
Sao Việt ngày 18/5: Dương Hoàng Yến gây bất ngờ với loạt ảnh mặc váy cưới lộng lẫy dự báo việc sắp lên xe hoa. Nữ ca sĩ viết: "Phụ nữ nếu như gặp được đàn ông tốt, thì cả đời sẽ chẳng cần trưởng thành nữa". Hình ảnh nhanh chóng nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè và người hâm mộ.
MC Hoàng Oanh lần đầu khoe ảnh bụng bầu lớn bên cạnh bên ông xã ngoại quốc. "Tình yêu bé nhỏ của vợ chồng mình. Mong con luôn khoẻ mạnh và là một em bé vui vẻ hay cười", nữ MC chia sẻ. Qua loạt ảnh có thể thấy, dù ở những tháng cuối thai kỳ nhưng nhan sắc của Hoàng Oanh vẫn không hề thay đổi. Cô vẫn giữ được vẻ tươi tắn, xinh đẹp vốn có.
Hồng Nhung chia sẻ hình ảnh các con chơi đùa vui vẻ trong bể bơi cùng bạn trai mới của cô. Loạt ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý khi đây cũng là lần đầu tiên nữ diva công khai ảnh của bạn trai mới.
Á hậu Tú Anh nhận nhiều lời khen bởi nhan sắc ngày càng xinh đẹp dù đã là mẹ 1 con. "Người em gái hân hoan đi làm sau 1 cái Tết thật dài", người đẹp dí dỏm.
Với hệ thống MCOSM, người dùng cần ước tính 30 giá trị biến số để cung cấp cho cỗ máy tính toán đưa ra dự báo như tình hình huấn luyện, hoả lực, khả năng cơ động, hậu cần, trinh sát, khả năng ra quyết định, hiệp đồng tác chiến. Riêng dữ liệu đầu vào đã là một thách thức vì đó đều là những thông tin rất khó để xác minh sự tin cậy.
Trong khi đó, các mô hình dự báo quân sự “nở rộ” hơn bao giờ hết. Roger Smith, cựu Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc văn phòng mô phỏng của quân đội Mỹ, đang làm việc cho 1 công ty tư vấn ở Orlando, Florida cho biết nhóm của họ đang phát triển và nâng cấp khoảng 100 mô hình dự báo lớn nhỏ.
Một số mô hình tương đồng với MCOSM khi sử dụng cùng loại dữ liệu đầu vào. Trong khi số khác lại mang tính xác suất. Chẳng hạn, hệ thống có thể tính toán kết quả của một phát súng trường từ khoảng cách 600m, được thực hiện vào lúc hoàng hôn nhắm vào mục tiêu di động có trang bị áo chống đạn, được bóp cò bởi 1 tay súng bắn tỉa đã mệt mỏi, không được huấn luyện chu đáo. Tất cả được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm bắn trượt, bắn trúng bị thương hoặc tiêu diệt mục tiêu.
Một ví dụ khác là Brawler, mô hình mô phỏng các cuộc không chiến, phát triển bởi ManTech, công ty quân sự trụ sở tại Herndon, bang Virginia đang được sử dụng bởi không quân và hải quân Mỹ.
Brawler thu thập dữ liệu kỹ thuật cứng về hiệu suất của máy bay chiến đấu, gồm nhiều hệ thống phụ, cũng như khả năng tác chiến của radar mặt đất và các khẩu đội tên lửa. Quá trình mô phỏng có thể chạy hoàn toàn tự động hoặc do con người thực thi. Chẳng hạn, tỷ lệ máy bay F-16 né được tên lửa S-400 của Nga là bao nhiêu nếu phi công thực hiện các động tác né tránh nhất định? Hoặc ảnh hưởng của độ cao, thời tiết và một số yếu tố nhỏ lẻ đến khả năng chiến đấu của máy bay.
“Metaverse” quốc phòng
Mô phỏng các yếu tố vật lý của môi trường xung quanh là điều không hề dễ dàng. Nhưng các chuyên gia quân sự thế giới còn hướng đến xây dựng một “vũ trụ ảo” (metaverse) bao hàm tất cả các yếu tố, kể cả tinh thần và văn hoá.
Karen Childers, cựu chiến binh không quân Mỹ làm việc tại ManTech, chịu trách nhiệm cập nhật Brawler, cho biết quá trình này là một nỗ lực khắc hoạ rõ ràng “não bộ của các phi công” để nắm bắt toàn bộ những yếu tố có thể tác động lên họ khi tham chiến.
Chẳng hạn, bộ nhận dạng đồng minh hay kẻ thù (IFF) trên máy bay chiến đấu được Brawler mô hình hoá sự lan truyền của tín hiệu cũng như cách thức các cuộc gọi tác động đến sự chú ý của phi công khiến họ bị mất tập trung hoặc phản ứng chậm.
Các mô phỏng của Brawler thường chỉ chạy với ít hơn 20 máy bay, nhưng trong trường hợp cần thiết mô hình này có thể xử lý số lượng gấp 3 lần. Phiên bản đầy đủ của phần mềm này thuộc diện hạn chế phân phối. Đến nay, Bộ Quốc phòng Anh là cơ quan tiếp nhận nước ngoài duy nhất được biết đến. Ngoài ra, ManTech còn có một phiên bản rút gọn khác đã loại bỏ các thuật toán bí mật, có tên Cobra đang được sử dụng bởi Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong khi đó, Pioneer, mô hình dự báo đầy tham vọng, được phát triển bởi Bohemia Interactive Simulation, công ty tại Orlando được bae Systems, gã khổng lồ vũ khí Anh thâu tóm hồi tháng 3 vừa qua.
Pioneer yêu cầu một sức mạnh điện toán lớn và chạy trên các máy chủ đám mây. Nó có thể mô phỏng hàng loạt hành động và số phận của nhiều thực thể quân sự trên khắp thế giới từ binh lính, xe tăng, tàu và máy bay chiến đấu đến các toà nhà, ô tô, tháp điện thoại di động, đồi núi , thảm thực vật, vũ khí hay thậm chí là các loại đạn riêng lẻ. Đối với những khu vực có tầm quan trọng đặc biệt về quân sự, Pioneer sử dụng thông tin địa hình chi tiết đến từng cái cây dựa trên dữ liệu từ máy bay do thám và vệ tinh.
Hệ thống cũng sử dụng dữ liệu khí tượng thời gian thực, có khả năng mô phỏng đường bay của “mọi viên đạn”, tính đến quá trình huấn luyện của các lực lượng chiến đấu, mức độ mệt mỏi và các “học thuyết” của từng đội quân. Từ đó tính toán mức độ thương vong trong trường hợp tác chiến cụ thể.
Peter Jungck, người đứng đầu bộ phận mô phỏng tại bae Systems, cho biết hiện có hơn 400 nhà phát triển làm việc trên nền tảng với tham vọng biến nó trở thành một “metaverse quân sự”. Thuỷ quân lục chiến Mỹ dự kiến sẽ nhận được hệ thống này vào cuối năm sau.
Vinh Ngô
Tháng 3/2022, Ukraine thông báo đã thu giữ được 1 đơn vị Krasukha-4, hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất của quân đội Nga tại chiến trường gần Kiev. Ngay lập tức, hệ thống này được chuyển giao cho phía Mỹ “mổ xẻ”.
" alt=""/>Cuộc chiến NgaChị Charlie Denton, 29 tuổi tới từ Northallerton, North Yorks đã có mặt trên chương trình buổi sáng của đài ITV hôm 8/9 để thảo luận về căn bệnh hiếm gặp của cô con gái Nevaeh – hiện đã 4 tuổi.
Ước tính chỉ có khoảng 5% dân số mắc căn bệnh được gọi là dậy thì sớm này và chị Charlie xuất hiện trên chương trình Chào buổi sáng nước Anh với hi vọng nâng cao nhận thức về căn bệnh.
Chia sẻ với hai người dẫn chương trình Ben Shephard và Susanna Reid, chị nói: “Đó là một cú sốc lớn. Ngay sau sinh nhật lần thứ hai, con bé bắt đầu phát triển ngực”.
“Lúc đó, con bé phải làm nhiều xét nghiệm và chúng tôi được thông báo rằng con gái đã bắt đầu dậy thì. Chúng tôi chưa bao giờ nghe thấy căn bệnh này trước đó”.
![]() Cô bé Nevaeh ôm mẹ trong suốt cuộc phỏng vấn |
Mặc dù chị Charlie chỉ có ý định nâng cao nhận thức về căn bệnh cho người xem chương trình, tuy nhiên cô bé Nevaeh tỏ ra không hề thoải mái chút nào trong suốt cuộc phỏng vấn.
Cô bé liên tục ôm mẹ và úp mặt vào lòng mẹ trong khi tiếng thở nặng nề của cô bé có thể nghe rõ mồn một qua chiếc micro mà chị Charlie đang đeo.
Không lâu sau khi chương trình phát sóng, nhiều người xem đã đăng tải ý kiến của mình trên Twitter, chỉ trích cả bà mẹ này và đài ITV khi cho phép cuộc phỏng vấn diễn ra.
![]() |
Những ý kiến chỉ trích của người xem chương trình |
“Con gái bạn rõ ràng là không muốn lên tivi. Tại sao bạn lại ép buộc con bé? Thật tội nghiệp” – một người xem tên là Joe Audritt viết.
“Tôi nghĩ rằng bà mẹ muốn lên truyền hình nhiều hơn và sử dụng con gái để làm việc đó” – anh nói thêm.
Một người khác thì cho rằng cô có thể hiểu được sự cần thiết của chương trình nhưng cách tiếp cận thì chưa phù hợp. “Chắc chắn là các bạn có thể phỏng vấn bà mẹ về vấn đề này mà không cần đưa cô bé lên trước camera”. Khán giả này cho rằng bà mẹ vừa có thể giúp nâng cao nhận thức về căn bệnh, vừa có thể bảo vệ sự riêng tư của con gái.