Đối tượng bị bắt quả tang là Trần Thị Thanh (22 tuổi), trú tại KP10, phường Phú Trinh, TP Phan Thiết (Bình Thuận). Khai nhận tại cơ quan công an, Thanh cho biết, sau khi lấy chồng Trung Quốc, rành đường đi nước bước tại xứ người, Thanh đã móc nối lập đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.
![]() |
Đối tượng Thanh tại cơ quan công an |
Để thực hiện ý đồ, Thanh tổ chức ra mạng lưới kêu gọi nhiều người tham gia, nếu ai giới thiệu, tuyển được người giao cho Thanh, sẽ được hưởng tiền hoa hồng vài chục triệu đồng một người.
Ngoài ra Thanh cũng trực tiếp tiếp cận, giao dịch với các cô gái ở vùng quê để dụ dỗ lấy chồng người nước ngoài sẽ được hưởng giàu sang rồi sau đó lừa bán nạn nhân sang Trung Quốc.
Được biết đến chiều ngày 6/3, do Thanh đang nuôi con nhỏ nên công an đã cho Thanh được tại ngoại dưới sự quản chế của công an địa phương.
Lê Ân
" alt=""/>Tin mới: Phá đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung QuốcNgày 27/6/2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 51/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2011.
Nghị định này được xây dựng, ban hành để thay thế các quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Theo Nghị định mới, 5 nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện bao gồm: vi phạm các quy định về giấy phép và sử dụng tần số vô tuyền điện; vi phạm các quy định về chất lượng phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ; vi phạm các quy định về xử lý nhiễu có hại; vi phạm các quy định về đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh; và hành vi vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, không chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi nhóm hành vi trên, Nghị định 51/2011/NĐ-CP đều quy định cụ thể về hình thức, mức xử phạt, với mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 100 triệu đồng.
Cụ thể, trong nhóm hành vi vi phạm các quy định về giấy phép và sử dụng tần số vô tuyến điện, mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng được áp dụng với hành vi không khai báo, không làm thủ tục xin cấp lại giấy phép tối đa sau 15 ngày kể từ khi thay đổi tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép hoặc giấy phép bị mất, bị hư hỏng đối với các loại giấy phép giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài nghiệp dư; giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá; giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá.
" alt=""/>Phá hạ tầng vô tuyến điện bị phạt tới 100 triệu đồng