Bộ Xây dựng vừa có công văn phúc đáp Bộ Công an về việc cho ý kiến đối với các văn bản của UBND tỉnh Khánh Hòa và các sở, ban, ngành tỉnh Khánh Hòa ban hành tại dự án Khu đô thị Hòn Thị, thành phố Nha Trang.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hoà, Công ty Liên doanh khai thác đá Hòn Thị (nay là Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị) được Bộ Công nghiệp (cũ) cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ đá Hòn Thị, xã Phước Đồng, TP Nha Trang theo Giấy phép số 2374 ngày 10/12/1997 (khai thác đá đến ngày 16/11/2016), Giấy phép số 2242 ngày 12/9/2002 (thời gian khai thác 14 năm kể từ ngày ký giấy phép, khai thác đến ngày 12/9/2016).
Ngày 28/11/2014, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định số 3247/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu dân cư Hòn Thị với quy mô diện tích khoảng 29,9ha.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh có văn bản hướng dẫn Công ty về việc thu hồi, vận chuyển đất, đá dư thừa tại dự án Khu nhà ở Hòn Thị. Tuy nhiên theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa thì Công ty không thực hiện.
![]() |
Khu đô thị Hòn Thị với hiện trạng núi đá bị khai thác nhiều năm nay (Ảnh: Báo Khánh Hoà). |
Ngày 23/9/2015, UBND tỉnh có Quyết định số 2651 cho phép Cty được trả lại giấy phép khai thác khoáng sản số 2242 đã được Bộ Công nghiệp (cũ) cấp. Như vậy, thời hạn khai thác khoáng sản của Công ty đã chấm dứt từ ngày 23/9/2015.
Đến ngày 29/02/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa có Văn bản số 1231 công nhận Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị (Công ty gồm 02 thành viên góp vốn thành lập là Công ty Powerscreen Indo-China Limited và Công ty CP Cảnh nước) được làm chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Hòn Thị.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, đối chiếu với báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hoà, dẫn ra quy định tại Khoản 1, điều 18 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP: Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng nhà ở thương mại thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức: Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá đối với khu vực đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu đối với khu vực chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 22 của Luật Nhà ở năm 2014 và Khoản 2, Điều 18, Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở, đồng thời có quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 23 của Luật Nhà ở thì được chỉ định làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại trên khu đất đó.
Từ đó, Bộ Xây dựng khẳng định: Tỉnh Khánh Hoà thực hiện công nhận chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Hòn Thị cho Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị tại thời điểm Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành mà không thông qua thủ tục đấu giá, đấu thầu là không đúng với quy định của pháp luật về nhà ở.
Công nhận chủ đầu tư trước khi thực hiện quyết định chủ trương đầu tư
Theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa và tài liệu kèm theo, dự án Khu nhà ở Hòn Thị có quy mô diện tích đất khoảng 29,9ha, được UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trong đó có chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản sang thành đất ở (Quyết định số 3247/QĐ-UBND ngày 28/11/2014).
Trong khi đó, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 thì đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư (Điểm a, Khoản 1, Điều 32). Đồng thời, theo quy định tại Điều 170 của Luật Nhà ở năm 2014 nêu trên, trường hợp thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
Tại Khoản 1, Điều 9 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định, các tổ chức, cá nhân trước khi lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định tại Khoản 2, Điều 17 của Luật Nhà ở thì phải làm thủ tục đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này.
“Căn cứ các nội dung trên, trường hợp dự án có chuyển mục đích sử dụng đất thì phải thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Việc UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Văn bản số 1231 ngày 29/2/2016 công nhận chủ đầu tư dự án Khu nhà ở Hòn Thị cho Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị trước khi thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư Dự án này là chưa phù hợp theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Được biết, ngày 06/9/2018, UBND tỉnh Khánh Hòa có Văn bản số 9084 về việc hủy bỏ Văn bản số 1231 UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành trước đó.
Khởi tố Tổng giám đốc công ty khai thác trái phép tại mỏ đá Hòn Thị Vào tháng 10/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Bollingtoft Ole (70 tuổi, quốc tịch Đan Mạch) - Tổng giám đốc, Nguyễn Thị Thủy (41 tuổi, trú thôn Phước Lợi, xã Phước Đồng, TP Nha Trang) - Giám đốc và Phạm Văn Kiên - Kế toán trưởng, thuộc Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị theo khoản 2 điều 227 Bộ luật hình sự 2015 tội “vi phạm quy định về khai thác tài nguyên". Được biết, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt dự án khu nhà ở Hòn Thị do Công ty liên doanh khai thác đá Hòn Thị (nay là Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị) làm chủ đầu tư vào tháng 11/2014, UBND tỉnh có công văn cho phép công ty này thi công hạ cốt nền theo thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; nhưng phải liên hệ Sở Tài nguyên & Môi trường để được hướng dẫn và hoàn tất các thủ tục trước khi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị không thực hiện các thủ tục liên quan. Đến tháng 1/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu nếu sau ngày 30/3/2016, Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị không hoàn thành các thủ tục chấp thuận đầu tư dự án mà không có lý do chính đáng thì phải dừng mọi hoạt động thi công thu hồi đất, đá trong vùng dự án. Nhưng Công ty TNHH khai thác đá Hòn Thị không hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định mà vẫn tiến hành khai thác đất, đá trong dự án với khối lượng lên đến hàng chục nghìn mét khối. |
Hồng Khanh
- Các dự án BT của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa hoàn thành nhưng phần đất đối ứng làm các dự án BT tại sân bay Nha Trang cũ chủ đầu tư đã phân lô bán nền rầm rộ gần hết dự án.
" alt=""/>Khánh Hoà sai luật công nhận nhà đầu tư khu nhà ở Hòn ThịTheo kế hoạch, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với công tác truyền thông, các “binh chủng” báo chí, truyền thông và công nghệ cần thực hiện tốt một số nội dung, yêu cầu.
Cụ thể, báo chí, truyền thông cần tuyên truyền nổi bật các giải pháp của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền thành phố; nỗ lực của Thành phố chăm lo đời sống của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách, đặc biệt ở tầng lớp người nghèo, người lao động tự do…
Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, nhiều thách thức, Bộ TT&TT đề nghị báo chí thận trọng trước các thông tin nhất là các sơ xuất không mong muốn trong thực hiện biện pháp phòng, chống dịch, về các ca tử vong do hạ tầng y tế chưa đáp ứng kịp; không đăng tải các dự báo thiếu căn cứ về các nguy cơ. Đồng thời, đấu tranh, phản bác kịp thời các thông tin giả, xấu độc trên không gian mạng.
Cơ quan báo chí có sai sót khi đăng tải thông tin thì phải đính chính ngay; không giật tít tin, bài theo dạng nghi vấn, lửng lơ dễ gây suy diễn, hiểu theo hướng tiêu cực liên quan đến công tác phòng, chống dịch, tránh thông tin những hiện tượng cá biệt, đơn lẻ, không phản ánh bản chất tình hình chung...
Tăng cường thông tin hướng dẫn người dân phòng, chống dịch như: Thực hiện giãn cách, đảm bảo phòng, chống dịch trong sinh hoạt hàng ngày, tự theo dõi và bảo vệ sức khỏe, cách ly và điều trị tại nhà.
Song song đó, tập trung thông tin về những nỗ lực trong công tác điều trị và các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào điều trị, các loại thuốc hỗ trợ điều trị đang phát triển và thử nghiệm thành công trong nước, tiến độ nhập, phân phối và tiêm vắc xin gắn với việc thiết lập các vùng an toàn với F0 (các vùng đã được tiêm vắc xin với đại bộ phận dân cư).
Thông tin nhanh, đúng, đủ liều lượng, rõ ràng về các giải pháp mới của ngành y tế trong đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, tự xét nghiệm, hoạt động của các đội chăm sóc y tế lưu động tại các phường, xã trên địa bàn quận, huyện, thị xã để giúp người dân yên tâm, biết cách huy động sự trợ giúp về y tế trong quá trình theo dõi sức khoẻ tại nơi cư trú.
Tiếp tục thông tin, khuyến cáo về phòng chống dịch qua SMS, loa truyền thanh
Bộ TT&TT cũng đề nghị các mạng xã hội trong nước, trang tin điện tử tổng hợp tham gia tích cực vào việc lan tỏa thông tin hữu ích, thiết thực giúp các ngành, các cấp và người dân chống dịch hiệu quả, biết cách làm cụ thể để đảm bảo được các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, sinh hoạt, giữ gìn sức khoẻ, tự bảo vệ bản thân và gia đình. Tổ chức sử dụng các nền tảng Zalo, Viber... thông báo rộng rãi, ngắn gọn các chính sách để giúp người dân yên tâm thực hiện.
Bên cạnh đó, có giải pháp huy động các “KOLs”, đặc biệt là những tài khoản mạng xã hội có ảnh hưởng tốt trong giới báo chí, truyền thông cùng tham gia chia sẻ những quan điểm, góc nhìn, cách làm có tác động tích cực đến hiệu quả chung của công tác phòng, chống dịch.
Sử dụng những cơ chế phối hợp đặc biệt với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật để xử lý, bóc gỡ triệt để tin giả, tin xuyên tạc, bóp méo các quan điểm, phương pháp chống dịch, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhân dân và ảnh hưởng đến hiệu quả công tác chống dịch, ổn định xã hội.
Bộ TT&TT cũng nêu ra một số yêu cầu đặc biệt đối với công tác chỉ đạo truyền thông liên quan đến TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Trong đó có việc các địa phương cần chủ động, định kỳ họp báo hoặc quyết định phương thức cung cấp thông tin phù hợp cho báo chí từ 1-2 lần/ngày.
Về thông tin cơ sở, Bộ TT&TT nhấn mạnh, trong tình hình TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An giãn cách, cần ưu tiên các phương tiện, phương thức truyền thông chính sách nhanh và tốt nhất đến người dân; đặc biệt là dân nghèo, người nhập cư khu ven đô không tivi, không smartphone...
Vì vậy, cần sử dụng hệ thống loa truyền thanh, hệ thống loa di động... để thông báo ngắn gọn các chính sách, đặc biệt là các thông tin, chính sách cụ thể giúp an dân như: lịch chuyển, cách chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm, thuốc đến người dân, các biện pháp chăm sóc F0 ở nhà, các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng xã, phường...
Đối với viễn thông, cần tiếp tục nhắn tin SMS, gửi thông điệp qua nhạc chờ và qua các hình thức khác với người dân khu vực TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An để gửi các thông tin, khuyến cáo ngắn gọn, quan trọng cần người dân biết và tuân thủ.
Ngoài ra, Bộ TT&TT cũng nêu một số nội dung, yêu cầu cho các lĩnh vực khác như thông tin đối ngoại, CNTT - An toàn thông tin, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị có liên quan.
Vân Anh
Báo chí cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn, kêu gọi người dân xây dựng các hành vi, thói quen, kỹ năng mới phòng, chống dịch bệnh; truyền cảm hứng tích cực cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Tạo sự đồng thuận, đoàn kết toàn dân chống dịch CovidMột trong những ca phức tạp nhất bác sĩ Khôi từng gặp là người đàn ông 40 tuổi, phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Người này đến viện khi khối u chiếm toàn bộ lưỡi, sưng to, khoang miệng trũng xuống tận vùng cổ. Sau khi ê-kíp cắt bỏ khối bướu lớn, bác sĩ có thể nhìn xuyên từ cằm lên tận vòm miệng người bệnh.
Tuy nhiên, nếu chỉ cắt khối u, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong vì dịch tiết đường họng đi vào phổi gây viêm. Do đó, các ca mổ cho bệnh nhân ung thư lưỡi luôn gồm 2 phẫu thuật: cắt bỏ và tái tạo.
Sau khi lấy một vạt có cơ và da ở vùng bụng hoặc đùi, đủ độ dày để tạo hình lưỡi, bác sĩ sẽ đưa lên để “gắn” thành lưỡi mới cho người bệnh, lấy vạt da có máu nuôi để che phủ bên ngoài. Những ca vi phẫu tạo hình như vậy thường kéo dài khoảng 7-8 giờ.
Đổi lại, người bệnh có thể chấm dứt những đau đớn, được tập nuốt, tập nói. Nhiều trường hợp liên hệ cảm ơn bác sĩ một cách rành rọt qua điện thoại với chiếc lưỡi mới.
Một bệnh nhân vừa được phẫu thuật cách đây ít ngày là bà P.T.H (54 tuổi, Khánh Hòa). Bà H. nhập viện khi ung thư lưỡi ở giai đoạn cuối, khối bướu và hạch hai bên rất lớn. Sau 3 đợt hóa trị để bướu nhỏ lại, bà H. bước vào phẫu thuật.
Theo bác sĩ Khôi, ca mổ khó khăn do hạch quá lớn dính vào động mạch cảnh. Sau khi nạo hạch 2 bên, cắt khối bướu, bà được tạo hình lưỡi từ phần cơ và da ở ngực. Ca phẫu thuật như giải thoát bà H. khỏi những tháng ngày không thể ăn uống, nói chuyện, người nhà phải xay cháo để bà ăn qua ống hút.
“Nhiều bệnh nhân nói dù có chết họ cũng phải mổ, không phải vì chuyện sống nhiều, sống ít mà để họ hết đau đớn. Chi phí thực hiện phẫu thuật này ở Singapore khoảng 100.000 USD, còn ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là 18 triệu đồng, chưa bằng 1%”, bác sĩ Khôi nói.
Ca mổ dài 8 giờ, bác sĩ nhận thù lao 400.000 đồng
Theo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, từ năm 2018 đến nay, khoảng 300 bệnh nhân đã được thực hiện tái tạo toàn bộ lưỡi sau phẫu thuật trị ung thư tại đây, tỷ lệ thành công lên đến 98%. Đây là phương pháp hoàn toàn do bác sĩ của bệnh viện tự nghiên cứu, sau đó hình thành các ê-kíp chuyên nghiệp, phục vụ người bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi là người khởi đầu từ 10 năm trước.
Theo bác sĩ Khôi, để học bài bản, mỗi khoá đào tạo phẫu thuật tái tạo ở Mỹ thường kéo dài trong 3 năm. Không có điều kiện tham gia, anh đã tự học bằng nguồn dữ liệu rộng lớn trên Internet cũng như từ các giáo sư nước ngoài. Anh thực hiện tái tạo cho những ca phải cắt bỏ một phần lưỡi trước và tiến dần đến phức tạp hơn.
Thời gian đầu, anh gần như chỉ theo đuổi nhờ sự hăng hái của tuổi trẻ. Dù rất vất vả trong phòng mổ suốt 12 giờ/ca nhưng anh không dám rủ thêm đồng nghiệp. Lý do vì mổ vất vả mà chi phí không bao nhiêu. Sau một thời gian, anh và các bác sĩ tự đào tạo lẫn nhau, xây dựng được ê-kíp chuyên nghiệp, phối hợp hiệu quả và tiết kiệm được thời gian.
“Rõ ràng, nếu đi một mình sẽ không thể điều trị cho nhiều bệnh nhân như hiện tại. Từ 2018 đến nay, chúng tôi phẫu thuật tái tạo khuyết hổng toàn bộ lưỡi cho trên 300 trường hợp.
Do thực hiện nhiều nên chúng tôi có kinh nghiệm hơn so với đồng nghiệp nước ngoài. Ví dụ như họ mất 2 giờ để nối 3 mạch máu thì bác sĩ ở đây hoàn thành trong 30-45 phút. Một số trường hợp họ dùng kính hiển vi, chúng tôi dùng kính lúp vì đã quen tay”, anh nói.
Mặc dù là kỹ thuật khó, thời gian mổ kéo dài nhưng phẫu thuật viên chính chỉ được nhận khoảng 400.000 đồng thù lao theo quy định. Bác sĩ Khôi cho rằng điều quan trọng là giải quyết được sự đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ phục hồi các chức năng nói, nuốt cơ bản gần với bình thường nhất.
Theo bác sĩ Khôi, ung thư lưỡi không phổ biến nhưng khiến người bệnh khổ sở và thường điều trị trễ. Khi đó, cơ hội sống và chất lượng sống của bệnh nhân đều giảm sút nghiêm trọng. Mỗi năm, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận khoảng 150-200 ca ung thư lưỡi. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống còn sau 2 năm chỉ khoảng 40%.