![]() | ![]() |
Với chiều cao 1m70 cùng lợi thế về gương mặt, Phương Oanh được nhiều khán giả yêu thích. Ở tuổi 33, cô có sự nghiệp thành công. Nhan sắc, thời trang của Phương Oanh cũng được nhiều người khen ngợi, chú ý.
![]() | ![]() |
Nổi tiếng với thân hình đồng hồ cát quyến rũ, những khi đi sự kiện, Phương Oanh thường chọn đầm hở vai, cut-out khoe đường cong cơ thể.
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên rất thích sử dụng phụ kiện mỗi khi lên đồ.
Phương Oanh trong 'Hương vị tình thân'
Thu Hà
Ảnh: FBNV
Theo thống kê của VietNamNet, trường có tỷ lệ chọi thấp nhất năm nay là Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, khi số chỉ tiêu của trường được giao (450) cao hơn gấp đôi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường (220 em). Đây cũng là năm đầu tiên trường này tuyển sinh lớp 10.
Xếp ngay sau đó là Trường THPT Minh Quang khi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 chỉ là 194, trong khi chỉ tiêu nhà trường được tuyển là 360.
Theo thống kê, có 13 trường THPT công lập ở Hà Nội vào diện gần như "chỉ cần đi thi là đỗ" khi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu của trường, gồm: THPT Nguyễn Văn Trỗi, THPT Minh Quang, THPT Tự Lập, THPT Bất Bạt, THPT Xuân Khanh, THPT Đại Mỗ, THPT THPT Đông Mỹ, THPT Nguyễn Quốc Trinh, THPT Lưu Hoàng, THPT Xuân Phương, THPT Đại Cường, THPT Bắc Lương Sơn, THPT Thượng Cát.
Các trường này hầu hết nằm ở khu vực ngoại thành của Hà Nội.
Top 13 trường THPT công lập có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 thấp nhất Hà Nội năm 2021:
![]() |
Top 13 trường THPT công lập có 'tỷ lệ chọi' thấp nhất Hà Nội năm 2021. (Các trường được bôi màu giống nhau đồng nghĩa với việc thuộc cùng khu vực tuyển sinh). |
Như vậy, các thí sinh chỉ cần làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0 thì cứ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là trúng tuyển.
Năm ngoái, cũng có một số trường trong nhóm lấy điểm chuẩn thấp hơn 25 điểm có số nguyện vọng thấp hơn chỉ tiêu như Đại Cường (233 hồ sơ/280 chỉ tiêu), Lưu Hoàng (291 hồ sơ/320 chỉ tiêu), Thượng Cát (523 hồ sơ/540 chỉ tiêu)...
Thực trạng số thí sinh đăng ký đầu vào không vượt chỉ tiêu, cũng dẫn đến chuyện mà năm ngoái từng xảy ra là thí sinh chỉ 2,5 điểm/môn cũng có thể đỗ vào lớp 10 công lập ở Hà Nội.
Năm ngoái, Trường THPT Đại Cường có mức điểm chuẩn thấp nhất chỉ là 12,5. Nếu theo cách tính điểm xét tuyển năm 2020 của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh hệ số 1), thì trung bình mỗi môn, thí sinh chỉ cần đạt 2,5 là trúng tuyển. Các trường THPT Lưu Hoàng, Minh Quang, Bất Bạt có mức điểm chuẩn 13, thí sinh cũng chỉ cần đạt 2,6 mỗi môn là trúng tuyển.
Top 15 trường THPT có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 cao nhất năm 2021
Ở chiều ngược lại, trường có tỷ lệ chọi cao nhất năm nay là THPT Yên Hòa (với tỷ lệ chọi là 2,91 lấy 1). Xếp ngay sau đó lần lượt là các trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông (2,58); THPT Nguyễn Thị Minh Khai (2,31); THPT Quang Trung - Hà Đông (2,3); THPT Nhân Chính (2,28); THPT Kim Liên (2,2); THPT Phan Đình Phùng (2,15); THPT Cầu Giấy (2,06).
Nếu xét riêng trong top 15 về tỷ lệ chọi cao, thì khu vực tuyển sinh 3 (gồm các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân) có sự cạnh tranh suất vào gay gắt nhất khi có đến 6 trường lọt top này, gồm THPT Yên Hòa, Nhân Chính, Kim Liên, Cầu Giấy, Khương Đình, Đống Đa.
Khu vực tuyển sinh có độ nóng căng thẳng không kém là khu vực 10 (gồm huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông, huyện Thanh Oai) với 3 trường lọt top này. Tuy nhiên, “sức nóng” chủ yếu đến từ các trường thuộc quận Hà Đông gồm THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Quang Trung - Hà Đông, THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông.
![]() |
Top 15 trường THPT công lập có tỷ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm 2021. (Các trường được bôi màu giống nhau đồng nghĩa với việc thuộc cùng khu vực tuyển sinh) |
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Tuy nhiên, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển.
Thanh Hùng
Ngày 23/5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 của từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022.
" alt=""/>Top 13 trường công có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 thấp nhất Hà Nội 2021Phát biểu tại lễ trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định, qua 7 lần được tổ chức, chương trình đã tiếp tục chọn được các doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc, góp phần vào phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ ATTT của Việt Nam ngày một lớn mạnh hơn, làm chủ được nhiều dòng sản phẩm hơn.
“Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận với nhau rằng, đây mới là những bước đi ban đầu. Chặng đường dài hơn, con đường làm chủ công nghệ, làm chủ sản phẩm, làm chủ thị trường ở phía trước của doanh nghiệp Việt Nam còn rất dài và nhiều khó khăn, thách thức”, Thứ trưởng lưu ý.
Chiến lược an toàn, an ninh mạng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
“Bộ TT&TT mong muốn rằng, các doanh nghiệp sẽ góp phần vào thực hiện mục tiêu này”, Thứ trưởng đề nghị.
Thứ trưởng cũng khẳng định, Bộ TT&TT cam kết sẽ luôn quan tâm, kiến tạo thị trường, tạo cầu. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho tất cả doanh nghiệp ATTT mạng thông qua chính sách thúc đẩy, hỗ trợ, các quy định bảo đảm ATTT, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, các thông tin thống kê giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận và hoạch định chiến lược phát triển thị trường của mình.
Tại sự kiện, Ban tổ chức đã trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” cho 26 sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu của 13 doanh nghiệp ATTT Việt Nam theo 4 hạng mục, cụ thể: 3 sản phẩm ATTT chất lượng cao xuất sắc; 6 sản phẩm ATTT triển vọng xuất sắc; 4 giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số và 13 dịch vụ ATTT tiêu biểu.
Bên cạnh đó, có 12 lượt doanh nghiệp Việt được trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” ở 4 hạng mục, gồm: 5 doanh nghiệp hạng mục “Top doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá ATTT mạng”; 4 doanh nghiệp hạng mục “Top doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng”; 2 doanh nghiệp hạng mục “Top doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số”; 1 doanh nghiệp hạng mục “Top doanh nghiệp Việt Nam về chống mã độc và chống tấn công mạng”.
Đại diện Ban tổ chức cho biết, kết quả “Chìa khóa vàng” năm nay cho thấy trưởng thành và đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ ATTT của các doanh nghiệp trong nước, với mức độ nội địa hóa và tự phát triển giải pháp khoa học kỹ thuật cao, hoàn toàn làm chủ công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Chương trình cũng cho thấy sự lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực ATTT, tiêu biểu như VNPT đạt “Chìa khóa vàng” cho 8 sản phẩm, dịch vụ và 2 lượt Top doanh nghiệp; Viettel có 3 sản phẩm, dịch vụ và 3 lượt Top doanh nghiệp. FPT, Bkav, CMC, HPT và SAVIS mỗi doanh nghiệp đều đạt 3 danh hiệu.
Qua chương trình “Chìa khóa vàng” năm 2022, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng cho biết, Hiệp hội có một số khuyến nghị với doanh nghiệp, đó là các sản phẩm, dịch vụ ATTT đã khẳng định trên thị trường, nên có hướng tiếp tục phát triển tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế nhằm từng bước phát triển, vươn ra thị trường quốc tế.
“Bên cạnh đó, theo quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, là chủ thể của chuyển đổi số, các doanh nghiệp an toàn thông tin nên đẩy mạnh đầu tư phát triển các dịch vụ ATTT cơ bản, chi phí hợp lý, phù hợp số đông người dùng tại Việt Nam. Các giải pháp đảm bảo ATTT cũng cần gắn với việc triển khai các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số được thuận lợi, an toàn”, ông Nguyễn Thành Hưng khuyến nghị.
" alt=""/>26 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin Việt nhận danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2022