
- Giữa cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè, không có điều kiện lắp điều hòa, một số gia đình đã rủ nhau cùng đi nhà nghỉ tránh nóng, chia đôi tiền để tiết kiệm chi phí.“Ngủ chung” cho tiết kiệm
Không chịu nổi cái nóng, nhiều người nghĩ ra cách “ngủ chung” để tránh nóng và tiết kiệm điện. Theo đó, họ cùng nhau thuê nhà nghỉ hoặc chung phòng có điều hòa.
Thúy Hằng, trọ tại ngõ 329 Cầu Giấy, cho biết cả tuần nay chị đi ngủ nhờ phòng bên cạnh có điều hòa vì phòng chị nóng quá không chịu được.
“Phòng mình có 2 bạn nữ, phòng bên cạnh cũng 2 bạn nữ. Phòng bên cạnh đã lắp điều hòa rồi nên chúng mình rủ nhau sang ngủ chung, tiền điện thì sẽ chia đều theo đầu người, vừa tiết kiệm mà ai cũng được mát”, Hằng chia sẻ.

|
Nhiều gia đình đã phải đi nhà nghỉ liên tục suốt mấy ngày qua để tránh nóng |
Không có điều kiện để lắp điều hòa cho từng phòng, chị Thanh Hà (Mỹ Đình, Hà Nội) đành quyết định lắp điều hòa ở một phòng rồi cả nhà ngủ chung. “Bố mẹ chồng ngủ trên giường, vợ chồng mình và con gái trải chiếu trúc ngủ dưới đất. Hơi bất tiện một chút nhưng cả nhà cùng mát, chứ nắng nóng thế này không tài nào ngủ nổi”, chị Hà nói.
Các gia đình có con nhỏ cũng rủ nhau ra thuê chung nhà nghỉ để con có giấc ngủ ngon. Gia đình chị Nguyễn Tâm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm) sau giờ cơm tối lại lục đục kéo nhau ra nhà nghỉ ở gần nhà.
Chị nói: "Nhà tôi điều hòa hỏng gọi mấy hôm nay nhưng thợ điều hòa kêu bận chưa đến sửa được. Nhà cậu em chồng cũng chưa lắp điều hòa nên cả hai nhà rủ nhau đi nhà nghỉ thuê chung một phòng ngủ cho đỡ tốn tiền".
“Mùa nắng đỉnh điểm nào cũng phải ra nhà nghỉ lánh nạn mấy đêm, người lớn thì chịu được chứ trẻ con nó mọc rôm sẩy khắp người, khổ thân lắm. Cũng xót tiền nhưng biết lắm sao được. Tối hôm vừa rồi, nhà hàng xóm bên cạnh cũng không có điều hòa vì đang cảnh ở thuê đã gia đình tôi cùng thuê phòng. Số tiền sẽ chia đôi, mỗi nhà rẻ hơn được một chút”, một cư dân khác ở Đình Thôn, Mỹ Đình chia sẻ.
“Tăng ca” không cần lương
Cái nóng lên đến 40 độ C càng khủng khiếp hơn với một số gia đình khi họ sống ở những khu xảy ra tình trạng sụt điện, mất nước.
Chị Lê Hiền, trú tại một xóm trọ ở Cầu Giấy, cho biết, dãy nhà trọ cấp 4 của chị đông người nhưng đường điện yếu nên thường xuyên bị sụt điện. Về nhà nắng nóng, điện yếu quạt quay lờ đờ “như đuổi muỗi” nên ngày nào chị Hiền cũng ở lại cơ quan “lánh nạn” cho đến 8-9 giờ trời mát hơn mới về nhà.
“Nóng thế này chỉ mong ngày làm việc 24 giờ, cứ ngồi văn phòng điều hòa cho mát chứ chả thiết tha ăn uống, ngủ nghỉ gì”, chị Hiền nói.
Chị Hiền cho biết, xóm trọ của chị chủ yếu là người thu nhập thấp nên chỉ có cái quạt điện đối phó với cơn nóng. Nhiều nhà có trẻ con, nóng quá không chịu được phải kéo nhau đi công viên, siêu thị tránh nóng đến 10-11 giờ đêm mới về nhà.

|
Cư dân thu nhập thấp chỉ có quạt điện để chống chọi với cái nóng đỉnh điểm ở Hà Nội có nơi lên đến 40 độ C. |
Người thu nhập thấp, không có điều kiện lắp điều hòa thì phải chịu, một số khu dân cư do điện yếu, hay sụt điện, có điều hòa nhưng không dùng được thì càng bốc hỏa hơn. Theo chia sẻ của một cư dân ở khu Xuân Thủy, Cầu Giấy, mấy hôm nay khu vực nhà chị liên tục mất điện, sụt điện nên cả nhà chỉ dám mở 1 cái điều hòa, tắt hết điện sinh hoạt trong bóng tối mà vẫn bị sụt điện.
Không chỉ thế, khu vực Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) cũng liên tục mất điện từ hơn 6 giờ sáng đến quá trưa khiến người dân “điêu đứng” trong sinh hoạt.
Thủy Tiên (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) trú tại ngõ 145, Cổ Nhuế kể: “Em đang trong giai đoạn ôn thi nên phải thức khuya để học bài, đến 2 – 3 giờ sáng mới đi ngủ để lấy sức mai dậy ôn tiếp. Nhưng cứ tầm 6-7 giờ sáng lại mất điện, nóng bức không ngủ được. Thời tiết nóng bức em phải đắp khăn ướt, xối nước, tắm liên tục nhưng cứ tắm gội 5 phút sau người lại...khô rang”.
Kim Minh – Thúy Nga
" alt=""/>Nắng 40 độ C, dân Hà Nội rủ nhau 'ngủ chung' để tiết kiệm

 |
|
Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Đông y: TS.BS Đỗ Linh Quyên - Nguyên Trưởng khoa khám bệnh bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; TS. Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nhà máy Bách Thảo Dược. Cùng với đó là sự góp mặt của 2 nghệ sĩ khách mời: NSND Hoàng Dũng và nghệ sĩ Kim Xuyến.
Mở đầu chương trình, TS.BS Đỗ Linh Quyên chia sẻ những nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về xương khớp, các tác dụng phụ gây trữ nước, giòn xương từ các chế phẩm Tây y. Tiến sĩ cũng đánh giá cao tác dụng của các chiết xuất thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ - xương - khớp, đặc biệt là chiết xuất Saponin có trong Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Phục Cốt Linh.
 |
Sản phẩm Phục Cốt Linh. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
Đại diện nhà máy, TS. Nguyễn Hữu Thiện cho biết, Phục Cốt Linh có 100% các thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Chiết xuất Saponin từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về cơ - xương - khớp, giúp tăng cường sức khỏe của xương. Bên cạnh đó chiết xuất Saponin còn ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa ung thư, chống oxy hoá và kích thích hệ miễn dịch.
Tham gia chương trình, nghệ sĩ Kim Xuyến chia sẻ những khó khăn trong công việc khi gặp các vấn đề về xương khớp. Sau khi tìm hiểu rất nhiều sản phẩm, bà đã tin tưởng chọn Phục Cốt Linh để dùng cùng thuốc điều trị đau nhức khớp xương do thoái hóa khớp. NSND Hoàng Dũng cũng cho rằng, Phục Cốt Linh như người bạn đồng hành không thể thiếu của ông trong công việc cũng như cuộc sống.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
 |
NSND Hoàng Dũng chia sẻ những khó khăn trong công việc khi mắc bệnh xương khớp |
 |
Nghệ sĩ Kim Xuyến dùng sản phẩm Phục Cốt Linh để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp |
 |
TS.BS Đỗ Linh Quyên chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan bệnh xương khớp. |
Thúy Ngà
" alt=""/>Phục Cốt Linh sử dụng chiết xuất Saponin hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp