Đối tượng chăm lo cụ thể là đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động bị tai nạn lao động; Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động hoặc vợ/chồng/con bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo; Nữ đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi; Cán bộ công đoàn chuyên trách và các trường hợp đột xuất khác.
Mức chăm lo được công đoàn ngành đưa ra là 500.000 đồng/trường hợp. Ngoài ra, công đoàn ngành khuyến khích các cơ quan, đơn vị vận động nguồn quỹ xã hội để tăng mức chi chăm lo cho đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đối với các đơn vị thực sự khó khăn, không thưởng Tết, công đoàn cơ sở báo cáo danh sách gửi về Công đoàn ngành giáo dục TP trước ngày 5/12.
Những hình ảnh biểu tượng của Google hay Google Doodle không còn quá xa lạ với người dùng Internet. Google Doodle là những biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng Google trên trang chủ Google.com (hay Google Tiếng Việt - Google.com.vn). Chúng thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt, ngày sinh của các danh nhân, nhân vật có ảnh hưởng toàn cầu,...
Mục đích của sự ra đời Google Doodle nhằm mang tới sự tươi mới cho người dùng. Bên cạnh đó, Google cũng muốn dùng các hình ảnh mang tính biểu tượng này làm công cụ quảng bá, tôn vinh và kỷ niệm.
Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay đánh dấu một cột mốc có ý nghĩa lớn đối với người dân Việt Nam. Cũng vào ngày này 79 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng chính vì vậy, Google đã sử dụng hình ảnh lá quốc kỳ Việt Nam tung bay trong gió như một cách gợi nhớ cột mốc lịch sử hào hùng của người Việt.
Đây không phải lần đầu Google đưa một hình ảnh gần gũi với Việt Nam ra giao diện trang chủ Google tiếng Việt. Trước đó, Google cũng từng thay giao diện Google Doodle để kỷ niệm ngày sinh của họa sĩ Bùi Xuân Phái, tôn vinh hình ảnh Hội An hay chào mừng các lễ hội truyền thống như Tết Trung thu hay dịp Tết Nguyên đán.
Bà Nguyễn Thị Lan – Phó phòng Văn hóa xã hội tỉnh Nghệ An, phản ánh có tình trạng học sinh “Sáng học VNEN, chiều học truyền thống”.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - GĐ Công an tỉnh Nghệ An |
Bà Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, tình trạng này cử tri đã phản ảnh, nhưng chỉ xảy ra ở một số cơ sở giáo dục tập trung chủ yếu ở TP.Vinh.
Lý do, theo bà Chi đó là, phụ huynh lo lắng về việc thi tuyển từ cấp THCS lên THPT và thi vào Trường chuyên Phan Bội Châu bằng phương pháp nào, học như thế nào là phù hợp.
“Phụ huynh đã quan tâm đến mức lo lắng. Chúng tôi sẽ làm việc với các trường để truyền thông tốt hơn về vấn đề đó'' - bà Chi trả lời
Vấn đề lo lắng của phụ huynh về sắp tới sẽ thi theo hình thức nào? Học phương pháp nào có lợi?
Bà Chi cho biết, về kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Riêng kỳ thi tuyển sinh lớp 10, sở đã chỉ đạo lộ trình dạy học phát triển theo năng lực học sinh dần dần từng bước có khảo sát, thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An |
“Nếu học sinh học theo phương pháp mô hình mới sẽ thuận lợi hơn” - bà Chi khẳng định.
Tại buổi chất vấn, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm, lạm thu trong thời gian qua.
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – GĐ Công an tỉnh Nghệ An đặt vấn đề, trong năm 2016, Sở giáo dục đã tham mưu cho UBND tỉnh hoặc trực tiếp ngành để kiểm tra bao nhiêu đơn vị dạy thêm, học thêm, lạm thu?
Bà Chi cho biết, mỗi năm sở đã tổ chức thanh tra chuyên đề về dạy thêm, học thêm về lạm thu, có kế hoạch về thu chi đầu năm. Tổ chức kiểm điểm, kỷ luật những đơn vị sai phạm thuộc quản lý của sở.
Đối với các trường mần non, tiểu học sở tham mưu, gửi công văn Chủ tịch UBND huyện, đề nghị chủ tịch xử lý kỷ luật.
Văn Bình
" alt=""/>'Sáng học VNEN, chiều học truyền thống'