Trước khi hợp tác với nền tảng giao thức ăn trực tuyến, doanh thu của quán bún thịt nướng Hoàng Cẩm (Quận Bình Thạnh, TP.HCM) thường chỉ loanh quanh ở mức vài triệu đồng mỗi tuần. Nhưng con số này đã tăng gấp nhiều lần sau vài tuần quán này “bắt tay” với dịch vụ giao đồ ăn.
![]() |
“Shipper" công nghệ bu đông kín để chờ lấy thức ăn tại quán Cơm gà 142 (Quận 8, TP.HCM). |
Điều đáng nói là quán không phải đầu tư thêm mặt bằng, thuê thêm nhân viên hay bỏ chi phí quảng cáo. “Duy trì chất lượng món ăn, đưa quán lên app (GrabFood – PV) rồi đầu tư một chút về mặt hình ảnh, làm lại menu theo đề xuất của bên ứng dụng là thấy quán có đơn đặt hàng tới tấp, doanh thu tăng lên quá trời” – anh Nguyễn Văn Cẩm, chủ quán cho biết.
Quán bún thịt nướng Hoàng Cẩm không phải là trường hợp duy nhất “phất” lên nhờ dịch vụ giao thức ăn trực tuyến. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn tận dụng hình thức kinh doanh mới này đều ghi nhận doanh thu tăng mạnh. Nhiều chủ nhà hàng, quán ăn dù đã quen với cảnh các shipper xanh đỏ rồng rắn xếp hàng trước cửa tiệm để đặt món mỗi ngày vẫn chưa hết ngạc nhiên về hiệu quả của việc đầu tư không tốn kém này.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu - chủ quán cơm gà 142 (Quận 8, TP.HCM) cho biết: “Việc “lên app” không nằm ngoài mục đích bán được nhiều hơn vì quán nằm khá sâu trong đường nhỏ, khó “bắt” khách””. Tuy nhiên, bà cũng không ngờ lượng khách đến quán mỗi ngày rất đông, lượng đơn hàng cũng tăng gấp 3 - 5 lần trước kia.
Có thể nói, kinh doanh dựa trên nền tảng giao thức ăn trực tuyến là kết quả tất yếu của thời đại công nghệ 4.0. “Tinh giản” đến mức tối đa những rườm rà về nhân sự, công nghệ, vận hành, giao hàng, thậm chí là phí quảng cáo, mô hình kinh doanh này giúp những quán ăn, đặc biệt vừa và nhỏ hạn chế về kinh phí có thể dễ dàng phát triển, đặc biệt là “sống sót” trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện tại.
Khi “gánh nặng” được san sẻ bớt, các quán ăn có thể tập trung theo đuổi việc kinh doanh và phát huy những thế mạnh riêng, nhất là việc đầu tư vào chất lượng món ăn – yếu tố cốt lõi thu hút và giữ chân khách hàng.
“Ban đầu, nghĩ cũng là quán nhỏ, mình không chú trọng mấy ở khâu hình ảnh, đóng gói. Sau hợp tác và nhờ GrabFood gợi ý, mình cũng đầu tư hộp gói bắt mắt, “cao cấp” hơn. Ngoài ra, nhờ bên họ hỗ trợ phân tích dữ liệu khách hàng, chúng tôi mới biết món cơm gà cháy tỏi được nhiều khách đặt và chấm 5 sao nên cũng tập trung đầu tư cho món này nhiều hơn.” – bà Hồng Thu kể.
“Nghìn lẻ một" lợi ích khi "lên app"
Hiện tại, những ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến có đông đảo người dùng sử dụng xếp thứ tự theo nghiên cứu của GCOMM (công bố vào tháng 12/2018) gồm: GrabFood, Now, GoFood. Ngoại trừ Now thuần phát triển ở mảng giao thức ăn trực tuyến, GrabFood và GoFood đều đi lên từ nền tảng ứng dụng đặt xe vốn đã có sẵn hàng triệu khách hàng, hàng trăm ngàn tài xế.
" alt=""/>Hàng quán thời 4.0: Không mặt tiền, không nhân viên, không shipper vẫn “phất” lênĐây không hẳn là phát hiện mới mẻ với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, bởi Google và Facebook vốn đã bị la ó nhiều năm qua về việc thu thập dữ liệu người dùng vô tội vạ để phục vụ quảng cáo. Tuy nhiên, đây là lần đầu Google Chrome bị gọi là "Spyware" (phần mềm gián điệp) ngay trên trang báo uy tín bậc nhất ở Mỹ.
![]() |
Google Chrome hiện là trình duyệt phổ biến nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock. |
Google Chrome đang theo dõi bạn như thế nào?
Google Chrome cho phép hầu như mọi trang web yêu cầu sử dụng cookies của người dùng, hiện lên những hộp thoại ở góc trên bên phải mà đa số sẽ nhấn "đồng ý". Trong một tuần lướt web, Geoffrey cho biết Chrome đã hiển thị hơn 11.000 yêu cầu sử dụng cookie từ các trang web. Trong khi đó, số yêu cầu này đã tự động bị chặn trên trình duyệt Firefox. Đây cũng là trình duyệt mà Geoffrey khuyên dùng khi nhận ra Google Chrome "không ổn" nữa.
Theo Geoffrey, những dữ liệu "cookies" này chính là cơ sở để Google cũng như nhiều công ty dữ liệu khác xây dựng một hồ sơ hoàn chỉnh về người dùng, nơi dự đoán đầy đủ sở thích, thu nhập hay thậm chí là tính cách của họ.
![]() |
Duyệt ẩn danh có thể giúp bạn giữ được cookies, nhưng lại mất quyền sử dụng các extension quan trọng. Ảnh: 9to5google |
Nếu nhìn lên góc trên bên phải của màn hình, bạn sẽ thấy một ô tròn nhỏ là hình đại diện cho email của bạn. Geoffrey khuyến cáo người dùng không nên đăng nhập vào Chrome, điều này khiến Google theo dõi được toàn bộ hoạt động của chúng ta trên trình duyệt của nó. Tuy nhiên, có vẻ như dạo gần đây Google đã tự động đăng nhập vào Chrome nếu bạn đăng nhập vào Gmail.
Ông cũng cho biết Chrome còn theo dõi tốt hơn trên điện thoại. Khi sử dụng các loại điện thoại Android, mỗi lần thực hiện tìm kiếm trên Chrome, điện thoại sẽ gửi vị trí chính xác của bạn cho Google. Ngay cả khi không sử dụng trình duyệt, nó cũng gửi tọa độ tương đối về cho Google.
Trong khi Firefox là một trình duyệt độc lập, Google Chrome lại là sản phẩm của công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Chrome cho phép các trang web thu thập cookies để hiểu hành vi người dùng, sau đó hiển thị quảng cáo thích hợp lên những trang web này. Một mối quan hệ chặt chẽ giữa ba bên mà người dùng là bên chịu thiệt.
Các lựa chọn thay thế
Geoffrey cho rằng "màu quần lót của bạn là bí mật của riêng bạn" và phản đối việc bị theo dõi người dùng, dù chỉ là dữ liệu duyệt web. Trong khi Google cho biết sẽ cân nhắc lại việc cấp quyền cookies cho các trang web, thì Firefox tuyên bố thẳng thắn rằng bảo mật không phải một "tùy chọn", mà phải là lẽ hiển nhiên.
"Cuộc chiến cookies" đang đến hồi cam go, những mã dữ liệu này giúp cho chúng ta tương tác tốt hơn với trang web, nhưng cũng cung cấp cho bên thứ ba quyền phân tích và hiểu người dùng. Một nghiên cứu cho biết hiện nay hơn 92% các trang web yêu cầu quyền sử dụng cookies.
![]() |
Trong khi Google Chrome là sản phẩm của một công ty quảng cáo, Firefox là sản phẩm của một tổ chức phi lợi nhuận. |
Để tránh tình trạng thu thập cookies và bản sắc cá nhân bị bên thứ ba nào đó phân tích mổ xẻ, bạn có thể sử dụng trình duyệt ẩn danh của Chrome hoặc đơn giản hơn là đổi trình duyệt. Hiện có nhiều trình duyệt mặc định chặn quyền sử dụng cookies như Firefox hay Safari.
Tuy nhiên, các trình duyệt chủ yếu vẫn phải sống nhờ vào tiền quảng cáo. Do đó, để có thể cạnh tranh với hành vi theo dõi người dùng để quảng cáo của Google Chrome, các trình duyệt còn lại phải có nguồn thu khác. Ngoài Safari được phát triển cùng với các sản phẩm khác của Apple, Firefox dự định cũng sẽ thu phí cho các chức năng bảo mật thêm.
Vì là một tổ chức phi lợi nhuận, nguồn thu chủ yếu của Firefox vẫn là tiền quảng cáo từ Google. Tuy nhiên, việc mặc định chặn quyền truy cập cookies khiến các quảng cáo hiển thị kém hiệu quả hơn, người dùng ít click vào hơn và tiền quảng cáo cũng sẽ nhận được ít hơn.
Do đó, dù là trình duyệt phổ biến thứ hai trên máy tính với 10% thị phần, Firefox vẫn đang hụt hơi trong cuộc chiến với gã khổng lồ Google.
Có lẽ đã qua thời lựa chọn trình duyệt dựa vào tiêu chí nhanh và tiện lợi, người dùng đang bắt đầu chú ý hơn đến các vấn đề bảo mật. Vì "màu quần lót của bạn là bí mật của riêng bạn", chứ không phải tài nguyên để bất kì công ty nào phân tích kiếm tiền.
Theo Zing
Theo kết quả một nghiên cứu công bố hôm 10/6, Google đã kiếm được 4,7 tỷ USD quảng cáo từ nội dung tin tức vào năm ngoái, gần bằng doanh thu của toàn bộ ngành tin tức trực tuyến.
" alt=""/>Google Chrome đang trở thành phần mềm gián điệp đáng sợ nhất"Tôi không đặt ra với anh một hình ảnh cụ thể để thiết kế cho HUD, nhưng tôi muốn nó trực quan như iPhone", đạo diễn Jon Favreau đã nói với giám sát hiệu ứng của HUD, Kent Seki, trong buổi thảo luận trước khi đi vào dàn dựng bộ phim.
“iPhone chỉ mới xuất hiện một đến 2 tuần trước khi cuộc họp giữa tôi và Jon diễn ra. Trong lúc gặp nhau, chúng tôi đều mang điện thoại ra và nói về những điều bản thân cảm thấy thích thú với iPhone. Favreau thực sự được truyền cảm hứng từ nó”, giám sát thiết kế của HUD Dav Rauch thuật lại câu chuyện.
“Tôi thấy rằng điều mình thích về iPhone chính là nó làm được những gì tôi muốn, một cách rất trực quan và đơn giản. Không có gì lạ mắt về chiếc điện thoại này, nhưng điều thú vị là nó hoạt động, thậm chí hoạt động rất tốt”, Rauch chia sẻ thêm.
Đó là cách mà chiếc di động làm nên lịch sử của Apple truyền cảm hứng để đội ngũ thiết kế phim cho ra đời những hình ảnh công nghệ tương lai trong Iron Man.
Hơn nữa, không chỉ iPhone tác động đến Iron Man, mà ngược lại, J.A.R.V.I.S của tỷ phú Tony Stark cũng có nhiều điểm tương đồng với trợ lý ảo thông minh Siri ở những phiên bản iPhone hiện đại sau này.
Theo Zing
" alt=""/>Màn hình trợ giúp Iron Man lấy cảm hứng từ iPhone đời đầu