Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình quản lý, kinh doanh từ cũ sang mới không phải là điều dễ dàng và tiết kiệm. Những mô hình điện toán đám mây như: IaaS (Infrastructure as a Service), PaaS (Platform as a Service), SaaS (Software as a Service) hay những công nghệ như: ảo hóa, làm việc cộng tác, bảo mật, làm việc di động… mà rất nhiều doanh nghiệp mong muốn triển khai được sẽ giúp họ tiết kiệm rất nhiều chi phí vận hành, giảm nhân lực nhưng lại tăng cao về năng suất.
Vấn đề các doanh nghiệp thường gặp phải là làm sao áp dụng, triển khai và chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình đám mây một cách tối ưu và ít rủi ro nhất. Đây là bài toán không hề dễ dàng. Ví dụ, mỗi nhân viên đều có một chiếc điện thoại thông minh và trường hợp rất thường gặp là họ sử dụng chính công cụ cá nhân ấy để làm việc, như xử lý email, duyệt web, đăng nhập vào hệ thống mạng doanh nghiệp… trong khi người quản lý khó có thể giám soát được những thiết bị ấy, chưa kể đến những rủi ro bảo mật. Dữ liệu cũng là tài sản vô giá của bất kỳ doanh nghiệp nào, và khi hướng đến điện toán đám mây, đơn vị phải đẩy dữ liệu quý giá ấy lên mạng, là điều mà doanh nghiệp rất ngại về tính an toàn. Vậy xu thế chuyển đổi sang điện toán đám mây có là "Con dao hai lưỡi"?
Câu trả lời là không hẳn. Vì nếu doanh nghiệp có được chính sách bảo mật chặt chẽ và công nghệ đủ tốt thì điện toán đám mây sẽ cho thấy giá trị tuyệt vời của nó.
![]() |
Softline là một trong vài doanh nghiệp toàn cầu hiếm hoi hiện có tại Việt Nam chuyên giúp doanh nghiệp ở mọi quy mô thực hiện việc chuyển đổi này. Hãng có hơn 60.000 khách hàng ở nhiều quốc gia, từ doanh nghiệp tư nhân cho đến cơ quan nhà nước. Tại Việt Nam, Softline hợp tác với Microsoft để triển khai giải pháp Microsoft Azure cho doanh nghiệp với các dịch vụ như: Azure IaaS, dịch vụ phục hồi sau thảm hoạ Azure ASR (Azure Site Recovery) và nhiều dịch vụ khác chuyên cho doanh nghiệp.
" alt=""/>Doanh nghiệp và xu hướng chuyển đổi quản lý điện toán đám mâyRMIT cho biết, loại vật liệu phủ tự điều chỉnh mỏng hơn cọng tóc người hàng ngàn lần này sẽ tự hoạt động bằng cách cho phép hơi nóng vào nhiều hơn khi trời lạnh và chặn tia nắng khi trời nóng. Cửa sổ thông minh có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong toà nhà một cách tự nhiên, đem đến những lợi ích về mặt môi trường to lớn và tiết kiệm tài chính đáng kể.
Nhà điều tra chính của dự án, Phó giáo sư Madhu Bhaskaran cho biết, phát minh quan trọng này sẽ giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng tương lai, đồng thời tạo ra những toà nhà tự thay đổi nhiệt độ.
Bà cho biết: “Chúng tôi đang đưa việc sản xuất ra cửa sổ thông minh, ngăn hơi nóng vào mùa hè và giữ nhiệt bên trong khi thời tiết mát lên, trở nên khả thi. Chúng ta mất hầu hết năng lượng dành cho các toà nhà vào cửa sổ. Điều này khiến việc duy trì toà nhà ở một nhiệt độ nhất định rất lãng phí và là quy trình không thể tránh khỏi”.
“Công nghệ của chúng tôi có khả năng sẽ giảm gia tăng chi phí vào máy điều hoà không khí và máy sưởi, đồng thời cũng sẽ giảm đáng kể dấu chân carbon của các toà nhà lớn nhỏ khác nhau. Giải pháp cho khủng hoảng năng lượng không chỉ đến từ việc dùng năng lượng tái tạo, việc công nghệ thông minh có thể loại trừ vấn đề lãng phí năng lượng là giải pháp hết sức sống còn”, Phó giáo sư Madhu Bhaskaran bổ sung thêm.
Cũng theo các nhà nghiên cứu của Đại học RMIT, cửa sổ kính thông minh có hiệu suất năng lượng hơn 70 phần trăm trong mùa hè và hơn 45 phần trăm trong mùa đông so với loại kính hai chiều tiêu chuẩn.
" alt=""/>Vật liệu phủ thông minh do ĐH RMIT phát triển mở đường cho cửa sổ thông minhChiều nay, ngày 5/3/2018, VECOM đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum - VOBF) năm nay.
VOBF là sự kiện thường niên được VECOM tổ chức lần đầu tiên năm 2017 và đã thu hút được sự quan tâm lớn của cộng đồng. Trong năm thứ hai được tổ chức, VOBF 2018 tiếp tục diễn ra tại 2 thành phố lớn là Hà Nội vào ngày 14/3 và TP.HCM vào ngày 16/3.
Theo đánh giá của VECOM, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này có thể được duy trì trong giai đoạn 2018 - 2020. Tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục.
Cụ thể, với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Với lĩnh vực thanh toán, thông tin từ Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa khoảng 50% so với 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Còn trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết (afiliate marketing) có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%.
" alt=""/>Công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018 vào ngày 14/3