Vì thế có thể khẳng định năm 2016, 2017 là thời điểm bùng nổ của mạng 4G. Theo Hiệp hội GSA, đến tháng 7/2015, công nghệ 4G/ LTE đã được 677 nhà mạng quan tâm và đầu tư triển khai tại 181 quốc gia. Về khai thác thương mại, hiện có 422 mạng LTE thương mai tại 143 quốc gia và sẽ tiếp tục tăng lên thành 460 mạng vào cuối năm nay, 600 mạng vào năm 2019.
Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) tiếp tục dẫn đầu thế giới về ứng dụng LTE với 68 mạng thương mại với 198 triệu thuê bao, chiếm 47,5% thuê bao di động của khu vực này và chiếm 26% trong tổng số 755 triệu thuê bao LTE toàn cầu. Trong khi đó, với lợi thế về dân số đông, khu vực Đông Á, Đông Nam Á và châu Đại Dương chiếm tới 51% thuê bao LTE toàn cầu với 385 triệu. Phần lớn thuê bao đến từ các thị trường di động phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả thị trường đang phát triển.
Sau 2 năm chính thức triên khai, mới đây Trung Quốc cũng đã công bố có hơn 200 triệu thuê bao 4G LTE và dự kiến đến cuối năm nay sẽ là 300 triệu thuê bao, đồng thời sẽ vượt qua Mỹ để trở thành 4G LTE lớn nhất thế giới tính theo số lượng thuê bao.
Nhiều chuyên gia hi vọng vào sự thay đổi tại đây khi nhiều nhà mạng sẽ triển khai 4G hơn nữa tại châu Mỹ La tinh và Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
Kết quả một báo cáo về tốc độ Internet di động vừa được Ericsson công bố thực hiện tại 9 quốc gia khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương. Trong đó, quốc gia có tốc độ internet di động cao nhất là Singapore, đạt 21.870 kbps, nhanh gấp đôi quốc gia đứng thứ hai là Australia với tốc độ là 11.190 kbps và gấp hơn 9 lần nước đứng thứ ba là Thái Lan (2.380 kbps), Malaysia đạt tốc độ 2.340 kbps, Indonesia 1.970 kbps. Tốc độ truyền dữ liệu di động trung bình của Việt Nam chỉ đạt 160kbps.
Theo kết quả một cuộc khảo sát trên diện rộng của Ovum (15. 000 thuê bao tại 15 thị trường lớn), có tới 50% thuê bao di động cho biết có tới 50% thuê bao di động được khảo sát cho biết họ sẽ rời mạng vào năm sau (2016). Cụ thể 25% cho biết dứt khoát sẽ chuyển sang nhà mạng khác, 25% còn lại thì cho biết có khả năng sẽ rời mạng họ đang sử dụng.
Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng. 37% số người được hỏi cho biết tốc độ kết nối chậm là lý do chính khiến họ quyết định/hoặc có ý định rời sang sử dụng dịch vụ của nhà mạng khác.
Báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả: “Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014”. khảo sát quan điểm của người dùng 3G đối với dịch vụ 4G và OTT. Kết quả cho thấy, phần lớn người dùng 3G chưa biết nhiều về dịch vụ 4G (79% người dùng 3G chưa biết gì về dịch vụ 4G). Chỉ khoảng 21% người dùng 3G được khảo sát có biết về dịch vụ này. Đối với những người có biết dịch vụ 4G thì đa số đều cho rằng dịch vụ này có tốc độ kết nối cao hơn. Tuy nhiên, họ sẽ chỉ sử dụng nếu người khác sử dụng thử trước (59%).
Cũng theo khảo sát của GfK, 87% người sử dụng 3G tham gia khảo sát có sử dụng dịch vụ OTT. Trong đó, 83% có sử dụng Facebook chat/Messenger, 64% dùng Zalo, 45% dùng Viber, 23% dùng Yahoo! Messenger, 20% dùng Skype, 10% dùng Line.
Vì vậy, đứng trước sự kiện bùng nổ mạng băng rộng vào thời điểm 2016-2017, ứng dụng mạng OTT đang lấn sân và làm giảm doanh thu dịch vụ thoại và nhắn tin của các nhà khai thác viễn thông, sự không hài lòng về chất lượng và tốc độ mạng 3G hiện nay; theo như nhiều chuyên gia và cá nhân tôi nhận định, thời điểm đầu năm 2016 là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G.
Có ý kiến cho rằng: "4G mà dùng để đăng những hình ảnh, tải nhạc chuông hoặc truy cập web thì không có ý nghĩa. 4G phải dùng cho những ứng dụng lớn, trong thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, khi dữ liệu được truyền tải rất lớn. Còn nếu dùng cho những ứng dụng đơn giản như xem phim, chơi điện tử, truy cập web thông thường thì không có ý nghĩa, không giải quyết được vấn đề gì".
" alt=""/>Dịch vụ và sự khác biệt quyết định thành công của 4GBé 3 tuổi suýt chết vì mải gọi video nói chuyện với bố mẹ; Hành động của chủ nhà khiến tên trộm xe máy hoảng hồn; Tên cướp giật phăng dây chuyền của người phụ nữ trên phố;...là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt=""/>Video nữ tài xế chắp tay sau lưng phóng xe máy qua cầu khiến dân mạng tròn mắtCác mẫu iPhone 12dự kiến được Apple tung ra chính thức tại Việt Nam từ 4/12. Giá chính thức các mẫu iPhone 2020 được niêm yết từ 21,99 - 43,99 triệu đồng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đặt hàng hiện nay, giá máy đã được giảm 2 triệu đồng mỗi mẫu.
Một số nhà bán lẻ dành thêm suất giảm giá 1 triệu đồng khi khách thanh toán qua một trung gian thanh toán. Nhiều nơi trợ giá thêm 1 triệu đồng nếu người dùng mang theo máy cũ để bù tiền đổi lấy iPhone 12. Tổng cộng ưu đãi có thể lên 3 triệu đồng.
Sau giảm giá, iPhone 12 Mini 64GB có giá bán 19,99 triệu đồng, nếu được ưu đãi thêm 1 triệu đồng, giá máy còn 18,99 triệu đồng. Một số suất ưu đãi khác ở chuỗi nhỏ có khi đưa giá máy về còn 17,99 triệu đồng.
Tương tự như vậy, iPhone 12, iPhone 12 Pro, iPhone 12 Pro Max có giá khởi điểm lần lượt từ 22,99 triệu, 28,99 triệu, 31,99 triệu đồng. Nếu áp dụng tất cả mức khuyến mại, các mẫu này có thể giảm thêm 2 triệu đồng nữa.
Tại chuỗi Thế Giới Di Động, số lượng đặt hàng iPhone 12 đến nay gần 8.000 đơn. Giả sử thị phần chuỗi này khoảng 30% ở kênh bán lẻ truyền thống, có thể ước lượng số đặt hàng iPhone hiện nay hơn 26 ngàn máy.
Hồi tuần trước, các nhà bán lẻ cũng đã giảm giá Apple Watch 2020 vào thời điểm mở bán. Cụ thể, một số mẫu đồng hồ thông minh của Apple đã được giảm giá 1-3 triệu đồng so với giá niêm yết. Một số nơi còn dành một số suất mua 1 tặng 1 cho khách.
Việc các mẫu smartphone cao cấp giảm giá ngay trước khi bắt đầu mở bán không còn hiếm. Năm ngoái, dòng iPhone 11 cũng giảm giá từ 1-4 triệu đồng trước khi giao máy đến người dùng.
Đầu năm nay, các nhà bán lẻ cũng hạ giá dòng Samsung Galaxy S20 mỗi máy 2 triệu đồng sau khi máy mở bán chưa tới một tháng. Ba tháng sau, tại một số cửa hàng, các mẫu S20+, S20 Ultra giảm mạnh tới 4-5 triệu đồng mỗi mẫu.
Covid-19 ảnh hưởng lên toàn bộ nền kinh tế, kéo theo sức mua giảm sút của người dân ở một số mặt hàng không thiết yếu và mặt hàng xa xỉ.
Trước đại dịch, hãng GfK dự báo thị trường di động tại Việt Nam năm 2020 sẽ giảm sút. Kết hợp với tác động của dịch bệnh, thị trường bán lẻ công nghệ Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh.
Chín tháng đầu năm 2020, cả FPT Shop và Thế Giới Di Động (không tính Điện máy Xanh hay Bách hoá Xanh) đều giảm doanh thu đến 14% so với cùng kỳ. Dù vậy, kết quả kinh doanh Quý III của cả hai nhà bán lẻ lớn nhất này đều cải thiện so với quý trước.
Hải Đăng
Sau 1 tuần mở bán, giá iPhone 12 tại Việt Nam đã dần ổn định. Những chiếc iPhone 12 xách tay hiện đang được bán với mức giá giảm từ 4-6 triệu đồng.
" alt=""/>iPhone 12 chính hãng giảm giá sốc trước khi mở bán