Ngày 10/4/2018, 22 quốc gia châu Âu đã cùng nhau hợp tác về pháp lý và giáo dục blockchain.
Hợp tác đối tác blockchain Châu Âu "sẽ là một phương tiện hợp tác giữa các quốc gia thành viên để trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn trong các lĩnh vực kỹ thuật và pháp lý, chuẩn bị cho việc ra mắt các ứng dụng blockchain trên toàn Châu Âu qua thị trường kỹ thuật số vì lợi ích của khu vực công và khu vực tư nhân", trích Tuyên bố thông cáo báo chí của Ủy ban Châu Âu.
Danh sách đầy đủ các nước tham gia bao gồm Áo, Bỉ, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha , Thụy Điển và Vương quốc Anh. Việc mời các quốc gia khác tham gia vào quan hệ đối tác đã được mở rộng đối với "các nước khác, các nước thành viên EU và Khu vực Kinh tế Châu Âu".
" alt=""/>22 quốc gia châu Âu thiết lập quan hệ đối tác về BlockchainMô hình giáo dục thông minh là dự án hợp tác giữa VNPT và NTT (Nhật Bản) hướng đến đối tượng học sinh tại các trường tiểu học và THCS tại Việt Nam, trong đó áp dụng các ứng dụng CNTT mới nhất đã được triển khai thành công tại nhiều trường học ở Nhật Bản, phục vụ đắc lực hoạt động giảng dạy, học tập tại các trường.
Nhân chuyến đến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngày hôm nay 3/5/2018, ông Manabu Sakai, Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cùng đoàn công tác đã đến trường Tiểu học Archimedes Academy và tham quan dự án Giáo dục thông minh hợp tác giữa VNPT và NTT Vietnam hiện đang được cung cấp thử nghiệm tại trường Tiểu học này.
Trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017, VNPT đã cùng NTT làm việc và thảo luận về khả năng hợp tác triển khai giải pháp Giáo dục thông minh Smart Education của NTT tại Việt Nam. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, vào cuối tháng 5/2017, triển lãm Giáo dục thông minh, trưng bày giải pháp Smart Education của NTT đã được tổ chức Trung tâm Risupia Panasonic tại 90 Trần Thái Tông, Hà Nội. Triển lãm đã thu hút sự tham gia của đại diện Bộ TT&TT, Đại sứ quán Nhật Bản cùng hàng trăm cán bộ quản lý giáo dục, thấy cô giáo từ Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các trường.
Tiếp đó, vào tháng 7/2017, trên cơ sở kết quả thảo luận về kế hoạch thử nghiệm, kế hoạch kinh doanh cũng như tính khả thi của dự án, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc VNPT đã đại diện Tập đoàn tham gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với NTT về triển khai thử nghiệm lớp học thông minh tại Việt Nam.
![]() |
Theo tờ Gizmodo, tiêu cự ống kính của các camera khác nhau có thể làm “phẳng” khuôn mặt bạn, tức là trông bạn sẽ bị mập hơn một chút so với thực tế. Hiện tượng bóp méo này xảy ra khi một ống kính camera biến các đường thẳng thành cong, và bạn thấy đấy, hệ quả của nó là bạn luôn trông mũm mĩm hơn bình thường.
Tuy nhiên, điều ngược lại cũng thường xuyên xảy ra nữa, khi mà hiệu ứng này lại làm bạn trông có vẻ như gầy hơn.
Để mọi người có thể hình dung rõ ràng hơn về cách mà tiêu cự ống kính có thể thay đổi hình dáng khuôn mặt, nhiếp ảnh gia Dan Vojtech đã ghép các tấm hình anh chụp lại với lần lượt các tiêu cự khác nhau, từ 20mm, 24mm, 8 mm, 35 mm, 50 mm, 70 mm, 105 mm, 150 mm, đến 200 mm.
Vojtech chụp trong khoảng cách gần với những ống kính góc rộng, và ngược lại, trong khoảng cách xa hơn với những ống tele, để khi ghép lại những khung hình có thể khớp với nhau và cho ta dễ thấy sự tương phản giữa các tiêu cự khác nhau. Cũng bởi điều này, ảnh GIF ở trên cho thấy một hiệu ứng được gọi là “Hitchcock Zoom” (các bạn có thể tham khảo thêm trong link ở cuối bài)
Những ống kính góc rộng, đúng như tên gọi của chúng, cho ra những bức ảnh bao quát với trường thị giác khá lớn. Cũng nhờ chúng mà ta mới có thuật ngữ “hiệu ứng mắt cá” (fish-eye effect). Hiệu ứng này khiến những vật với khoảng cách gần camera như phồng lên và trông lớn hơn, còn những vật ở xa thì nhỏ đi so với thực tế đồng thời bị dãn dài sang hai bên.
Mặt khác, những ống kính tele lại làm cho mọi thứ trông có vẻ bị “phẳng” như các bạn có thể thấy trong hình với tiệu cự 200mm bên dưới.
Vậy làm sao để sau khi chụp ta có những hình ảnh chân thực nhất?
Theo PetaPixel, ống kính với tiêu cự từ 85mm đến 135mm là phù hợp nhất cho việc chụp chân dung. Các loại ống này sẽ ít gây ra sự bóp méo, qua đó trông bạn sẽ không bị mập hơn hay gầy hơn so với thực tế.
Theo GenK
" alt=""/>Bạn thường xuyên thấy mình mập hơn khi lên ảnh? Lý do đơn giản nằm ở đây nhé.