Theo đó, 17 học viên tại TP.HCM và 37 học viên tại Hà Nội đã được nhận chứng chỉ CFAB của ICAEW. Lễ tốt nghiệp lần đầu tiên được tổ chức đã ghi lại dấu mốc phát triển quan trọng của ICAEW sau hơn 4 năm hoạt động tại Việt Nam.
![]() |
37 sinh viên Hà Nội đầu tiên đạt chứng chỉ quốc tế CFAB tại Việt Nam |
ICAEW CFAB là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới, cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hành cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính và kế toán ở mọi vị trí công việc trong một doanh nghiệp.
Chương trình CFAB được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2008, sau 10 năm, chứng chỉ quốc tế này đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà quản lý và nhà tuyển dụng nhân sự. Riêng tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, chứng chỉ CFAB đang được 9 trường đại học hàng đầu về kinh tế, tài chính và kế toán trên cả nước tích hợp vào chương trình đào tạo và là chương trình nghề chuyên nghiệp quốc tế về tài chính - kế toán được nhiều trường lựa chọn nhất hiện nay.
![]() |
Ông Stephen Lysaght, Phó Đại Sứ Anh tại Việt Nam chúc mừng thành công của các học viên ICAEW đầu tiên tại Việt Nam |
Tai sự kiện trao chứng chỉ cho các học viên Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp tại Hà Nội, Phó đại sứ Anh tại Việt Nam Stephen Lysaght phát biểu: “ICAEW là tổ chức được trao Hiến chương Hoàng gia Anh - tượng trưng cho chất lượng và chuẩn mực cao. Tôi cũng rất vui mừng được biết rằng ICAEW rất tích cực hoạt động tại Việt Nam tập trung vào việc nâng cao kĩ năng và phát triển nguồn nhân lực. Kĩ năng và con người sẽ là động lực quan trọng để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”.
![]() |
Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á (ngoài cùng bên phải) và ông Ed Vaizey, Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Lào, Campuchia (thứ 2 từ trái sang) trao chứng chỉ CFAB cho các học viên tại TP HCM |
Nằm trong nhóm học viên đầu tiên tại Việt Nam vừa nhận chứng chỉ quốc tế về Tài chính, Kế toán và Kinh doanh của ICAEW, bạn Nguyễn Ánh Dương (ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “Sau hơn một năm theo học, thành quả của em không chỉ là chứng chỉ CFAB, mà còn là những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết mà ICAEW Việt Nam trang bị cho em qua những hội thảo trao đổi kiến thức, những chương trình hợp tác với các đối tác của ICAEW là các doanh nghiệp lớn và uy tín, các sự kiện giao lưu với các học viên trong khu vực. Chứng chỉ ICAEW CFAB và vốn tiếng Anh thương mại được trau dồi trong quá trình học giúp em tự tin để khởi đầu sự nghiệp kế toán- kiểm toán mà em đeo đuổi”.
Thúy Ngà
" alt=""/>54 học viên đầu tiên nhận chứng chỉ quốc tế ICAEW CFABTrước đó, năm 2019, Kim Ngân tốt nghiệp song bằng hạng xuất sắc bậc cử nhân ngành Quản trị khách sạn tại César Ritz Colleges (Thuỵ Sĩ) và Washington State University– WSU (Mỹ).
Doanh Thị Kim Ngân giành học bổng thạc sĩ ở Peking University ở tuổi 26 |
Từ cô gái rụt rè đến thủ lĩnh sinh viên
Từng là cựu học sinh lớp chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Cao Bằng, năm lớp 12, Kim Ngân rẽ hướng sang chọn ngành Quản trị khách sạn. Xác định mục tiêu du học từ sớm, cô tập trung tham gia hoạt động ngoại khoá và duy trì điểm học tập (GPA) cao. Dù vậy, vì chưa có điều kiện để thi chứng chỉ ngoại ngữ nên Ngân quyết định nhập học Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trong thời gian ở Hà Nội, Ngân chăm chỉ “cày” tiếng Anh và hoàn thành hồ sơ du học. “Thuỵ Sĩ là nơi nổi tiếng về đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn. Mình chọn César Ritz Colleges vì tại đây có chương trình đào tạo song song 2 bằng cử nhân, có thể lấy thêm bằng tại Washington State University nếu đáp ứng thêm một số môn học”.
Sang Thuỵ Sĩ năm 2016, thời gian đầu Ngân thấy “choáng ngợp” khi các bạn học ngành du lịch ai cũng nói thành thạo 3 – 4 ngoại ngữ.
“Mình đã cố gắng làm quen dần, tham gia các hoạt động của hội sinh viên trong trường và hướng dẫn các bạn mới đến. Đồng thời chăm chỉ trau dồi ngoại ngữ, học thêm tiếng Pháp và Trung Quốc”, Ngân chia sẻ.
Từ một cô gái “rụt rè”, nhiều lo lắng ngày mới sang, Ngân trở thành Hội trưởng Hội Eta Sigma Delta (một tổ chức danh dự quốc tế dành cho sinh viên ngành khách sạn có nhiều thành tích, GPA phải trên 3.0). Những trải nghiệm điều hành, tham gia các hội nhóm đã giúp Ngân tích lũy thêm nhiều kỹ năng bổ ích khác.
Chương trình học của Ngân chia thành 8 kỳ, xen kẽ 2 kỳ thực tập toàn thời gian (6 tháng). Cô chia sẻ rằng vừa học vừa đi thực tập mang lại nhiều cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc khác nhau. Ví dụ ở Thuỵ Sĩ, giờ giấc làm việc rất nghiêm ngặt, tác phong chuyên nghiệp. Trong giờ tuyệt đối không được sử dụng điện thoại, phải tập trung cao độ.
Năm 2019, sau khi tốt nghiệp đại học hai bằng xuất sắc ngành Quản trị khách sạn tại César Ritz Colleges với số điểm GPA 3.79/4 và tốt nghiệp Washington State University với điểm GPA 3.97/4, Ngân tiếp tục dành thời gian đi làm thực tế.
Công việc đầu tiên của Ngân là tại một công ty du lịch của Mỹ đặt trụ sở tại Malaysia. Đi làm đúng thời điểm ngành du lịch ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, công ty của Ngân có nhiều thay đổi, đòi hỏi nhân viên phải thích ứng kịp thời, xử lý được khủng hoảng.
“Mình nghĩ đi làm trước để có trải nghiệm công việc thực tế và nhìn nhận những thiếu sót. Làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, mình thấy cần thiết phải học thạc sĩ để mở rộng hơn”.
Vì thế, đầu năm 2020, Ngân trở về Việt Nam làm việc và chuẩn bị hồ sơ để đi học tiếp.
"Apply" 2 trường đại học hàng đầu Trung Quốc
Lên kế hoạch từ trước, có điểm GPA tương đối ổn, Ngân đầu tư học và thi chứng chỉ năng lực tiếng Trung HSK, thi GMAT (bài kiểm tra đo lường khả năng ngôn ngữ, toán học và viết của sinh viên muốn theo học ngành quản trị kinh doanh sau đại học)...
Tháng 10/2020, Ngân hoàn thành và gửi hồ sơ “apply” chương trình thạc sĩ của ĐH Bắc Kinh, ĐH Chiết Giang - 2 trong số những trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Theo Ngân, ngoài CV, điểm GPA, chứng chỉ thì bài luận chính là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục ban tuyển sinh nhận mình.
“Các bạn đừng hiểu nhầm phải có GPA thật xuất sắc mới được xin được học bổng du học Trung Quốc. Thay vào đó bạn có thể chia sẻ rõ hơn qua bài luận, thể hiện những mục tiêu và kinh nghiệm có được để chứng minh năng lực bản thân”.
Trong bài luận chính, ngoài việc đề cập đến lý do tại sao chọn Trung Quốc để du học, Ngân còn chia sẻ về những kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình học tập và làm việc…
Riêng ĐH Bắc Kinh còn yêu cầu thêm một bài luận nữa. Trường đưa ra 2 câu hỏi về khả năng lãnh đạo, và cách Ngân vượt qua khó khăn.
“Mình chia sẻ về hoạt động ngoại khoá đã tham gia. Điều mình học được về cách vận hành, lên kế hoạch, lãnh đạo với vai trò của hội trưởng trong các sự kiện như thế nào. Mình cũng nói rõ hơn về những việc đã làm, lý do tại sao, cách mình làm và thực hiện cùng ai, kết quả ra sao”, Ngân kể.
Ngoài ra, Ngân cũng cho rằng thư giới thiệu cũng là một điểm nhấn ấn tượng của hồ sơ. Ngân đã xin 3 thư giới thiệu từ giáo sư cô đã làm việc cùng.
“Mỗi người đưa ra đánh giá khác nhau về mình. Đây cũng là yếu tố khách quan người khác nhận xét về năng lực của bạn. Một số trường ở Trung Quốc yêu cầu hồ sơ học thuật cao hơn, nên xin thư giới thiệu từ những người có bằng tiến sĩ trở lên, tốt nhất là giáo sư”.
Còn ở ĐH Chiết Giang, Ngân phải trải qua thêm vòng phỏng vấn. Ngân cho biết, thầy cô hỏi về những nội dung mình đã đề cập trong CV, bài luận cá nhân và hỏi lý do chọn trường. Ngân cho hay, để ghi điểm, bạn nên chuẩn bị một vài câu hỏi lại thầy cô. Qua nội dung câu hỏi và trả lời được chuẩn bị chu đáo cũng là cách khẳng định mong muốn học tập, sự quan tâm mà bạn dành cho trường.
Đầu năm 2021, Ngân nhận được tin vui khi giành được học bổng 100% học phí của ĐH Bắc Kinh. Do dịch Covid-19 chưa thể sang Trung Quốc nên tháng 9 vừa qua, Ngân nhập học tại khu học xá của ĐH Bắc Kinh ở thành phố Oxford, Vương quốc Anh.
Ngọc Linh
Nguyễn Mai An sinh năm 1996, hiện là nghiên cứu sinh tại The Open University, Vương quốc Anh.
" alt=""/>Cô gái Cao Bằng trúng học bổng Đại học Bắc Kinh“Lý do tôi ở nhà là do tôi không chịu được áp lực của việc học, hay đi làm. Tôi không muốn phải cạnh tranh gay gắt với các đồng nghiệp. Do đó, tôi chọn 'nằm yên' hoàn toàn. Tôi cũng không cần một công việc được trả lương cao hơn, hay một cuộc sống tốt hơn”, hãng tin CNN dẫn lời Li nói.
Li không phải là trường hợp duy nhất tại Trung Quốc. Từ cuối 2022, mạng xã hội Douban đã ghi nhận hiện tượng “con trai và con gái toàn thời gian” của bố mẹ. Hàng chục nghìn thanh niên xác nhận đang ở nhà để làm thuê cho bố mẹ. Lý do chính là vì họ không thể kiếm được việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 - 24 tuổi ở khu vực thành thị tại Trung Quốc trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục 21,3%.
Công việc tạm thời
Những người "làm con toàn thời gian" của bố mẹ chủ yếu trong độ tuổi ngoài 20. Họ dành thời gian cho cha mẹ, và làm việc nhà để đổi lấy sự hỗ trợ tài chính.
“Nếu nhìn từ một góc độ khác, những người như chúng tôi chẳng khác gì những người có việc làm”, Li giải thích.
Các nhà xã hội học nhận định, tổn thương tâm lý sau khi Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để đối phó dịch Covid-19 khiến ngày càng nhiều thanh niên suy nghĩ lại về mục tiêu trong cuộc sống, và cách cha mẹ hỗ trợ. Nhiều người muốn dành thời gian quý giá bên người thân yêu.
Ông George Magnus tại Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, Anh cho rằng “làm con toàn thời gian” không phải là giải pháp khả thi cho vấn đề việc làm ở Trung Quốc. “Đó có thể chỉ là một giải pháp ngắn hạn để họ có nơi ở, công việc để làm, và thu nhập từ phía gia đình”, ông Magnus cho hay.
Bởi theo ông, nếu những người trẻ tuổi không tham gia vào thị trường lao động để học hỏi các kỹ năng và tìm kiếm cơ hội tốt hơn, họ có thể bị thất nghiệp lâu dài.
Nancy Chen, sống ở Giang Tây, từng giảng dạy tại một cơ sở gia sư sau khi tốt nghiệp đại học. Cô mất việc làm vào năm 2021, sau khi Trung Quốc cấm các dịch vụ dạy kèm vì lợi nhuận. Hiện tại, ngoài làm việc vặt cho gia đình để kiếm thu nhập, Chen còn bận đi thi tuyển công chức.
Chen cho hay cô chưa đạt được mục tiêu nào vì “sự cạnh tranh khốc liệt” của thị trường việc làm. Cụ thể, mới đây, có 30.000 ứng viên tham gia thi tuyển vào 3 vị trí làm việc trong cơ quan chính quyền thành phố ở tỉnh Giang Tây.
“Tôi không thể là con gái toàn thời gian mãi được. Tôi cần vượt qua các kỳ thi, hoặc tìm một công việc mới. Nếu không tôi sẽ rơi vào trạng thái lo âu”, Chen tâm sự.