Nhưng ít người biết được rằng, chữa trị thủy đậu bằng các phương pháp dân gian nêu trên là hoàn toàn sai lầm, và làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) đang vào mùa. Đặc biệt tháng 4, 5 là đỉnh điểm của dịch.
![]() |
Bệnh nhi mắc thủy đậu do bị lây từ người mẹ |
Từ đầu năm tới nay, khoa đã tiếp nhận điều trị cho 24 trường hợp bị thủy đậu. Trong đó có nhiều trẻ bị lây thủy đậu từ người lớn. Hiện bệnh viện đang điều trị cho bé sơ sinh mới 20 ngày tuổi bị lây bệnh từ mẹ.
Trước tình trạng các bệnh nhi vẫn mắc thủy đậu dù đã được chích ngừa vắc-xin trước đó, BS Khanh lý giải rằng tại các nước phát triển, bệnh thủy đậu được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia nên chỉ cần chích ngừa 1 mũi là đủ.
Còn tại Việt Nam, việc chích ngừa thủy đậu diễn ra lẻ tẻ nên virus thủy đậu hoang dại vẫn lưu hành, và việc mắc bệnh là điều không tránh khỏi.
"Phụ huynh nên cho trẻ chích 2 mũi vắc-xin. Mũi đầu tiên là lúc bé 12 tháng tuổi. Mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng" – BS Khanh nói và cho biết, tiêm mũi thứ 2 rất quan trọng, đảm bảo miễn dịch hoàn toàn cho trẻ, nhất là lúc xung quanh có nhiều người mắc bệnh thủy đậu.
Vị Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cũng nói thêm, hiện các bậc cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dân gian trong chữa trị bệnh thủy đậu.
Tuy nhiên, có nhiều cách không đúng như dùng gốc rạ nấu nước tắm hoặc uống, kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống…làm cho tình trạng bệnh của trẻ biến chứng nặng hơn.
BS Khanh giải thích, nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) và gốc rạ (gốc cây lúa) có liên quan nên đã dùng gốc rạ…chữa trị.
"Trên thực tế giữa bệnh trái rạ và gốc rạ không hề liên quan tới nhau. Dùng cách này khiến người bệnh dễ nhiễm trùng. Còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc" – vị BS khẳng định.
![]() |
Nhiều trẻ vẫn mắc thủy đậu dù đã chích ngừa vắc-xin 1 lần |
Ngoài ra, người xưa nói rằng khi bị thủy đậu người bệnh phải trùm kín, tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống, nhưng theo BS Khanh, việc trùm kín khiến cho cơ thể đổ mồ hôi sẽ gây ngứa, bệnh nhân khi đó sẽ gãi nhiều làm các bóng nước vỡ ra.
Cộng thêm việc không tắm rửa sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ sau này.
Việc không được ăn uống đầy đủ khi đang bị virus tấn công làm cơ thể giảm sức đề kháng khiến bệnh càng nặng thêm.
Theo BS Khanh, khi bị thủy đậu, cứ tắm cho trẻ bình thường, có thể dùng thêm xà bông để tắm, và nên cắt móng tay cho trẻ để tránh tình trạng bé gãi ngứa dẫn tới việc các bóng nước bị vỡ dễ nhiễm trùng.
Phụ huynh cũng không nên cho người bệnh ăn các thức ăn ngọt quá, hoặc các thức ăn đã từng bị dị ứng bởi nó có thể gây ngứa cho trẻ.
"Để tránh truyền bệnh cho người thân và cộng đồng, người mắc bệnh cần mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc đến những nơi đông người" – vị BS khuyến cáo.
"Bạn đang có thai, chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu, và bạn có phơi nhiễm với bệnh... thì thai nhi của bạn có thể có nguy cơ dị tật bẩm sinh. Đi khám bác sĩ ngay, không được chậm trễ
" alt=""/>Bệnh thủy đậu chữa thế nào cho chóng khỏiThống kê mới nhất của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng cho hay, tính đến ngày 2/8, đã có 837.300 tờ khai y tế bắt buộc đối với khách nhập cảnh qua trang tokhaiyte.vn và ứng dụng “Vietnam Health Declaration”.
Hai ứng dụng khai báo y tế NCOVI dành cho người dân Việt Nam và “Vietnam Health Declaration” dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam, được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 9/3/2020 để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19.
Hai Bộ khuyến nghị người dân sử dụng các ứng dụng NCOVI và Vietnam Health Declaration” để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Ngoài ra, cũng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, như ICTnews đã đưa tin, ngày 1/8/2020, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị UBND 63 tỉnh, thành phố trong cả nước chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp cùng các sở, ban, ngành trực thuộc triển khai đồng loạt 10 biện pháp để đẩy mạnh tuyên truyền cài đặt ứng dụng Bluezone.
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, trong ngày 2/8, Cục đã khẩn trương phối hợp với Sở TT&TT 63 tỉnh thành phố để triển khai tuyên truyền, vận động người dân tại các địa phương cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
“Ngoài các tỉnh, thành phố đã triển khai trước đó như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, trong hôm nay đã có thêm một số địa phương bắt đầu thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn cài đặt ứng dụng Bluezone”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
Được Bộ TT&TT và Bộ Y tế cho ra mắt ngày 18/4/2020, ứng dụng Bluezone là giải pháp ứng dụng công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp. Các smartphone được cài đặt ứng dụng này có thể giao tiếp với nhau trong khoảng cách 2m, ghi nhận sự tiếp xúc gần, vào lúc nào và trong bao lâu, từ đó phục vụ việc truy vết ca nhiễm và các ca nghi nhiễm có tiếp xúc gần với ca nhiễm Covid-19. Đây được đánh giá là một bước tiến mới, có tính đột phá trong việc sử dụng công nghệ để phòng chống dịch.
Nguyên tắc hoạt động của Bluezone là bảo mật, ẩn danh và minh bạch: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên điện thoại của người dùng, không chuyển lên hệ thống cũng như không thu thập vị trí của người dùng; Mọi người tham gia cộng đồng Bluezone đều ẩn danh với những người khác; Chỉ cơ quan y tế có thẩm quyền mới biết những người nhiễm và người nghi nhiễm do tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Người dùng có thể tìm hiểu thêm thông tin và hướng dẫn cài đặt, sử dụng Bluezone - phần mềm hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 trên website https://www.bluezone.gov.vn.
Vân Anh
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone - phần mềm hỗ trợ phát hiện tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19 để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
" alt=""/>Đã có gần 7,5 triệu lượt cài app NCOVI, hơn 17,6 triệu bản khai y tế tự nguyệnTrường hợp, nếu tủ lạnh của bạn chứa khá nhiều thức ăn mà bộ điều khiển nhiệt độ mở mức thấp, hơi lạnh yếu cũng sẽ không đủ khả năng đông đá.
Do vậy, cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với lượng thực phẩm cần bảo quản và đọc kỹ hướng dẫn trước khi điều chỉnh nhiệt độ.
Bộ xả đá tủ lạnh rất quan trọng. Khi bộ xả đá không hoạt động sẽ làm dàn lạnh bị đóng tuyết, dẫn đến không tỏa được hơi lạnh vào ngăn đá và ngăn mát của tủ lạnh.
Theo chu kỳ ở một chiếc tủ lạnh hoạt động trong điều kiện bình thường, tại dàn lạnh sẽ có quá trình đóng - xả tuyết liên tục được nhận biết và điều khiển tự động bởi bộ cảm biến nhiệt độ. Nếu bộ phận này hư hỏng, lớp tuyết sẽ không tự xả và dày lên theo thời gian, làm cản trở quá trình làm lạnh, vì vậy độ lạnh không thể cấp đủ cho ngăn đá.
Nếu không am hiểu về kỹ thuật, bạn nên nhờ dịch vụ kỹ thuật đển kiểm tra sửa chữa để xem thành phần nào bị hư hỏng, từ đó có phương án thay mới linh kiện cho hợp lý.
Block tủ lạnh (hay còn gọi là máy nén tủ lạnh) là bộ phận chính, quan trọng nhất của hệ thống làm lạnh, giúp cho tủ lạnh hoạt động và đông đá một cách hiệu quả. Block giúp bơm gas nén vào dàn nóng và thu hồi gas từ dàn lạnh hồi về. Vì vậy, nếu block bị hư hỏng thì tủ lạnh sẽ không hoạt động được.
![]() |
Block bị hỏng, tủ lạnh sẽ không hoạt động |
Block tủ lạnh bị hỏng phần lớn là do tủ hoạt động quá công suất và do người dùng thường dự trữ quá nhiều thực phẩm, không biết sắp xếp thực phẩm một cách khoa học khiến cho hơi lạnh trong tủ bị dồn nén, dẫn đến block hoạt động quá tải, bị hỏng.
Trường hợp này, nếu không có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sửa chữa, bạn cần nhờ nhân viên kỹ thuật kiểm tra tủ một cách an toàn, tư vấn, thay block nếu cần thiết.
Nguồn điện yếu hoặc chập chờn sẽ làm gián đoạn nguồn cấp điện cho tủ lạnh, có thể là nguyên nhân tủ lạnh không đông đá được. Hay tình trạng lỏng dây nguồn hoặc mất nguồn khiến tủ lạnh không chạy hoặc lúc chạy lúc không.
Cửa tủ lạnh đóng không kín: do thức ăn bảo quản trong tủ quá nhiều sẽ tràn ra ngoài hoặc miếng ron cao su cửa bị hỏng là nguyên nhân làm cho cửa tủ lạnh đóng không kín, không giữ được nhiệt, hơi lạnh trong tủ sẽ bị thoát ra ngoài, không khí nóng từ bên ngoài sẽ tràn vào tủ gây hiện tượng tủ lạnh không đông đá hoặc không lạnh được.
Vì vậy, nên kiểm tra điện áp, các phích cắm, ổ cắm thường xuyên đảm bảo nguồn điện được ổn định, khắc phục tình trạng trên.
Mỗi tủ lạnh có dung tích nhất định. Nếu tủ lạnh quá nhỏ mà lượng thực phẩm trong tủ quá nhiều sẽ cản trở quá trình lưu thông không khí trong tủ, che chắn mất các họng gió (lỗ thông gió) của tủ lạnh, dẫn đến tình trạng tủ lạnh làm đá không đông. Những thực phẩm nào gần lỗ thông gió sẽ đủ độ lạnh, còn những thực phẩm ở xa các họng gió sẽ có xu hướng thiếu độ lạnh dễ bị ôi thiu, mau hư hỏng.
![]() |
Tủ lạnh chứa quá nhiều đồ bên trong là nguyên nhân khiến tủ không làm lạnh được |
Vì vậy, bạn nên để một lượng thực phẩm vừa đủ với dung tích tủ lạnh; sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và vệ sinh định kỳ giúp tủ lạnh không bị hôi, đảm bảo an toàn sạch sẽ.
Các đường ống này có nhiệm vụ đưa hơi lạnh từ bộ phận làm lạnh đến tủ lanh. Ống lưu thông giữa bộ phận làm lạnh tới tủ lạnh bị tắc có thể do dàn lạnh bị đóng tuyết hoặc các họng gió tại ngăn mát bị đóng tuyết, bị thức ăn che mất... sẽ khiến hơi lạnh không được lưu thông, dẫn đến hiện tượng tủ lạnh không đông đá.
Sự cố này thường xảy ra ở những chiếc tủ lạnh đã sử dụng quá lâu ngày hoặc do tác động vật lý trong quá trình di chuyển, đường ống hoặc các mối nối bị hở, bị thủng dẫn đến hiện tượng rò rỉ, xì gas, hết gas.
Gas là môi chất quan trọng trong quá trình làm lạnh. Khi tủ lạnh bị hết gas hoặc thiếu gas sẽ dẫn đến hiện tượng tủ lạnh chậm đông đá, thời gian làm lạnh bị kéo dài…
Vì thế, cần thường xuyên kiểm tra để hàn gắn lại đường ống, nạp gas bổ sung để tủ lạnh có thể vận hành bình thường.
" alt=""/>Lý do không ngờ khiến ngăn đá tủ lạnh không đông giữa ngày nắng