Các ốp lưng iPhone chứa chất lỏng kim tuyến có vẻ ngoài lóng lánh, khá bắt mắt và được nhiều tín đồ Táo khuyết ưa chuộng. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người dùng rất dễ bị kích ứng, phồng rộp hoặc bỏng da nếu chất lỏng bên trong ốp lưng trong suốt bị rò rỉ và tiếp xúc với da của họ.
"Một người dùng thông báo đã bị sẹo vĩnh viễn vì bỏng hóa chất. Trong khi một nạn nhân khác cũng bị bỏng hóa chất và sưng phồng chân, mặt, cổ, ngực, thân trên và các bàn tay", trích thông cáo báo chí của Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC).
CPSC cho biết thêm, hiện có khoảng 263.000 chiếc ốp lưng chứa chất lỏng kim tuyến cho iPhone đã được bán ra tại thị trường Mỹ. Quyết định thu hồi dòng phụ kiện này vừa được ban hành ở cả Mỹ, Canada và Mexico.
Trong số các ốp điện thoại bị thu hồi có cả các sản phẩm mang thương hiệu lớn Victoria's Secret, Henri Bendel hay Tory Burch. Chúng đã được bán trên trang Amazon.com, GetMixBin.com, henribendel.com hay victoriassecret.com cũng như chuỗi cửa hàng bán lẻ Henri Bendel, Nordstrom Rack, Tory Burch và Victoria's Secret ở Mỹ, Canada và Mexico.
CPSC hiện đang cho đăng tải công khai hình ảnh những phụ kiện bị thu hồi.
Sau các động thái trên, hai sàn thương mại điện tử lớn ở Anh là eBay UK và Amazon UK cũng quyết định loại bỏ ốp điện thoại chứa chất lỏng kim tuyến khỏi danh mục sản phẩm của họ.
Tuấn Anh(Theo BBC)
" alt=""/>Thu hồi ốp lưng nước kim tuyến cho iPhone vì nguy cơ bỏng daBình là một ví dụ điển hình về người làm "nghề" chơi game.
![]() |
Các giải đấu game chuyên nghiệp đang được tổ chức với phần thưởng lên tới hàng trăm triệu đồng. |
Ở Việt Nam, nghề chơi game tạm chia thành hai nhóm là các game thủ thuộc biên chế trong những đội chuyên nghiệp, có nhà tài trợ, được trả lương và nhiệm vụ chính là tham gia các giải đấu để lấy thành tích. Nhóm còn lại là các game thủ tự do, với nguồn thu nhập đến từ việc "cày thuê" (chơi hộ tài khoản game của người khác), mua bán tài khoản trong game hoặc quảng cáo cho các thương hiệu đồ điện tử, trò chơi dựa trên lượng người theo dõi đông đảo. Các game thủ đều phải dành nhiều tiếng mỗi ngày để luyện tập hoặc phát sóng trực tiếp quá trình chơi game của mình cho khán giả.
Các nhà phát hành không thích các game thủ "cày thuê" bởi cho rằng việc làm này phá vỡ sự công bằng trong trò chơi. Do đó các game thủ nhóm một không được "cày thuê" hay mua bán tài khoản, còn game thủ nhóm 2 thường không được tham dự các giải đấu chính quy. Việc bán quảng cáo của game thủ chuyên nghiệp thường phải được sự chấp thuận từ đơn vị quản lý. Đã có trường hợp game thủ chuyên nghiệp từ bỏ sự nghiệp thi đấu để rẽ sang hướng "cày thuê".
Nguyễn Duy Phương, được biết tới với biệt danh "Trâu cày thuê", là người làm nghề chơi game thuộc nhóm 2. Trước khi theo đuổi công việc này, Phương là công nhân. Nghề chơi game đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh. Giờ đây, game thủ này đã chuyên nghiệp hóa công việc của mình khi thành lập một "tập đoàn cày thuê".
"Nó còn hơn cả một nghề và mình đang tạo điều kiện cho 15 người có thu nhập ổn định. Mỗi tháng bọn mình có thu nhập khoảng 100 triệu đồng để lo cho anh em. Dù bị phản đối, mình cho rằng việc 'cày thuê' cũng đem lại lợi ích nào đó cho mọi người, nhờ đó mà bọn mình được không ít người ủng hộ", Phương cho biết.
Còn Lê Quang Duy (1998), được biết tới với biệt danh SofM, từng là một game thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam. Được giới chuyên môn quốc tế chú ý, tháng 5/2016, Duy đã được một đội game ở Trung Quốc mời gọi và đã ra nước ngoài làm việc.
Hầu hết các game thủ đều đã nghỉ học trước khi bước chân "theo nghề", còn nếu đang học thì rất khó duy trì ổn định, bởi lịch luyện tập cũng như thi đấu sẽ chiếm phần lớn thời gian. Nhiều game thủ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lựa chọn nghề game như kế sinh nhai để thoát nghèo.
Quang Duy sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã không lựa chọn con đường đại học tại Việt Nam mà theo đuổi đam mê, ra nước ngoài thi đấu. Nguyễn Đức Bình được xem là trường hợp cá biệt, khi vẫn duy trì được học lực trung bình ở bậc đại học. Điều này có được một phần dựa vào sự quản lý sát sao của gia đình và nhà trường, dựa trên các hợp đồng ràng buộc về thời gian được chơi, phải học của anh chàng này.
theo vnexpress
" alt=""/>Định nghĩa về 'nghề' chơi gameMới đây, MobiFone đưa ra phương châm chăm sóc khách hàng một cách toàn diện nhất với chiến dịch Care360, trong đó tập trung vào yếu tố chăm sóc dựa trên nhu cầu cá nhân thực tế của từng khách hàng. Cùng với đó, các chương trình hỗ trợ khách hàng như chương trình ưu đãi nghỉ dưỡng cho khách hàng Kết nối dài lâu, tặng quyền lợi phòng chờ thương gia cho các khách hàng VIP,… cùng với hàng loạt ứng dụng tiện ích như mConnect, My MobiFone, MobiFone Next… hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau đã tạo nên một vòng tròn 360 độ trong chăm sóc khách hàng của MobiFone.
Đặc biệt gây chú ý là ứng dụng hỗ trợ khách hàng mang tính đặc thù M090. Theo đó, ngoài việc kế thừa những tiện ích vốn có trong các dịch vụ trước đây của MobiFone như: tra cứu thông tin tài khoản, đăng ký hoặc huỷ các gói cước có sẵn, nạp tiền cho thuê bao trả trước, thanh toán cước cho thuê bao trả sau, kiểm tra và quản lý các gói cước đang sử dụng…, điểm nổi bật của M090 là khách hàng có thể tự tạo cho mình các gói cước chuyên biệt, chính xác theo nhu cầu sử dụng thực tế hoặc theo số tiền khách hàng muốn chi trả cước di động theo chu kỳ (ngày, tuần, tháng). Điều này giúp khách hàng chủ động, thoải mái hơn khi dùng dịch vụ MobiFone, đồng thời quản lý chi tiêu một cách chặt chẽ.
Mặt khác, M090 còn tiện lợi ở điểm khách hàng có thể truy cập qua nhiều kênh như web/wapsite, ứng dụng trên Google Play và App Store, kênh USSD hoặc qua đầu số ngắn do MobiFone cung cấp. Như vậy, người dùng MobiFone, bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có thể truy cập và sử dụng dịch vụ thường xuyên ở bất kỳ đâu, chỉ cần sử dụng điện thoại có hỗ trợ GPRS/3G/4G, Wi-Fi, tương thích với các nền tảng Android/iOS và có kết nối Internet.
Nói về dịch vụ M090, ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết: "Khách hàng luôn là người hiểu rõ nhu cầu của bản thân nhất. bởi vậy việc khách hàng có thể tự tạo gói cước mà mình mong muốn giúp chúng tôi hiểu hơn về nhu cầu thực tế của người dùng, từ đó xây dựng các chương trình, dịch vụ phù hợp hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn theo đúng tiêu chí cá nhân hoá đã đề ra. Dù mới ra mắt trong vài tháng, nhưng M090 có lượng người sử dụng tăng vọt, đây là tín hiệu đáng mừng để MobiFone tiếp tục phát triển dịch vụ này”.
Chỉ mất 1 phút để tạo và đặt tên gói cước
Với cổng hỗ trợ chăm sóc khách hàng M090, việc “thiết kế riêng” cho mình một gói cước lại vô cùng đơn giản và dễ dàng… chỉ trong 1 phút. Khách hàng chỉ cần thực hiện các bước sau để tạo gói cước và đặt tên gói cước riêng biệt cho bản thân:
Bước 1: Khách hàng truy cập web, wap hoặc ứng dụng M090
" alt=""/>MobiFone chăm sóc khách hàng theo hình thức “trao quyền” cho người dùng với dịch vụ M090