- Đại diện Việt Nam so tài tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 Trương Thị Maydo không chịu được thời tiết lạnh giá của nước Nga nên đã bị cảm và sốt cao.Người đẹp viết cả thơ trên trang cá nhân của mình.
- Đại diện Việt Nam so tài tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013 Trương Thị Maydo không chịu được thời tiết lạnh giá của nước Nga nên đã bị cảm và sốt cao.Người đẹp viết cả thơ trên trang cá nhân của mình.
Lễ viếng, lễ truy điệu được tổ chức ngày 9/12 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội). Lễ an táng tổ chức cùng ngày tại Nghĩa trang Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
Trung tướng, Anh hùng LLVTND Trần Hanh.
Trung tướng, Anh hùng LLVTND Trần Hanh, sinh năm 1932; quê quán: Phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định; trú quán: Số 58, đường Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV; đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, XI, XII; nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đã nghỉ hưu.
Ông được Đảng, Nhà nước, Quân đội trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Nhì; Huân chương Quân công hạng Nhất, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy hiệu Hồ Chí Minh; Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng.
Trung tướng Trần Hanh tham gia cách mạng từ sớm (từ năm 1946) và trải qua nhiều cương vị công tác trong quân đội. Ông từng học lái máy bay MIG-17 tại Trường số 3, Không quân Trung Quốc.
Trung tướng Trần Hanh gắn bó với Quân chủng Phòng Không - Không quân trong hàng chục năm trên nhiều cương vị. Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 4/1984, Trung tướng tháng 4/1989. Từ tháng 11/1996 đến tháng 12/1999 ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi về nghỉ chế độ, Trung tướng Trần Hanh công tác tại Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo Báo QĐND, ngày 3 và 4/4/1965, Không quân nhân dân Việt Nam đã chiến thắng trận đầu, mở mặt trận trên không thắng lợi. Trung tướng Trần Hanh là biên đội trưởng một biên đội tham gia trận đánh ngày 4/4/1965 và bắn rơi chiếc máy bay F-105 của Mỹ trên vùng trời Hàm Rồng (Thanh Hoá).
Trà Khánh" alt=""/>Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Hanh từ trầnTheo TS Dũng, nhu cầu lọc máu có xu hướng tăng trong khi các cơ sở y tế thiếu cả trang thiết bị lẫn nhân lực.
“Đã xuất hiện tình trạng trang thiết bị cho lọc máu còn thiếu, quá tải ở một số đơn vị chạy thận nhân tạo. Cùng đó, trang thiết bị phục vụ lọc máu còn chậm thay thế. Hơn 900 máy chạy thận (tương đương hơn 18%) có tuổi đời trên 10 năm, nghĩa là máy hết hạn sử dụng, phải thay thế” - TS Dũng cho hay.
Do số lượng máy chạy thận nhân tạo ít, nhân lực ít, số bệnh nhân đông nên nhiều đơn vị phải chạy 3 ca, 4 ca thậm chí 5 ca một ngày. Điều này gây áp lực rất lớn lên nhân viên y tế. Theo khảo sát, có trung tâm lọc máu, một bác sĩ phụ trách tới 37 máy thận nhân tạo, gây khó khăn khi xử lý các biến chứng xảy ra trong lọc máu. Lại có trung tâm một bác sĩ phụ trách tới 125 bệnh nhân thận nhân tạo.
Bệnh nhân suy thận mạn đang trẻ hóa. Số người cần phải lọc máu tiếp tục có xu hướng tăng. Cùng đó, nhu cầu ghép thận ở nước ta cũng tăng, hiện Việt Nam đã thực hiện hơn 4.500 ca ghép thận. TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt NamBệnh nhân suy thận ngày càng trẻ hóa
Cùng với gia tăng bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, bệnh nhân thận mạn tính giai đoạn cuối và suy thận có chỉ định lọc máu chu kỳ (chạy thận nhân tạo) không ngừng gia tăng, vì suy thận là biến chứng nguy hiểm của hai bệnh trên.
Nhiều chuyên gia nhận định bệnh nhân suy thận mạn đang trẻ hoá. Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ghi nhận xu hướng này tập trung ở bệnh nhân nam, nhất là người làm việc văn phòng.
Những bệnh lý về thận thường gặp hiện nay bao gồm sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận cấp - mạn tính, ung thư thận... Trong đó, suy thận cấp và mạn tính là hai tình trạng rất phổ biến, do biến chứng từ nhiều bệnh lý khác.
Bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng trong giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và gia đình có người bệnh thận. Bác sĩ khuyên những người này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối.
Những dấu hiệu bệnh thận như: Chân tay phù, thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều về đêm, tiểu có nước bọt, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu dắt…), người mệt mỏi, sút cân, có thể sốt, đau đầu…
Hội nghị khoa học lần thứ II của Hội Lọc máu Việt Nam có sự tham gia trình bày báo cáo của các chuyên gia từ Đức, Australia, Thái Lan, Malaysia, Ai Cập, Philippines và các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức...