Fowler là một trong những người đầu tiên sử dụng Watch Series 6 của Apple, và đã sớm thất vọng về tính năng mới của sản phẩm này.
"Lần đo đầu tiên, Apple Watch 6 hiển thị mức oxy trong máu của tôi là 88% - thấp đáng kinh ngạc, trong khi tôi sức khỏe tốt và không bị khó thở. Năm phút sau, tôi kiểm tra lại thì chỉ số SpO2 là 95%. Mỗi lần thử tiếp theo lại cho một kết quả khác nhau", Fowler chia sẻ.
Tính năng này được đánh giá là thiếu sự tin cậy và độ chính xác, trong bối cảnh nhiều người kỳ vọng thiết bị đeo tay mới của Apple sẽ là một "máy phát hiện Covid-19" tiện lợi mà mọi cá nhân đều có thể tự trang bị.
Không chỉ riêng Apple Watch series 6, mà ngay cả mẫu smartwatch Fitbit Sense với tính năng tương tự, cũng cho thấy kết quả thiếu chính xác khi so sánh với các thiết bị đo chuyên dụng.
Conor Heneghan, Giám đốc nghiên cứu của Fitbit, từng cho biết đây một vấn đề kỹ thuật khi các công ty công nghệ tìm cách đo SpO2 trên cổ tay. "Không giống như ngón tay, nơi có nhiều mạch máu và cho ra những tín hiệu mạnh, cổ tay dễ bị vật cản và có thể thiếu chính xác", Heneghan nhấn mạnh.
Kết quả SpO2 trên Apple Watch series 6 cho ra nhiều kết quả với độ chênh lệch lớn.
Apple có lẽ cũng lường trước được mức độ thiếu chính xác của tính năng này. Một dòng chữ rất nhỏ ở cuối trang web của Apple cho biết ứng dụng đo nồng độ oxy trong máu của họ “không dành cho mục đích y tế” và “chỉ được thiết kế cho các mục đích thể dục và sức khỏe chung”.
Dòng chữ tương tự trên trang chủ của Fitbit cũng cho biết ứng dụng đo oxy trong máu của họ “không nhằm chẩn đoán hoặc điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý nào” và chỉ hữu ích để “giúp bạn quản lý sức khỏe và theo dõi thông tin của mình”.
Đây được xem là cách để các công ty công nghệ sẵn sàng nói lời từ chối trách nhiệm khi có vấn đề gì xảy ra. Trên thực tế, cả hai thiết bị sở hữu tính năng đo nồng độ oxy trong máu cũng không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.
Đồng hồ Fitbit Sense cũng có tính năng đo nồng độ oxy trong máu, nhưng được khuyến cáo "chỉ để tham khảo".
"Các công ty công nghệ đang tiếp thị "quá đà" về khả năng kiểm tra y tế trên thiết bị của họ", Fowler nhận định. "Đây là một xu hướng nguy hiểm, gây ra những tác động xấu khi người dùng có thể nắm bắt sai về trạng thái sức khỏe thực tế của họ".
Người dùng được khuyên rằng nếu đang sở hữu các thiết bị đeo tích hợp công nghệ đo nhịp tim, hay nồng độ oxy trong máu, chỉ nên tham khảo những thông tin được hiển thị, mà không nên sử dụng chúng để chẩn đoán và điều trị bệnh.
(Theo Dân Trí)
Mẫu Apple Watch Series 6 đã có thêm tính năng cho phép đo nồng độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2).
" alt=""/>Apple Watch có thực sự đo được nồng độ oxy trong máu không?Trong bối cảnh dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn khi triển khai các giải pháp giám sát an ninh. Các hệ thống camera hiện nay thường được thiết kế phục vụ việc quan sát, lưu trữ tại chỗ là chính, bị giới hạn về dung lượng lưu trữ, rất ít trường hợp có hệ thống lưu trữ tập trung do liên quan đến chi phí đầu tư hạ tầng, phần mềm, license, chi phí vận hành hệ thống… Ngoài ra, việc vận hành hệ thống camera đa số hoàn toàn bằng thủ công và quan sát bằng mắt thường, chưa có hệ thống cảnh báo sớm và tự động, không hiển thị được vị trí tọa độ của camera trên nền bản đồ gây khó khăn cho người vận hành.
Vào 15h ngày 11/11/2021 tới đây, tại “Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức, ông Chử Quang Thắng - Giám đốc trung tâm Điều hành nền tảng và Phần mềm - Khối công nghệ Điện toán đám mây của CMC Telecom sẽ đưa ra lời giải cho bài toán an ninh của doanh nghiệp với CMC Cloud camera - giải pháp camera an ninh thông minh, toàn diện và tối ưu trên nền tảng hạ tầng công nghệ điện toán đám mây CMC Cloud.
Với CMC Cloud camera, doanh nghiệp có thể giám sát vận hành, sản xuất thông qua camera mọi lúc mọi nơi chỉ cần có đường truyền internet và hỗ trợ đa nền tảng truy cập gồm Web và App. Hệ thống này cũng tích hợp các tính năng phân tích nâng cao sử dụng trí tuệ nhân tạo như: nhận diện khuôn mặt phục vụ điểm danh chấm công nhân viên, nhận diện đồ vật, hàng hoá bị di dời trong phạm vi giám sát, phát hiện người xâm nhập; tích hợp hệ thống IoT như nhận diện mở cửa tự động, chuông báo cháy… Các tính năng đều đi kèm với cảnh báo realtime để doanh nghiệp phản ứng kịp thời tất cả tình huống.
![]() |
Ứng dụng CMC Cloud Camera trong giám sát vận hành, sản xuất |
Điều quan trọng giúp CMC Cloud camera trở thành lựa chọn phù hợp với đa số doanh nghiệp đó là sự linh động của CMC Cloud - nền tảng duy nhất kết nối trực tiếp với nền tảng điện toán đám mây của các hãng công nghệ lớn trên thế giới như AWS, Microsoft và Google. Ngoài ra, CMC Telecom cũng sở hữu hệ thống Data center trung lập đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo mật hàng đầu như bảo mật thanh toán PCI DSS, bảo mật an toàn thông tin và xác thực người dùng cho cloud ISO 27017, 27018,… Điều này sẽ giúp DN yên tâm trong việc xem lại và lưu trữ dữ liệu ổn định, mã hoá dữ liệu nâng cao 3 lớp, an toàn từ đường truyền cho đến không gian lưu trữ.
Tham gia hội thảo, các doanh nghiệp cũng sẽ được chia sẻ về mô hình triển khai Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt và các giải pháp cụ thể để kiếm khách hàng, có đơn hàng khi kinh doanh số từ Alibaba, cách xây dựng hệ thống bán hàng đa kênh hiệu quả từ Online CRM hay các kinh nghiệm thành công trong hoạt động giao thương, xúc tiến xuất nhập khẩu của các đơn vị tiên phong trong các lĩnh vực hiện nay.
![]() |
Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu |
Doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia hội nghị tại đây.
Phạm Trang
" alt=""/>CMC Cloud CameraViệt nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa lý, chính trị và kinh tế không phải quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài hơn 3260km trải dài từ Bắc tới Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, đảo trên thế giới.
Vùng biển nước ta có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ và quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Biển Đông là vùng nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải, chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu. Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới đến khảo sát và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nghiên cứu năng lượng sóng biển chuyển thành năng lượng điện được các nước đầu tư nghiên cứu, bao gồm cả Việt Nam.
Tiến sĩ Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu biển và hải đảo) nhận định, trong báo cáo kết quả nhiệm vụ thường xuyên năm 2018, nhu cầu về cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức. Đặc biệt là khi các nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa đang dần cạn kiệt, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, chính vì vậy việc xem xét khai thác các nguồn năng lượng tái tạo trên biển đặc biệt là năng lượng sóng, thủy triều, gió, dòng chảy…
Trong những thập kỷ tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng lẫn bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ Việt Nam và các Bộ ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện như đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý trước đó.
Điệp Lưu
Bằng cách kết hợp nguồn năng lượng tái tạo, mô hình kết hợp khai thác giữa điện gió và điện mặt trời đang được ứng dụng rộng rãi ở quy mô tự cung, tự cấp, dành cho hộ gia đình là chủ yếu.
" alt=""/>Giải quyết nhu cầu về cung ứng năng lượng từ nguồn tài nguyên sóng biển