe trên không được siết đúng tiêu chuẩn lực, dẫn đến nguy cơ rơi cột lái trong quá trình xe vận hành. Khi điều này xảy ra, lái xe sẽ mất khả năng kiểm soát xe, dẫn tới nguy cơ cao về tai nạn.
Để khắc phục lỗi trên, Isuzu Việt Nam sẽ kiểm tra và siết lại bu-lông trên trục lái với thời gian hơn 10 phút/xe. Thời gian triệu hồi diễn ra từ nay tới ngày 31/12/2024.
Chương trình tại Việt Nam là một phần trong chương trình triệu hồi số SCP-2303-01 của Isuzu Motors International Operation (Thái Lan). Đợt triệu hồi toàn bộ D-max và Mu-X ở thị trường trong nước diễn ra sau khi các dòng xe này bị triệu hồi tại Australia và nhiều nước châu Âu cũng với nguyên nhân nói trên.
Hai mẫu xe được triệu hồi là sản phẩm chủ lực của Isuzu tại Việt Nam, tuy nhiên có doanh số khá lẹt đẹt. Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số 4 tháng đầu năm của D-Max là 254 chiếc, còn Mu-X là 51 chiếc, thuộc top xe ế ẩm nhất thị trường.
Hoàng Hiệp
Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!