Trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ VHTTDL nêu rõ:
Về việc xếp hạng di tích: Khu di tích Phủ Giầy (từ ngày 28/1/2021 đổi tên là Phủ Dầy) có niên đại khởi dựng từ thời Hậu Lê, niên hiệu Dương Hòa (1642) và Cảnh Trị (1663 - 1671) với 3 di tích chính (Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh) thờ bà chúa Liễu Hạnh (một trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam). Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mở rộng quy mô nhưng các di tích vẫn mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Lê – Nguyễn cùng với hệ thống di vật, cổ vật, đồ thờ tự có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Ngoài ra, Khu di tích còn hàm chứa nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như lễ hội, nghi lễ Chầu văn, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 21/2/1975, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 09-VH/QĐ xếp hạng Khu di tích kiến trúc nghệ thuật với tên gọi: “Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Giầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh và các di tích có liên quan”, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà.
Thời điểm xếp hạng di tích, chưa có Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể về hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích, nên hồ sơ di tích Phủ Dầy còn sơ sài và không có thành phần hồ sơ của “các di tích có liên quan” và các di tích nêu trên trong khu di tích Phủ Giầy.
Căn cứ hồ sơ di tích tại thời điểm xếp hạng năm 1975, các di tích được xác định thuộc Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Giầy gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh. Còn đối với “các di tích có liên quan”, cụ thể là những di tích nào lại không được nêu trong hồ sơ di tích.
Theo quy định của Luật Di sản văn hóa, việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương nơi có di tích thực hiện, phân cấp thực hiện theo thẩm quyền. Do đó, việc trông coi, bảo vệ, phát huy giá trị di tích đều do chính quyền địa phương và các thủ nhang, đồng đền đại diện trực tiếp quản lý di tích đảm nhiệm.
Về đề nghị đổi tên di tích: Đại diện trực tiếp quản lý di tích và tỉnh Nam Định đã 4 lần đề nghị với Bộ VHTTDL và các cơ quan chức năng.
Lần 1, năm 2019, bà Trần Thị Huệ - thủ nhang Phủ Chính - Phủ Tiên Hương đại diện trực tiếp quản lý di tích có Đơn ngày 24/3/2019 đề nghị nghiên cứu trả lại đúng tên gọi cho di tích theo cổ truyền là “Phủ Chính”. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, căn cứ hồ sơ xếp hạng di tích (năm 1975), cơ quan chức năng của Bộ VHTTDL xét thấy chưa đủ cơ sở khoa học và pháp lý để tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành quyết định đổi tên di tích.
Lần 2, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có Công văn số 324/UBND-VP7 ngày 29/7/2020 (kèm hồ sơ khoa học) đề nghị Bộ VHTTDL phê duyệt hồ sơ khoa học khu di tích. Tuy nhiên, Bộ VHTTDL thấy tên gọi của di tích theo hồ sơ năm 2020 đã thay đổi so với năm 1975; đồng thời, thành phần của hồ sơ cũng chỉ đề cập đến 3 điểm di tích (Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Liễu Hạnh) mà không có “các điểm di tích liên quan”. Vì vậy, Bộ VHTTDL có công văn hướng dẫn bổ sung hồ sơ, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định gửi tờ trình, trong đó có ý kiến đối với việc điều chỉnh tên gọi di tích.
Lần 3, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định có Công văn số 577/UBND-VP7 về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên gọi di tích, đề nghị Bộ VHTTDL quyết định sửa đổi tên gọi Khu di tích (Công văn số 577/UBND-VP7 ngày 16/12/2020 kèm theo).
Lần 4, năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định tiếp tục có Công văn số 596/UBND-VP7 về việc bổ sung hồ sơ khoa học và sửa đổi tên gọi Khu di tích và hồ sơ di tích đã được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL.
Căn cứ đề nghị này của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định và hồ sơ di tích kèm theo, Bộ VHTTDL đã thống nhất với đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định. Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 488/QĐ-BVHTTDL ngày 28/1/2021 sửa đổi tên gọi di tích thành: “Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy" (Gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh), xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). So với Quyết định số 09-VH/QĐ ngày 21/2/1975 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, việc sửa đổi tên gọi cụ thể của di tích là: đổi tên “Phủ Giầy” thành “Phủ Dầy”, “Lăng Liễu Hạnh” thành “Lăng Mẫu Liễu Hạnh” và bỏ “các di tích có liên quan”.
Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương
Tháng 8/2021, bà Trần Thị Huệ, thủ nhang Phủ Tiên Hương tiếp tục đề nghị được treo biển tên di tích là “Phủ Chính Tiên Hương”. Tháng 10/2021, Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi Sở VHTTDL Nam Định về việc treo biển tên di tích tại Phủ Dầy; hướng dẫn Sở chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chính quyền địa phương giám sát việc treo biển tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng quy định. Trong trường hợp cần thiết, có ghi chú rõ ràng đối với tên gọi di tích.
Sở VHTTDL tỉnh Nam Định sau đó đã có Công văn đề nghị hướng dẫn việc treo biển tên tại di tích Phủ Dầy thống nhất với Quyết định xếp hạng di tích của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Ngày 17/1/2022, Bộ VHTTDL có Công văn số 170/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh khẳng định theo nội dung hồ sơ khoa học của di tích, “Phủ Tiên Hương” còn có tên gọi khác là “Phủ Chính” và “Phủ Chính Tiên Hương”;
Công văn số 812/DSVH-DT ngày 11/10/2021 của Cục Di sản văn hóa hướng dẫn là đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với lịch sử và tính chất của di tích. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở VHTTDL phối hợp với UBND huyện Vụ Bản và tình hình thực tiễn quản lý di tích tại địa phương, hướng dẫn và tạo sự đồng thuận khi thực hiện việc treo biển di tích, phù hợp với quy định pháp luật.
Tại hội nghị ngày 29/3/2022 của UBND xã Kim Thái, 100% đại biểu dự họp thống nhất với đề nghị của Thủ nhang Phủ Tiên Hương về việc được lựa chọn và treo biển tên di tích là “Phủ Chính”, yêu cầu di tích cam kết thực hiện việc treo biển tên như đã lựa chọn tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng, đúng quy định.
Bộ VHTTDL khẳng định, tên gọi Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (Gồm: Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Liễu Hạnh), xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã thể hiện được loại hình, giá trị tiêu biểu của di tích là kiến trúc nghệ thuật, các di tích thành phần chỉ còn 3 di tích được xác định, không còn “các di tích có liên quan”, khắc phục được các bất cập của tên di tích, thể hiện đúng nội hàm các di tích tạo nên giá trị kiến trúc nghệ thuật của khu di tích. 3 điểm di tích đều có tên gọi chính thức và tên gọi khác (Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát gọi là Phủ Vân, Lăng Liễu Hạnh còn gọi là Lăng Mẫu, Lăng Mẫu Liễu Hạnh, Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Cũng theo công văn trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp Cục Di sản văn hóa kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quản lý di tích quần thể kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy, tập trung vào các nội dung: công tác quản lý di tích; công tác tu bổ di tích; treo biển tên di tích theo nội dung hồ sơ khoa học di tích; kiểm tra công tác thực hành tín ngưỡng tại di tích.
Vài độc giả như nhà báo Lưu Đình Triều, họa sĩ Nhím không ngần ngại đặt câu hỏi: "Tiết lộ của Thương Tín về những người phụ nữ đi qua cuộc đời anh liệu có làm cho cuộc sống hiện tại của họ trở nên 'giông bão'?". Thương Tín nhắc lại sự phản hồi của nghệ sĩ Diễm My về cuộc tình đã qua của hai người. Phản hồi này khiến anh cảm thấy rất ấm lòng.
"Ít ra đến giờ tôi còn được chút hạnh phúc khi bất kỳ người phụ nữ nào từng đến với tôi và chia tay, rồi sau này gặp lại, chúng tôi vẫn còn có thể vui vẻ, còn coi nhau như bạn bè, hỏi han, chuyện trò. Thậm chí, có người yêu cũ còn chia sẻ với tôi, dù họ có tìm được ai khác thì cũng khó có người bằng được tôi. Thật ra, tôi chẳng hay ho gì. Chỉ là khi yêu nhau, tôi luôn là người đàn ông biết điều", Thương Tín nói.
Diễn viên tiết lộ thêm ban đầu anh đắn đo và sợ những điều mình kể làm cho những phụ nữ từng đi qua đời anh mất hạnh phúc, hoặc mang đến không khí không vui cho gia đình họ. "Nếu có như thế thì tôi xin lỗi. Nhưng hồi ký là phải nói thật. Vì thế, nếu cuốn sách có ảnh hưởng đến một vài nhân vật thì xin hãy tha thứ cho tôi".
![]() | ![]() |
Ưu điểm: Không gian rộng rãi, phụ tùng thay thế nhiều, ít hỏng vặt, động cơ bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu. Khoảng sáng gầm xe ở mức 180mm đủ để vượt chỗ ngập khoảng nửa mét.
Nhược điểm: Không có phanh ABS, chỉ có 1 túi khí, sắp qua 20 tuổi nên chỉ còn 1 năm đăng kiểm. Xe sau 21 tuổi sẽ phải đăng kiểm 6 tháng/lần.
Hyundai Getz 1.4AT 2009
Trên thị trường ô tô cũ, mẫu Hyundai Getz trở thành hiện tượng đặc biệt khi có giá đắt hơn so với các xe khác cùng đời như KIA Morning, Hyundai i10. Cụ thể, phiên bản số tự động của Hyundai Getz 2009 đang rao bán từ 180-190 triệu đồng, trong khi cùng đời này, KIA Morning 1.0 số tự động giá từ 140-150 triệu đồng, Hyundai i10 1.2AT giá 160-170 triệu đồng, Daewoo Matiz Groove 1.0 AT giá 150 triệu đồng.
Tại Việt Nam, dù là xe hatchback cỡ B nhưng vì có giá bán tiệm cận với các mẫu xe hatchback cỡ A nên Hyundai Getz thường được xếp "chung mâm" với KIA Morning/Picanto hay Daewoo Matiz Groove cùng đời. Theo nhiều người, Hyundai Getz bản số tự động giá cao vì không có nhiều xe tồn tại và đa số là dân dùng thay vì chạy taxi nhan nhản như bản số sàn.
Ở thời điểm năm 2008-2010, Hyundai Getz đều được nhập khẩu, bán với 2 phiên bản gồm 1.1 MT có giá 16.900 USD (quy đổi khoảng 285 triệu đồng, tỷ giá 17.961 VND/1 USD) và 1.4 AT có giá 18.900 USD (quy đổi khoảng 319 triệu đồng). Đến năm 2011, mẫu xe này ngừng sản xuất và được thay thế bằng Hyundai i20.
Như vậy, sau 15 năm sử dụng, Hyundai Getz 1.4AT 2009 chỉ mất khoảng 44% giá trị so với lúc mới mua. Đây là con số quá ấn tượng bởi nếu tính vo mỗi năm mất 10% giá trị của ô tô mới mua thì thường sau 10 năm, một chiếc xe sẽ gần như hết khấu hao và giá trị thường chỉ còn khoảng 20-30% (chưa tính số tiền sửa chữa, bảo dưỡng).
Hyundai Getz 1.4AT 2009 dùng động cơ 1.4L với công suất lớn nhất 96 mã lực, mô-men xoắn 126 Nm đi kèm số tự động 4 cấp. Trang bị an toàn của xe có 2 túi khí, phanh ABS, trợ lực lái.
![]() | ![]() |
Ưu điểm: Sau 15 năm, Hyundai Getz vẫn không cho thấy cảm giác bị lỗi thời nhờ thiết kế theo phong cách châu Âu. Ngoài ra, Hyundai Getz vốn là dòng xe hatchback cỡ B nên có lợi thế về kích thước so với các mẫu xe như KIA Morning hay Chevrolet Spark cùng đời. Nhờ đó, không gian bên trong của Hyundai Getz đem lại cảm giác rộng rãi và thoải mái hơn.
Động cơ 1.4L khá mạnh so với các xe cỡ A cùng đời, xe đầm chắc nhờ hệ thống treo đánh giá tốt hơn dòng cỡ A. Chi phí bảo dưỡng, phụ tùng rẻ và dễ kiếm.
Nhược điểm: Do là dòng xe giá rẻ nên các trang bị của Hyundai Getz chỉ ở mức trung bình như đèn pha halogen, điều hòa chỉnh cơ, hệ thống giải trí CD..., cơ bản là đủ dùng nên sẽ cần nâng cấp thêm như màn hình Android. Xe có khả năng cách âm ở mức trung bình, khi di chuyển xa hoặc chạy trên đường xấu trong thời gian dài sẽ gây cho người ngồi trong cảm giác mệt mỏi do tiếng ồn.
Toyota Vios 1.5G 2014
Tháng 4/2014, Toyota Vios thế hệ thứ 3 bán ra tại thị trường Việt Nam đã khởi đầu cho chuỗi thành công kéo dài gần một thập kỷ. Suốt từ năm 2014 - 2020, Toyota Vios chưa từng một lần để các đối thủ vượt qua. Đến nay, Toyota Vios từ đời 2014 đến 2017 vẫn cực kỳ giữ giá.
Điển hình như Toyota Vios 2014 khi ra mắt có 3 phiên bản, bao gồm 1.5G (giá 612 triệu đồng) và 1.5E (giá 561 triệu đồng) sử dụng động cơ 1.5L, bản 1.3J (giá 538 triệu đồng) sử dụng động cơ 1.3L. Riêng bản 1.5G lắp hộp số tự động 4 cấp. Hai bản 1.5E và 1.5J lắp hộp số sàn 5 cấp. Đến nay, phiên bản Vios 1.5G 2014 đang có giá từ 330-360 triệu đồng, tương đương với việc mất giá trị từ 41-46% sau 10 năm.
Trong khi đó, đối thủ Honda City 1.5AT 2014 hiện đang bán từ 290-320 triệu đồng. So với lúc mới ra mắt giá 599 triệu đồng, sau 10 năm Honda City 1.5AT mất giá trị từ 46,5-51,6%. Nissan Sunny XV 2014 hiện giá khoảng 250 triệu đồng, mất giá trị 57,5% so với lúc mới mua (giá 588 triệu đồng).
![]() | ![]() |
Ưu điểm:Nhiều người dùng vẫn đánh giá thiết kế của Toyota Vios thế hệ thứ 3 vẫn là đẹp nhất trong số 4 thế hệ hiện hành. Kiểu dáng xe khá thuần mắt, nhất là cụm đầu xe là sự phá cách theo xu hướng trẻ trung, lịch sự. Hộp số tự động 4 cấp vận hành êm ái, tiết kiệm nhiên liệu với mức tiêu hao trung bình chỉ 7 lít/100km. Tổng thể nội thất gọn mắt, nhiều chi tiết tạo hình ấn tượng, gần như ít phải nâng cấp. Xe có sẵn bộ neo ghế trẻ em ở hàng ghế sau.
Nhược điểm:Dù nội thất ít điểm trừ nhưng riêng ánh sáng trên bảng điều khiển lại cho cảm giác tối, khiến cho người lái có cảm giác khó chịu trong điều kiện ban đêm. Nếu là xe nguyên bản thì màn hình DVD khá lỗi thời, sẽ cần nâng cấp. Trang bị an toàn đủ dùng, không nổi trội so với đối thủ cùng đời.
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn giá xe trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!