- Bệnh viện Từ Dũ vừa tiến hành cấy phôi cho trường hợp mang thai hộ đầu tiên.
- Bệnh viện Từ Dũ vừa tiến hành cấy phôi cho trường hợp mang thai hộ đầu tiên.
Bạn có lẽ đã đọc hết các bản tin về iPhone mới: nó có hình thức y chang iPhone 6s, cấu hình nâng cấp hơn chút ít, camera mạnh hơn và không có jack cắm tai nghe. À, thêm một tông màu mới nữa. "Uhm, không có gì đặc sắc lắm nhỉ", ai đó hẳn sẽ thốt lên.
![]() |
iPhone 7 không có mấy thay đổi về ngoại hình, ngoại trừ tông màu jet black mới |
iPhone 7 là thí dụ điển hình của việc "ngày càng hoàn thiện", một hướng đi mà ngành công nghiệp ô tô luôn tuân thủ một cách trung thành. Telsa không tung ra các chủng xe mới, nhưng âm thầm cải tiến mọi thứ trong xe năm này qua năm khác. iPhone 7 cũng vậy. Nó không phải là bước nhảy vọt so với iPhone 6s, nhưng với iPhone 7, Apple đã thừa nhận bất thành văn rằng, ngành smartphone đã chạm đỉnh sáng tạo. Kể từ nay, mọi chuyện sẽ rất khác. Sau mỗi 2 năm, người ta khó có thể nghĩ được một thứ "vĩ đại tiếp theo" nữa.
Tình huống tương tự cũng có thể bắt gặp ở ngành công nghiệp máy tính. Laptop ngày nay cái nào cũng giống cái nào. Đó là vì định luật Moore, vốn quy định mật độ bán dẫn phải tăng gấp đôi sau mỗi hai năm, đã không còn đúng nữa. Suốt 30 năm qua, các hãng công nghệ luôn dựa vào định luật này để cải tiến sức mạnh điện toán của mình theo định kỳ 2 năm. Nhưng khi điện thoại, laptop ngày càng được ép nhỏ xuống kích thước chưa từng có tiền lệ, việc duy trì Moore là bất khả thi. Năm ngoái, lần đầu tiên Intel thừa nhận hãng này chật vật trong việc thu nhỏ kích cỡ của các transistor hơn nữa để có thể tăng mật độ chúng lên.
Apple không chỉ tự sản xuất chip mà còn kiểm soát toàn bộ phần cứng của iPhone. Do đó, hơn bất cứ hãng smartphone nào khác, hãng này lệ thuộc vào định luật Moore nhiều nhất. Khi tình thế thay đổi, Apple buộc phải thích ứng. Thay vì những sáng tạo lớn, đột phá, hãng áp dụng chiến lược "Hậu Moore". Đó là gì? Ít sáng tạo nhìn-thấy-được hơn, tăng những yếu tố như cảm biến, nâng cấp sức mạnh hoặc hiệu suất lên.
Mọi khía cạnh của iPhone 7 đều tuân theo chiến lược Hậu Moore. Những tính năng như camera kép, chip A10, chống nước, nút Home mới là các cải tiến không hữu hình. Việc xóa bỏ lỗ cắm tai nghe là một chiêu đánh lạc hướng rất hay. Thực tế là chẳng có lý do thuyết phục nào ép Apple phải làm vậy, nhưng chúng ta mải mê phàn nàn, chỉ trích Apple ngớ ngẩn ra sao khi loại bỏ tính năng này, hãng đã thay đổi vòng đời của iPhone từ 2 năm lên 3 năm mà chẳng bị ai chú ý.
![]() |
Việc xóa sổ jack cắm tai nghe ở iPhone 7 chỉ là chiêu đánh lạc hướng chú ý của dư luận |
Việc người dùng phải đợi đến năm 2017 để iPhone thực sự lột xác cho thấy, công nghệ smartphone không còn theo kịp vòng đời 2 năm nữa. Những gì Apple muốn đưa vào iPhone chưa thể khả thi về mặt công nghệ trong năm nay, và ta sẽ phải học cách quen dần với điều đó.
Trừ phi bạn nghĩ khả năng chống nước hoặc tông màu mới đáng để bỏ ra vài trăm USD, đây có lẽ sẽ là năm đầu tiên bạn thấy không cần phải lên đời iPhone mới. Apple cũng hiểu rõ điều này. Việc hãng từ chối tiết lộ doanh số đặt mua trước iPhone 7 trong dịp cuối tuần đầu tiên với báo giới đâu phải là vô tình. Táo khuyết hiểu rõ năm nay chỉ là một bước đệm, nhưng chẳng qua không muốn thừa nhận mà thôi.
Nhưng không vì thế mà ta phủ nhận sạch trơn những gì iPhone 7 có. Con dế này là đỉnh cao của sự hoàn thiện, đẹp mắt, tinh tế, sắc sảo, đạt đến độ chín muồi cả về thiết kế, công nghệ lẫn trải nghiệm. Bạn sẽ khó tìm được mẫu iPhone nào hay smartphone cao cấp nào hoàn hảo hơn nó, nhưng nếu như bạn đang dùng iPhone 6s hoặc kể cả iPhone 6, bạn không cần phải nâng cấp.
T.C
" alt=""/>iPhone 7 'tố cáo' ngành smartphone cạn vốn
Theo Cổng thông tin Ngân hàng Nhà nước, đối với mô hình tổ chức, quản trị tại các ngân hàng, AI - Trí thông minh nhân tạo đang là trọng tâm phát triển của rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có Google.
Trong tương lai gần, AI sẽ dần trở nên hoàn thiện, thậm chí về một số mặt nào đó có thể thông minh và chính xác hơn con người. Các ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu. Với khả năng tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng, vì vậy, yêu cầu đặt ra với ngành Ngân hàng trong tương lai là nắm bắt được xu hướng, ứng dụng cách làm việc và kiểm soát AI để đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả.
Mô hình ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trường mạng Internet trên thực tế đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng. CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những bước tiến mới trong thay đổi cách giao tiếp và xử lý nghiệp vụ thông qua tương tác và giao tiếp điện tử.
Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, các cuộc đàm thoại đang có xu hướng thành các cuộc gọi hình ảnh (video-call) với mức độ ổn định và chất lượng ngày càng tăng. Do đó, công việc chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng cũng có thể sẽ đòi hỏi thêm những kỹ năng làm việc từ xa qua video-call. Trong tương lai xa, công nghệ thực tế ảo (virtual-reality) và hình ảnh 3 chiều (holography) sẽ có thể thay thế hoàn toàn cách giao tiếp của con người. Các cuộc gọi 3D như trong các bộ phim viễn tưởng có thể không còn xa vời nữa.
Đối với kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh (smart phone) đã thay đổi cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Các dịch vụ ngân hàng qua Internet, Mobile, mạng xã hội, phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh. Trải nghiệm khách hàng sẽ là xu hướng vượt trội, ở một số nước phát triển, kể cả các nước đang phát triển đã xuất hiện ngày càng nhiều “ngân hàng không giấy”.
Nhờ ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng. Việc áp dụng các nguyên tắc của CMCN 4.0, các vấn đề như giao diện lập trình ứng dụng (API), phân phối liền mạch hay phân tích thông minh (Intelligence analytics) sẽ là xu hướng ứng dụng phổ biến trong hoạt động phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao của các ngân hàng. Ngoài ra, dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích hành vi khách hàng cũng đang trở thành xu hướng tương lai trong thời đại công nghệ số, nhờ vào việc công nghệ hỗ trợ có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, góp phần tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định.
" alt=""/>Cách mạng 4.0: Thách thức lớn nhất với ngân hàng là bảo mật thông tin