Thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trên địa bàn: Khẩn trương lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án đầu tư cải tạo chung cư cũ trên địa bàn; rà soát đối tượng, điều kiện, lập và công bố danh mục các chủ đầu tư được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định của Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước.
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố trong việc rà soát, tổng hợp nhu cầu của khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Xây dựng theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường bất động sản và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn, không để xảy ra tình trạng sốt giá, bong bóng bất động sản trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, xây dựng,..
Ngăn chặn vi phạm tách thửa, phân lô bán nền
Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Hà Nội yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai để các chủ đầu tư thực hiện các dự án bất động sản, dự án nhà ở mới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường; đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở;
Đồng thời, có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, phân lô bán nền tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư công khai danh mục dự án, quỹ đất, quy trình thủ tục thực hiện dự án đầu tư phát triển nhà ở, bất động sản trên địa bàn để kêu gọi đầu tư; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản; theo dõi và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản,...
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sảnNgày 14/12, Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, đơn vị tiếp tục làm việc và cùng với các địa phương, doanh nghiệp chủ động, tích cực rà soát khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát lập danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, bất động sản trên địa bàn; đánh giá cụ thể lý do, nguyên nhân đối với từng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai để chủ động, quyết liệt xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cụ thể, rõ ràng các vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường; báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết đối với các trường hợp vượt thẩm quyền các cấp, các địa phương.
" alt=""/>Hà Nội xử nghiêm các vi phạm kinh doanh bất động sảnTheo đó, khoảng 9h ngày 29/7, ông V.V.D. (50 tuổi) tổ chức uống rượu tại nhà cùng với 3 người khác gồm: ông N.V.N (50 tuổi), ông L.M.T (44 tuổi), ông T.V.T (54 tuổi), tất cả ngụ cùng ấp. Đến tối, ông N.V.N có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực, khó thở, được đưa đi cấp cứu nhưng sau đó đã tử vong.
Sáng 30/7, ông L.M.T tiếp tục đi uống rượu. Đến tối, ông này về nhà than đau ngực, khó thở rồi tử vong.
Tương tự, ông T.V.T cũng đau ngực, khó thở, được người nhà đưa đi cấp cứu, sau đó tử vong tại bệnh viện.
Ngày 25/8, trao đổi với VietNamNet,bác sĩ Võ Phạm Trọng Nhân, Trưởng khoa Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), cho biết 2 nam bệnh nhân ngộ độc rượu được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Ba Tri, đã qua cơn nguy kịch, ngưng thở máy và ăn uống bình thường.
Trước đó, sau khi nhập viện được 1 giờ, hai bệnh nhân này suy hô hấp, thở ngáp. Bác sĩ đã thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nhân thông tin thêm, mắt của hai bệnh nhân chưa hồi phục bình thường. “Một bệnh nhân mắt phục hồi hơn 50%; người còn lại nhìn vật thể xung quanh còn mờ. Biến chứng của tổn thương thần kinh thị giác tồn tại lâu, tùy theo cơ địa của mỗi người”, bác sĩ Nhân nói.
Hiện, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân và theo dõi ngộ độc methanol.
Theo ngành chức năng, vụ ngộ độc tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri là ngộ độc rượu. Theo kết quả kiểm nghiệm mẫu của Viện Y Tế Công cộng TP.HCM, mẫu rượu được xét nghiệm có hàm lượng methanol cao gấp 5.357 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngành y tế Bến Tre khuyến cáo, người dân không uống rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn hiệu. Người dân không uống rượu ngâm với các loại lá, rễ cây, động vật khi không biết độc tính. Không uống rượu quá nhiều, quá nhanh, đang đói, đang mệt, đang uống thuốc điều trị bệnh…
Samsung xuất xưởng được 74 triệu thiết bị trong quý 1/2022, chỉ giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, thuộc 2 trong số 5 hãng trong top đầu hồi phục được số lượng smartphone xuất xưởng trước đại dịch. Dù dòng Galaxy S22 tung ra muộn hơn 1 tháng so với trước và giá cao hơn S21, song thị trường vẫn đón nhận tốt, tạo được tăng trưởng 7% theo quý.
Trong quý này, lượng iPhone xuất xưởng vẫn tương đương quý 1/2021, đạt 59 triệu sản phẩm. Góp phần vào sự duy trì sức mua là dòng iPhone 13 và việc ra mắt sớm dòng iPhone SE hỗ trợ 5G, giúp đẩy thị phần hãng này lên 18%, tăng so với 17% của quý 1/2021. Quý này số lượng iPhone xuất xưởng giảm 28% so với quý trước chủ yếu do yếu tố mùa vụ.
Trong khi đó, số lượng smartphone Xiaomi xuất xưởng quý này giảm 20% so với cùng kỳ, còn 39 triệu sản phẩm, khiến thị phần của hãng giảm xuống 12% (thấp hơn mức 14% của quý trước). Nguyên nhân của sự sụt giảm do dòng Redmi 9A và 10S có sức mua thấp, cộng với việc Xiaomi bị ảnh hưởng nặng về thiếu chip hơn so với hãng khác. Hãng cũng không được hưởng lợi từ Tết cổ truyền tại thị trường Trung Quốc khi thị phần của Xiaomi hiện ở mức 15% (thấp hơn mốc trên 16% ở quý trước lẫn quý cùng kỳ).
Do tình trạng khan hiếm linh kiện, thị phần Oppo bị giảm 19% so với cùng kỳ và giảm 9% so với quý trước, còn 31 triệu sản phẩm. Counterpoint nhận định việc tập trung vào bán lẻ trực tiếp và thiếu các đợt ra mắt sản phẩm lớn khiến thị phần Oppo giảm sút, nhất là ở những thị trường trọng điểm của hãng như Ấn Độ. Kết quả là thị phần Oppo giảm xuống còn 9% so với 11% ở quý cùng kỳ.
Vivo giảm 19% so với Q1/2021 và 3% so với quý trước, khiến thị phần giảm xuống còn 9%, thấp hơn mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Cũng như Oppo, Vivo bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguồn cung kể từ cuối năm ngoái. Thêm vào đó, sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc smartphone tầm trung khiến thị phần hãng này bị ảnh hưởng. Dù bán tốt ở Trung Quốc và thay thế vị trí của Apple trong top đầu song thị phần Vivo trên toàn cầu lại giảm nhẹ.
Trong khi các hãng trong top 5 nói trên chịu ảnh hưởng bởi thị trường, thì một số hãng nhỏ hơn lại tăng trưởng tốt. Realme và Honor lần lượt tăng trưởng 13% và 148% so với cùng kỳ.
Chuyên gia từ Counterpoint nhận định tình trạng thiếu linh kiện dự kiến sẽ sớm giảm bớt, song cuộc chiến Nga-Ukraine lại đặt ra một thách thức mới đối với sự phục hồi của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Tác động của chiến tranh có thể rộng hơn nếu nó dẫn đến nguồn nguyên liệu thô giảm, giá tăng, áp lực lạm phát hơn nữa, và/hoặc các nhà cung cấp khác rút khỏi Nga.
Hải Đăng
Doanh số smartphone toàn cầu quý I/2022 ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ khi Covid-19 khởi phát vào năm 2020 do nhu cầu giảm và tình hình kinh tế bất ổn.
" alt=""/>Samsung, Apple dần hồi phục so với trước dịch