Nguyên nhân đuối nước chủ yếu là do trẻ không biết bơi. Và với nguyên nhân dễ hiểu này, hè nào cũng vậy, sau mỗi một vụ chết đuối lại là một cuộc loanh quanh đổ lỗi: ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống sót dưới nước?
Chủ trương đưa bơi vào trường học như một môn giáo dục thể chất đã được ngành Giáo dục triển khai từ cách đây gần 15 năm. Nhưng không phải lúc nào chủ trương cũng dễ dàng hiện thực hóa. Trường học gặp đủ thứ khó khăn, liên quan đến kinh phí, con người, cơ sở vật chất... Mỗi đơn vị muốn dạy bơi ít nhất cần có bể bơi. Bể xây bằng xi-măng kiên cố mất hàng trăm triệu đồng đến tiền tỷ, nếu lắp ráp bằng nhựa compsite cũng suýt soát 50-70 triệu đồng.
Hiệu trưởng một trường THCS ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, đơn vị được tài trợ bể bơi compsite, chia sẻ rằng: mỗi tháng trường mất ít nhất 800.000 đồng tiền hóa chất, 5 triệu đồng tiền hỗ trợ giáo viên dạy bơi. Con em nông thôn phần lớn thuộc gia đình khó khăn, tiền học chữ còn chưa đủ, nói gì đến tiền học bơi. Trường phải lấy chỗ này đắp chỗ nọ. Nhưng ông cũng cho biết thêm: với diện tích bể bơi chưa đầy 40 m2, học sinh chỉ có thể tập những thao tác để nổi trên mặt nước, muốn bơi thành thạo thì gần như không thể.
Vậy nếu coi đây là trách nhiệm của gia đình, thì sao? Một báo cáo của WHO cho biết: Hơn 55% trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam sống trong các hộ gia đình có điều kiện kinh tế nghèo, tập trung nhiều nhất ở khu vực nông thôn. Tôi vẫn cho rằng, trẻ không biết bơi, thiếu những kỹ năng sinh tồn cơ bản, lỗi trước hết phải thuộc về gia đình, rồi sau đó mới đến các đơn vị liên quan. Nhưng xã hội khó có thể đòi hỏi gì nhiều hơn ở các gia đình đang hàng ngày phải chiến đấu với cái ăn cái mặc.
Trong bối cảnh đó, có một giải pháp theo tôi sẽ mang lại hiệu quả sớm hơn và rộng hơn, là tổ chức dạy bơi trong cộng đồng. Cách thức này được thực hiện bởi các tình nguyện viên. Không gian dạy bơi chính là sông suối, hồ đập trên địa bàn. Dụng cụ hỗ trợ là những vật dụng đơn giản, tồn tại sẵn xung quanh như áo phao cũ, xăm ôtô cũ hay thậm chỉ là bè chuối và các vật dụng có thể nổi trên mặt nước...
Năm 2006 tại quê tôi có một thầy giáo tên là Lê Văn Tùng - dạy thể dục kiêm Tổng phụ trách đội ở một trường học thuộc huyện Cẩm Xuyên - đã tổ chức dạy bơi rất hiệu quả theo cách như vậy. Thầy khảo sát, lựa chọn một vùng nước bằng phẳng, độ sâu hợp lý trên dòng sông Rác rồi căng phao làm chỉ giới. Trong phạm vi chừng hơn 200 m2 trên sông, thầy Tùng huấn luyện cho các em nhỏ mỗi sáng mỗi chiều. Gần 10 năm ròng rã, thầy đã giúp khoảng 5.000 em nhỏ trên địa bàn biết bơi mà không mất một khoản đóng góp nào.
Nhưng vì lý do công việc cũng như sức khỏe, thầy Tùng sau đó buộc phải nghỉ công việc yêu thích của mình. Lớp học bơi của thầy giờ vẫn được nhắc tới như là một kỷ niệm đẹp.
Câu chuyện của thầy Tùng cho thấy: dạy bơi trong cộng đồng là một giải pháp phù hợp, hiệu quả đối với trẻ em nông thôn nếu được tổ chức hợp lý. Vấn đề là ai sẽ đứng ra tổ chức?
Nhiều tổ chức, hội nhóm có thể làm được điều này nhưng tốt hơn cả và đúng chức năng, nhiệm vụ hơn cả có lẽ là Đoàn Thanh niên. Hiện nay chiến dịch Tình nguyện hè đã bắt đầu được khởi động. Bên cạnh những hoạt động như tiếp sức mùa thi, sinh hoạt đoàn đội, hay thậm chí là lắp loa, cắm biển cánh báo nguy hiểm nơi sông suối... thì nên chăng Đoàn Thanh niên lập các đội tình nguyện dạy bơi miễn phí. Đội tình nguyện gồm những người có kỹ năng dạy bơi về các địa bàn nông thôn, khảo sát địa hình, địa vật, chăng dây, cắm phao trên sông suối hồ đập, rồi tập bơi cho các cháu.
Với cách làm cầm tay chỉ việc như vậy, chỉ cần độ vài tuần là trẻ em nghèo trên các địa bàn được phổ cập kỹ năng bơi. Đây là một giải pháp ít tốn kém, thiết thực, khả thi trong các hoạt động tình nguyện hè, nhưng dường như chưa được các cơ sở Đoàn đặt vấn đề một cách nghiêm túc.
Trần Long
" alt=""/>Ai dạy bơi cho trẻ nghèo?Ngày 11/7/2020 đông đảo bạn trẻ và cộng đồng mạng đã cùng Red Bull hưởng ứng sự kiện Ngày Tích cực 11/7 với nhiều hoạt động sôi nổi.
Hàng nghìn bạn trẻ đã hòa mình vào không khí bùng nổ tại Nhà thi đấu Phú Thọ và cùng tham gia những thử thách thể chất sôi động. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động nhằm lan tỏa năng lượng tích cực trên mạng xã hội cũng được cộng đồng mạng hưởng ứng nồng nhiệt.
Đặc biệt trong Ngày Tích cực, hơn 2.000 bạn trẻ tham gia đã đồng loạt thực hiện động tác “nắm đấm tay” và hô to câu khẩu hiệu “Tôi tích cực” để thiết lập thành công kỷ lục châu Á: “Ngày 11/07/2020 - ngày có số lượng người tham gia hoạt động cụng tay nhau nhiều nhất trong mô hình bản đồ Việt Nam để truyền năng lượng tích cực lan tỏa khắp Việt Nam”.
![]() |
2.000 bạn trẻ cùng thực hiện động tác “nắm đấm tay” - tạo nên một khoảnh khắc tuyệt đẹp, tượng trưng cho sự đồng lòng và làn sóng tích cực cuộn trào mạnh mẽ của người Việt. |
Là một trong 2.000 bạn trẻ thực hiện kỷ lục châu Á, bạn Anh Minh (20 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Dù đây là lần đầu tiên góp mặt trong Ngày Tích cực nhưng thông qua từng hoạt động, mình như được truyền thêm niềm tin và nguồn năng lượng tích cực. Đặc biệt, mình tự hào khi cùng mọi người thực hiện động tác “nắm đấm tay” để thiết lập nên kỷ lục châu Á mới”.
![]() |
Các bạn trẻ hừng hực khí thế, cùng hòa mình vào không khí sôi động của Ngày Tích Ccực và thực hiện kỷ lục châu Á |
Kỷ lục này không chỉ là điểm nhấn của riêng Ngày Tích Cực mà còn là một cột mốc đáng tự hào của hành trình lan tỏa năng lượng tích cực trong cộng đồng. Và Ngày Tích Cực theo đó đã trở thành một dấu ấn vẹn tròn cho hành trình lan tỏa thông điệp sống tích cực của người Việt, trở thành bệ phóng để năng lượng tích cực bùng nổ mạnh mẽ hơn.
Chặng đường đưa năng lượng tích cực vươn xa
Từ thử thách “Lan tỏa năng lượng tích cực” với hơn hàng chục ngàn câu chuyện tích cực được chia sẻ đến kỷ lục vừa được xác lập của Red Bull, sự tích cực đã được truyền tải bằng những cách ý nghĩa và thiết thực nhất. Đó là minh chứng cho thấy sức mạnh tiềm tàng của tinh thần tích cực, và chỉ cần một cú thúc đúng lúc, năng lượng ấy sẽ bùng nổ hơn bao giờ hết và tạo nên những cột mốc đáng tự hào.
Vẫn chưa hết hào hứng sau khi tham gia xác lập kỷ lục tại Ngày Tích cực, bạn Minh Hoàng (22 tuổi, TP.HCM) hào hứng: “Đây không chỉ là một kỷ lục mà hơn thế, nó còn là một dấu ấn đáng nhớ, đưa sự tích cực bùng nổ và lan tỏa đến tất cả người. Mình đã luôn thắc mắc, vì chúng ta còn hàng ngàn cách khác nhau để định nghĩa về một ngày tồi tệ, vậy với một ngày tích cực, nó sẽ như thế nào. Nhưng hôm nay mình đã tìm được câu trả lời.”
![]() |
Kỷ lục vừa được xác lập là dấu ấn đáng tự hào trong hành trình lan tỏa sự tích cực |
Kỷ lục châu Á vừa xác lập bởi 2.000 bạn trẻ là cú bùng nổ mạnh mẽ của nguồn năng lượng tích cực. Tuy nhiên, điều đọng lại sau tất cả không phải là những con số, mà chính là thông điệp trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều phải trải qua thăng trầm, thành công và thất bại. Chính việc can đảm nhìn lại chặng đường đã qua sẽ đánh thức năng lượng tích cực bên trong mỗi người, đưa chúng ta trở lại đường đua mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
![]() |
Hàng nghìn bạn trẻ cùng thể hiện quyết tâm giữ vững năng lượng tích cực |
Trên hết, Ngày Tích cực là do chính mỗi người tạo ra và định nghĩa. Đó không phải nỗ lực của một hay hai ngày, mà phải được duy trì trong cuộc sống thường nhật. Hãy giữ cho sự tích cực trong mình luôn bùng cháy ở mọi thời điểm để hành trình lan toả nguồn năng lượng ấy được tiếp tục và kế thừa, để ngày 11/7 hàng năm sẽ là Ngày Tích cực, là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh tinh thần tích cực cũng như thiết lập nên những cột mốc đáng tự hào hơn nữa.
“Ngày Tích cực” 11/7 đã đánh dấu một cột mốc đáng nhớ cho năng lượng tích cực của người Việt Nam. Thế nhưng Red Bull tin rằng, năng lượng tích cực sẽ không chỉ gói gọn trong một ngày này, mà sẽ còn tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong tương lai bởi nguồn năng lượng ấy vẫn luôn hiện hữu bên trong mỗi chúng ta. Việc can đảm nhìn lại những gì đã trải qua chính là yếu tố then chốt giúp giải phóng nguồn năng lượng tích cực, đưa bạn trở lại đường đua mạnh mẽ và vững vàng hơn bao giờ hết. Red Bull mong rằng “Ngày Tích Cực” 11/7 sẽ trở thành một dấu ấn đặc biệt để hàng năm, người Việt Nam sẽ cùng nhau tôn vinh và lan tỏa thông điệp về sự tích cực, từ đó mỗi người càng được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục chinh phục những chặng đường mới. Cùng nhìn lại những diễn biến đáng nhớ của Ngày Tích cực tại Livestream https://www.facebook.com/watch/live/?v=711582582736071&ref=watch_permalink |
Ngọc Minh
" alt=""/>Hơn 2000 người cùng xác lập kỷ lục châu Á trong Ngày Tích cựcSuzuki Impulse 125 FI (28,5 triệu đồng)
Impulse là mẫu xe tay ga được Suzuki thiết kế và lắp ráp dành riêng cho thị trường Việt, và cũng là xe tay ga trên 100 phân khối có giá rẻ nhất được bán chính hãng vào thời điểm hiện tại. Xe có thiết kế nam tính, góc cạnh, hướng đến khách hàng nam giới trẻ tuổi.